• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Truy điệu, an táng 26 liệt sĩ hy sinh tại Lào và Campuchia    Quốc hội thảo luận Tổ về các dự án luật    Trao tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho các tập thể, cá nhân nước bạn Lào và Campuchia    Hội thảo khoa học Các nghiên cứu mới về sâm Ngọc Linh - Thành tựu và ứng dụng    [INFOGRAPHIC] Các bước lấy ý kiến về sửa đổi Hiến pháp năm 2013 trên VNeID   

Kinh tế

Đăk Hà: Đẩy mạnh tái canh cây cà phê

30/03/2018 07:00

​Cà phê là loại cây trồng chủ lực của huyện Đăk Hà, là nguồn thu chính của người dân trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, mấy năm trở lại đây, nhiều diện tích đã già cỗi, năng suất thấp nên việc đẩy mạnh tái canh cà phê được xem là hướng đi giúp nâng cao hiệu quả kinh tế cho người dân…

Từ năm 2015, huyện Đăk Hà bắt đầu thực hiện lộ trình tái canh cây cà phê, nhưng 2 năm đầu, người dân và các công ty cà phê còn khá dè dặt trong việc triển khai thực hiện. Đến năm 2017, phong trào tái canh cây cà phê mới thực sự mạnh mẽ.

Năm 2015, các công ty cà phê đứng chân trên địa bàn mới nhổ bỏ, tái canh được 20,82ha, các hộ dân trên địa bàn huyện cũng tái canh được 13,46ha; năm 2016, toàn huyện cũng chỉ tái canh được 24,82ha. Nhưng đến năm 2017, toàn huyện tái canh được 152ha; trong đó, các công ty cà phê tái canh được 84,3ha (nhưng thực diện tích cũng do người dân thực hiện bởi các công ty đã giao khoán cho người dân), các hộ dân tái canh được 67,7ha. Điều này cho thấy, người dân trên địa bàn huyện đang ngày càng mạnh dạn trong việc tái canh cà phê.

Nông dân Đăk Hà đã mạnh dạn hơn trong việc tái canh cà phê. Ảnh: T.H

 

Nhà ông Phạm Như Trại (thôn Đăk Lộc, xã Đăk Ngọk) có 2.500 cây cà phê trồng cách đây đã 25 năm nên năng suất thấp, chất lượng quả cũng không cao. Năm 2016, ông mạnh dạn nhổ đi trồng lại thử 200 cây cà phê. Thấy cây cà phê tái canh phát triển tốt, vụ vừa qua, sau khi thu hoạch xong, ông đã quyết định phá bỏ toàn bộ vườn cây già cỗi để trồng mới. Hiện nay, ông đang trồng bắp để cải tạo đất, đợi sang tháng 6 mưa nhiều sẽ tiến hành trồng.

Ông Trại chia sẻ: Vườn cà phê trước đây của nhà tôi trồng là giống cũ nên quả nhỏ, thưa quả, lại già cỗi năng suất thấp. Lần tái canh này, tôi đầu tư toàn bộ giống mới. Giống cà phê hiện nay rất nhanh cho thu hoạch, trồng 2 năm là đã thu bói, sang năm thứ 3 năng suất đã tương đối ổn định nên không phải lo nhiều về hậu tái canh.

Cũng như ông Phạm Như Trại, sau khi cân nhắc kỹ về những thiệt hơn của việc tái canh, ông Trần Phương Bắc (thôn 3, xã Hà Mòn) cũng đã quyết định phá bỏ vườn cà phê hơn 1.000 cây của gia đình để trồng mới. “Phá bỏ vườn cà phê cũ để trồng mới tuy kinh tế gia đình sẽ khó khăn mất khoảng 2 năm vì không có nguồn thu, lại phải bỏ vốn đầu tư ban đầu tương đối lớn, nhưng đổi lại sau đó năng suất cà phê sẽ cao hơn nhiều so với việc giữ lại vườn cây cũ. Chính vì vậy, dù có chút đắn đo, nhưng tôi vẫn không cảm thấy tiếc nuối khi phá bỏ vườn cây cũ, thôi thì khó một giai đoạn ngắn để thu lợi ích lâu dài cũng đáng” – ông Bắc tính toán.

Trên vườn cà phê mới được chặt, ông Trại đang tiến hành trồng bắp để cải tạo đất. Ảnh: T.H

 

Ông Nguyễn Văn Hậu – Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện cho biết: Huyện xác định cà phê là cây trồng chủ lực nên để nâng cao năng suất, chất lượng, góp phần xây dựng thương hiệu cà phê Đăk Hà, việc đẩy mạnh tái canh những vườn cà phê già cỗi là nhiệm vụ rất quan trọng. Do đó, huyện đã tích cực tuyên truyền, vận động người dân, các doanh nghiệp mạnh dạn tái canh, trẻ hoá vườn cây, đồng thời đẩy mạnh sản xuất cà phê bền vững, cà phê sạch nhằm đảm bảo lợi ích lâu dài, hạn chế những tác động đối với môi trường. Với sự hỗ trợ của ngành Nông nghiệp về mặt khoa học kỹ thuật, cùng với sự hỗ trợ về vốn của một số chương trình, dự án; hiện nay, nông dân trên địa bàn huyện đã hào hứng với việc tái canh.

Theo lộ trình từ năm 2018 – 2020, các hộ dân, doanh nghiệp đã đăng ký tái canh 793,46ha cà phê. Trong đó, diện tích tái canh thuộc các công ty cà phê quản lý là 493,46ha, của các hộ dân là 300ha. Phần lớn diện tích cà phê cần tái canh tập trung tại một số địa phương như: thị trấn Đăk Hà, xã Hà Mòn, Đăk Ui, Đăk Mar, Đăk Long, Đăk Ngọk.

Để thực hiện được mục tiêu này, cùng với việc vận động nhân dân tích cực thực hiện, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh sẽ tiếp tục xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất cà phê bền vững để người dân học tập; hỗ trợ nông dân về mặt kỹ thuật. Bên cạnh đó, huyện sẽ cung cấp các địa chỉ cung ứng cây giống tin cậy để người dân mua giống cây đảm bảo...

Nếu như cách đây vài năm, câu chuyện tái canh cây cà phê tưởng chừng như là việc làm rất khó ở Đăk Hà, thì bây giờ đã không còn là nỗi lo của các cấp, các ngành trên địa bàn huyện. Với sự quyết tâm của nông dân, những vườn cà phê già cỗi của Đăk Hà đã và đang dần được thay thế bằng những vườn cà phê trẻ, giống mới, năng suất cao, từ đó, giúp mang lại thu nhập ngày càng cao cho người dân trên địa bàn.

Thuỳ Hương

   

Các tin khác

  • Quan tâm xây dựng sản phẩm OCOP đạt chất lượng cao
  • Người dân phấn khởi vì tỷ lệ sâm Ngọc Linh nảy mầm cao
  • Sự chuyển dịch tích cực của thị trường lao động
  • Nghị quyết 68 và bước đột phá tư duy phát triển kinh tế tư nhân
  • Đề xuất phương án đầu tư dự án xây dựng tuyến đường cao tốc Quảng Ngãi - Kon Tum khoảng 44.355 tỷ đồng
  • Đưa công nghệ bay vào sản xuất nông nghiệp
  • Tập huấn kỹ năng bán hàng, khởi nghiệp
  • Hoàn thành đầu tư xây dựng kè chống sạt lở Đăk Snghé
  • Nâng cao giá trị trái cây qua chế biến
  • Lan tỏa phong trào khởi nghiệp trong thanh niên người DTTS
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Để đào tạo lớp người mới phát triển toàn diện
  • Đổi thay từ sức trẻ
  • Quan tâm xây dựng sản phẩm OCOP đạt chất lượng cao
  • [INFOGRAPHIC] Cả nước có hơn 26.000 hội viên Hội Nhà báo
  • Thông cáo báo chí số 11, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
  • Ủy ban An toàn giao thông tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai nhiệm vụ quý II/2025
  • Bộ đội Biên phòng tỉnh tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW
  • Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tổ chức Hội nghị lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Chùm ảnh: Người sưu tầm đồ cổ ở Kon Tum
  • Bếp cơm ấm áp tình người
  • Sức hấp dẫn ở thiên đường du lịch Măng Đen
  • Chùm ảnh: Vẻ đẹp mỹ miều của hoạ tiết hoa văn trên cánh đồng mùa gặt

Đất & Người Kon Tum

  • Kỹ nghệ chỉnh âm cồng chiêng của người Xơ Đăng
  • Thời gian qua, dù xã hội có nhiều thay đổi, nhưng cộng đồng người Xơ Đăng trên địa bàn tỉnh vẫn luôn nỗ lực bảo tồn và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, đặc biệt là kỹ thuật chỉnh âm cồng chiêng. Không cầu kỳ, không phô trương, kỹ nghệ này vẫn được người Xơ Đăng nỗ lực gìn giữ, bảo tồn qua các thế hệ.
  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Đâu chỉ là máu xương
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by