• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Truy điệu, an táng 26 liệt sĩ hy sinh tại Lào và Campuchia    Quốc hội thảo luận Tổ về các dự án luật    Trao tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho các tập thể, cá nhân nước bạn Lào và Campuchia    Hội thảo khoa học Các nghiên cứu mới về sâm Ngọc Linh - Thành tựu và ứng dụng    [INFOGRAPHIC] Các bước lấy ý kiến về sửa đổi Hiến pháp năm 2013 trên VNeID   

Kinh tế

Nâng cao hiệu quả việc phát triển chăn nuôi trên địa bàn tỉnh

25/03/2018 13:12

Việc triển khai các mô hình chăn nuôi theo hình thức công nghiệp là hướng đi để ngành chăn nuôi phát triển và góp phần nâng cao đời sống cho người dân.

Trong sản xuất nông nghiệp, việc phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm không chỉ cung cấp nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao mà còn tạo ra nguồn hàng hóa quan trọng góp phần nâng cao thu nhập cho người dân. 

 Nhận thức được vai trò của chăn nuôi, trong những năm qua, tỉnh ta có nhiều chủ trương, chính sách phát triển chăn nuôi như tạo điều kiện cho người dân  vay vốn, hỗ trợ con giống, xây dựng các mô hình, cải tạo đàn bò bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo; tạo điều kiện cho người dân và các doanh nghiệp phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hình thức trang trại, ứng dụng nghệ cao vào sản xuất…  

Nuôi heo theo hình thức công nghiệp ở Kon Tum. Ảnh: V.N

 

Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh, mặc dù trong năm vừa qua, việc chăn nuôi gặp những bất lợi như giá gia súc, gia cầm xuống thấp tác động xấu đến việc phát triển chăn nuôi của người dân, nhưng tình hình chăn nuôi trong tỉnh vẫn có bước phát triển khá. Trong năm 2017, đàn trâu có 32.700 con, đàn bò 61.645 con, đàn heo 131.795 con, đàn gia cầm 735.929 con, đàn dê 14.947 con… Chăn nuôi giúp cho nhiều hộ gia đình có thu nhập khá và cung cấp nguồn thực phẩm quan trọng cho nhu cầu của người dân trong và ngoài tỉnh.

Trong việc phát triển chăn nuôi, việc thực hiện phương án cải tạo đàn bò địa phương có những chuyển biến tích cực. Trong năm qua, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh cử 13 người đi học lớp đào tạo dẫn tinh viên, mở 10 lớp tập huấn cho nông dân có bò cái nền tham gia Phương án cải tạo đàn bò bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo và cung cấp dụng cụ, vật tư cho các huyện, thành phố thụ tinh nhân tạo cho bò. Theo đó, các dẫn tinh viên phối giống được 723 con bò và qua đó có 115 con bê lai được ra đời. Bê lai ra đời đều khỏe mạnh, có vóc dáng cao to…được người dân đánh giá cao.  

Cũng trong việc phát triển chăn nuôi, mô hình vỗ béo bò (nuôi theo hình thức bán công nghiệp); chăn nuôi heo, dê, gà, vịt…theo hình thức trang trại ngày càng nhiều. Các mô hình này giúp dân tăng thêm thu nhập, cải thiện đời sống và làm giàu. Tuy nhiên, cũng cần nói thêm rằng, có những thời điểm đầu ra không ổn định, giá bán thấp hơn giá thành đã làm người chăn nuôi gặp khó. Việc phát triển chăn nuôi ở địa phương đang rất cần doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà máy chế biến thịt để tiêu thụ sản phẩm cho nông dân.   

Việc phòng chống bệnh tật cho gia súc, gia cầm trong thời gian qua ở tỉnh ta có những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, do tập quán chăn nuôi và hình thức chăn nuôi của người dân chủ yếu vẫn là nhỏ lẻ, nên việc phòng chống dịch bệnh gặp khó khăn. Bệnh lở mồm long móng trên gia súc, cúm gia cầm…vẫn thường xảy ra trong những thời điểm giao mùa. Mặc dù các ổ dịch xảy ra được kịp thời dập tắt, không lan ra diện rộng, nhưng ít nhiều cũng gây khó khăn và thiệt hại cho người chăn  nuôi.

Nuôi gà theo hình thức thả vườn cũng giúp người dân có thu nhập cao. Ảnh: V.N

 

Theo ông Phạm Ngọc Hiếu, để góp phần nâng cao hiệu quả việc phát triển chăn nuôi và thực hiện nhiệm vụ được giao, năm 2018, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh tổ chức, hướng dẫn triển khai thực hiện chăn nuôi an toàn sinh học và chăn nuôi Viet Gap; tiếp tục triển khai Phương án nâng cao chất lượng đàn bò bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo. Đồng thời, Chi cục xây dựng kế hoạch tổ chức tập huấn về công tác chăn nuôi cho đội ngũ cán bộ làm công tác chăn nuôi và thú y trên địa bàn tỉnh; tham mưu các sở, ngành của tỉnh khảo sát, quy hoạch vùng chăn nuôi của tỉnh.

Trong công tác phòng chống dịch bệnh, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh chú trọng công tác giám sát dịch bệnh để phát hiện, xử lý kịp thời các ổ dịch; thực hiện tốt các đợt tiêm phòng vắc xin định kỳ cho đàn gia súc, gia cầm; hướng dẫn người chăn nuôi, cơ sở chăn nuôi chủ động thực hiện vệ sinh, tiêu độc khử trùng phòng, chống dịch bệnh…

                                                                                                            Văn Nhiên

   

Các tin khác

  • Quan tâm xây dựng sản phẩm OCOP đạt chất lượng cao
  • Người dân phấn khởi vì tỷ lệ sâm Ngọc Linh nảy mầm cao
  • Sự chuyển dịch tích cực của thị trường lao động
  • Nghị quyết 68 và bước đột phá tư duy phát triển kinh tế tư nhân
  • Đề xuất phương án đầu tư dự án xây dựng tuyến đường cao tốc Quảng Ngãi - Kon Tum khoảng 44.355 tỷ đồng
  • Đưa công nghệ bay vào sản xuất nông nghiệp
  • Tập huấn kỹ năng bán hàng, khởi nghiệp
  • Hoàn thành đầu tư xây dựng kè chống sạt lở Đăk Snghé
  • Nâng cao giá trị trái cây qua chế biến
  • Lan tỏa phong trào khởi nghiệp trong thanh niên người DTTS
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Để đào tạo lớp người mới phát triển toàn diện
  • Đổi thay từ sức trẻ
  • Quan tâm xây dựng sản phẩm OCOP đạt chất lượng cao
  • [INFOGRAPHIC] Cả nước có hơn 26.000 hội viên Hội Nhà báo
  • Thông cáo báo chí số 11, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
  • Ủy ban An toàn giao thông tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai nhiệm vụ quý II/2025
  • Bộ đội Biên phòng tỉnh tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW
  • Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tổ chức Hội nghị lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Chùm ảnh: Người sưu tầm đồ cổ ở Kon Tum
  • Bếp cơm ấm áp tình người
  • Sức hấp dẫn ở thiên đường du lịch Măng Đen
  • Chùm ảnh: Vẻ đẹp mỹ miều của hoạ tiết hoa văn trên cánh đồng mùa gặt

Đất & Người Kon Tum

  • Kỹ nghệ chỉnh âm cồng chiêng của người Xơ Đăng
  • Thời gian qua, dù xã hội có nhiều thay đổi, nhưng cộng đồng người Xơ Đăng trên địa bàn tỉnh vẫn luôn nỗ lực bảo tồn và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, đặc biệt là kỹ thuật chỉnh âm cồng chiêng. Không cầu kỳ, không phô trương, kỹ nghệ này vẫn được người Xơ Đăng nỗ lực gìn giữ, bảo tồn qua các thế hệ.
  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Đâu chỉ là máu xương
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by