Để góp phần đưa các mặt hàng Việt Nam có chất lượng đến tay người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh, thời gian qua Sở Công thương phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan lựa chọn xây dựng một số điểm bán hàng với tên gọi “Tự hào hàng Việt Nam”. Bước đầu mô hình này đã cho thấy hiệu quả khi hình thành kênh phân phối hàng Việt uy tín và có tác động tích cực đến thói quen mua sắm của người tiêu dùng...
Vào vụ thu hoạch, người trồng mỳ trên địa bàn huyện Sa Thầy lại thấp thỏm lo âu trước tình trạng các nhà máy thu mua mỳ trừ tạp chất (bằng cảm quan) quá cao.
Thời gian qua, giá cả một số loại vật liệu xây dựng, đặc biệt là thép và cát liên tục biến động. Điều này đã có tác động không nhỏ tới chi phí xây dựng các công trình khiến nhiều hộ dân, doanh nghiệp xây dựng gặp không ít khó khăn.
Ngày 30/10, UBND tỉnh ban hành hành văn bản 2915/UBND-KGVX thống nhất cho UBND huyện Tu Mơ Rông sử dụng tên địa danh “Tu Mơ Rông” để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận sản phẩm, hàng hóa theo quy định hiện hành.
Năm 2018, xã Đăk Môn được lựa chọn là xã đầu tiên “về đích” trong lộ trình xây dựng nông thôn mới của huyện Đăk Glei. Đến nay, qua rà soát xã đã đạt được 12/19 tiêu chí và đang nỗ lực tháo gỡ những khó khăn để có thể “về đích” đúng lộ trình.
Trong gần 1.000 loài thực vật được sử dụng làm thuốc ở khu vực Tây Nguyên, thì riêng địa bàn tỉnh Kon Tum có tới 853 loài mà nổi bật nhất là sâm Ngọc Linh, hồng đẳng sâm, lan kim tuyến, ngũ vị tử… Tỉnh Kon Tum xác định phát triển cây dược liệu thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, đưa Kon Tum trở thành vùng dược liệu trọng điểm của khu vực và cả nước.
Mặc dù lâm phần trải rộng trên địa bàn các xã Đăk Psi, Đăk Ui, Ngọc Réo, Ngọc Wang (Đăk Hà), Ngọc Yêu (Tu Mơ Rông), Đăk Kôi, Đăk Tờ Re (Kon Rẫy), Đăk Tăng (Kon Plông), nhưng bằng việc tăng cường giao khoán rừng cho cộng đồng, Ban Quản lý rừng phòng hộ Đăk Hà ngày càng quản lý bảo vệ có hiệu quả tài nguyên rừng.
Cùng với cả nước thi đua chung sức xây dựng nông thôn mới, các ngành, các địa phương trong tỉnh xây dựng kế hoạch, đẩy mạnh công tác tuyên truyền và vận động người dân tham gia xây dựng nông thôn mới. Việc xây dựng nông thôn mới đi vào thực chất, nhất là sản xuất gắn với tái cơ cấu nông nghiệp ở địa phương.
Triển khai Đề án trồng cà phê xứ lạnh của tỉnh, huyện Đăk Glei có 6 xã được hỗ trợ gồm: Đăk Man, Đăk Blô, Đăk Choong, Xốp, Mường Hoong, Ngọc Linh. Sau 4 năm triển khai thực hiện (2014-2017), cây cà phê xứ lạnh được đánh giá phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng và tập quán canh tác của người dân nơi đây, một số diện tích đã cho thu hoạch đạt năng suất khá cao.
Đề án Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 176/QĐ-TTg ngày 29/1/2010. Theo đó, Nhà nước chủ trương khuyến khích ngành Nông nghiệp tập trung phát triển các sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao, phát triển doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và xây dựng vùng nông nghiệp công nghệ cao.
Nằm ở vị trí “vàng” tại ngã ba Đông Dương, có cửa khẩu quốc tế với Lào, Campuchia, Cửa khẩu quốc tế Bờ Y nằm trong đề án chiến lược “Ba quốc gia - một điểm đến” và cũng là trung tâm trong tam giác phát triển của ba nước Đông Dương. Khu kinh tế Cửa khẩu Quốc tế Bờ Y được kỳ vọng là điểm nhấn trong chiến lược liên kết phát triển giữa các nước ASEAN với tiểu vùng sông Mekong.
Phát triển vật liệu xây không nung, chấm dứt sản xuất gạch xây đất sét nung bằng lò thủ công là một chủ trương đúng đắn của tỉnh nhằm mục tiêu phục vụ phát triển bền vững. Tuy nhiên, thực tế triển khai lại đang gặp phải không ít khó khăn, vướng mắc, đòi hỏi những giải pháp mang tính đột phá trong thời gian tới...
Ngày 27/10, Trung tâm Khảo nghiệm giống, sản phẩm cây trồng Tây Nguyên phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kon Tum tổ chức hội thảo đầu bờ đánh giá mô hình sản xuất thử nghiệm giống lúa chất lượng cao LH12 tại xã Đăk La, huyện Đăk Hà.
Nghị định số 94 ngày 12/11/2012 của Chính phủ về sản xuất, kinh doanh rượu quy định, rượu thuộc nhóm hàng hóa nhà nước hạn chế kinh doanh; tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm rượu phải có giấy phép. Quy định là vậy, nhưng trên thực tế, việc hoạt động sản xuất rượu thủ công trên địa bàn tỉnh hầu như đều không có phép, không nhãn mác, không kiểm định chất lượng...
Khi cuộc sống trở nên bận rộn; khi người người, nhà nhà lo lắng với vấn nạn thực phẩm bẩn thì thực phẩm nhà làm (nói theo kiểu Tây hóa của ngôn ngữ mạng là thực phẩm hand make (làm thủ công, tự làm bằng tay)) đã lên ngôi.
Tình trạng hàng giả, hàng nhái đã và đang trở thành một vấn nạn khiến các cơ quan quản lý đau đầu, người tiêu dùng gặp khó trong việc lựa chọn hàng hoá. Việc sử dụng các công nghệ hỗ trợ hiện đại được xem như một cứu cánh giúp người tiêu dùng phân biệt hàng thật, hàng giả thì lại đang tồn tại nhiều bất cập.
Để góp phần bảo vệ và phát triển rừng bền vững, những năm gần đây, UBND huyện Sa Thầy phối hợp với các chủ rừng và một số đơn vị tạo sinh kế cho người dân và cộng đồng bảo vệ rừng.
Trong khi các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh sâm Ngọc Linh còn trong giai đoạn mở rộng vườn sâm, chưa đưa sâm ra thị trường thì ở huyện Tu Mơ Rông, Đăk Tô… “sâm Ngọc Linh” lại bày bán nhan nhản. Trước vấn nạn sâm giả, việc bảo vệ thương hiệu sâm Ngọc Linh là vấn đề cấp thiết cần được coi trọng.
Tối 23/10, tại Bến xe Đăk Hà, Trung tâm Khuyến công - Xúc tiến thương mại, Tư vấn công nghiệp tỉnh phối hợp với Phòng Kinh tế hạ tầng huyện Đăk Hà tổ chức khai mạc phiên chợ hàng Việt.
Trước những yêu cầu đặt ra trong công tác quản lý các công trình nước sạch nông thôn, UBND tỉnh chỉ đạo UBND các huyện, thành phố và các sở, ngành tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng bền vững công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung.
Thời gian qua, dù xã hội có nhiều thay đổi, nhưng cộng đồng người Xơ Đăng trên địa bàn tỉnh vẫn luôn nỗ lực bảo tồn và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, đặc biệt là kỹ thuật chỉnh âm cồng chiêng. Không cầu kỳ, không phô trương, kỹ nghệ này vẫn được người Xơ Đăng nỗ lực gìn giữ, bảo tồn qua các thế hệ.