Không thuộc diện xã điểm, không trông chờ nhiều vào nguồn vốn đầu tư, trong những năm qua, Đảng ủy, UBND xã Kroong (thành phố Kon Tum) mở hướng đột phá trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để giúp dân nâng cao đời sống, thực hiện có hiệu quả Chương trình xây dựng nông thôn mới.
Hàng nghìn lượt hộ nghèo đã vươn lên thoát nghèo từ nguồn vốn vay, từ sự quan tâm, hỗ trợ của chính quyền địa phương. Đó là kết quả đáng mừng 12 năm qua huyện Tu Mơ Rông đã làm được trong công cuộc giảm nghèo ở địa phương…
Nhờ thiên thời, địa lợi, nhiều thành viên trong Tổ hợp tác Chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản thôn Đăk Lợi, xã Đăk Ngọk (huyện Đăk Hà) nuôi cá có thu nhập ổn định và khá giả.
Chuẩn bị cho mùa thu hái cà phê đã cận kề, UBND huyện Đăk Hà xây dựng đơn giá nhân công thu hái cà phê năm 2017 để người sử dụng lao động tham khảo, với mục tiêu góp phần điều tiết hợp lý lao động, đảm bảo hài hòa lợi ích của người lao động và người sử dụng lao động...
Chỉ còn chưa đầy một tháng nữa, người trồng cà phê trên địa bàn tỉnh sẽ bước vào vụ thu hoạch mới, niên vụ 2017 - 2018. Hiện tại, giá cà phê trên thị trường đang ở ngưỡng khá cao nên hầu hết nông dân đều khấp khởi hy vọng một mùa cà phê thắng lợi.
Nằm trong khuôn khổ chương trình xúc tiến thương mại năm 2017, tối 14/10, tại sân vận động huyện Kon Rẫy, Trung tâm Khuyến công - Xúc tiến thương mại, Tư vấn công nghiệp tỉnh phối hợp với Phòng Kinh tế hạ tầng huyện Kon Rẫy tổ chức khai mạc phiên chợ hàng Việt.
Thực hiện chủ trương của Chính phủ về trồng rừng thay thế, trong những năm gần đây, tỉnh chỉ đạo các công ty lâm nghiệp, ban quản lý rừng phòng hộ, Vườn Quốc gia Chư Mom Ray đẩy mạnh trồng rừng thay thế. Việc trồng rừng thay thế, bên cạnh lợi ích về kinh tế, còn góp phần thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai.
Trong những năm qua, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý thuế ở Cục Thuế Kon Tum được đặc biệt chú trọng và đang phát huy hiệu quả rõ rệt, từ đó góp phần nâng cao năng lực quản lý, điều hành và đảm bảo phục vụ người nộp thuế tốt hơn...
Hội chợ Công thương khu vực Tây Nguyên là một trong những hoạt động xúc tiến thương mại quan trọng của tỉnh ta trong năm 2017. Đây là cơ hội cho doanh nghiệp đưa sản phẩm tới tay người tiêu dùng, tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường; còn người tiêu dùng có thêm cơ hội mua sắm, tiếp cận với những sản phẩm mới, có chất lượng.
Năm 2017 là năm chạy đà để tăng tốc hoạt động khởi nghiệp. Khởi nghiệp để làm giàu cho bản thân và đóng góp của cải vật chất cho xã hội; để đất nước phồn vinh, nhân dân no ấm. Xu hướng hình thành quốc gia khởi nghiệp đang bắt đầu. Vì thế, doanh nghiệp cần nâng cao trình độ quản trị để tạo ra năng lực cạnh tranh mới.
Cùng với nhiều địa phương trong tỉnh, những năm qua, huyện Đăk Tô giao đất, giao rừng cho nhiều hộ gia đình và cộng đồng. Việc giao đất giao rừng này đang phát huy hiệu quả và cần giữ ổn định lâu dài.
Vụ cá chết bất thường tại lòng hồ thủy điện Plei Krông, huyện Đăk Hà trong tháng 7 vừa qua đã làm 5 hộ nuôi cá lồng bè nơi đây thiệt hại trên 70 tấn cá, tương đương gần 2,4 tỷ đồng. Vượt qua những khó khăn ban đầu, cùng với sự quan tâm, hỗ trợ của chính quyền địa phương, đến nay, các hộ dân đã tiến hành thả cá giống, tái đàn trở lại để tiếp tục sản xuất.
Tính hết tháng 8 vừa qua, tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh đã đạt trên 1.300 tỷ đồng, bằng hơn 111% so với cùng kỳ năm ngoái. Cục Thuế tỉnh đang thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp phấn đấu hoàn thành vượt mức dự toán thu ngân sách được giao trong năm nay.
Ngày 6/10, Báo Kon Tum online có bài "Thương lái lùng mua cau non - hiện tượng lạ hiếm gặp". Bài viết phản ánh hiện tượng nhiều thương lái từ tỉnh Gia Lai đã đến một số địa bàn huyện ở tỉnh Kon Tum để thu mua cau non với giá cao ngất ngưởng- từ 18.000 đ tới 24.000 đ/kg.
Chiều 6/10, tại Quảng trường 16/3 thành phố Kon Tum, Hội chợ Công thương khu vực Tây Nguyên, Kon Tum 2017 do Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công thương) phối hợp với Sở Công thương Kon Tum tổ chức đã chính thức khai mạc.
Sáng 6/10, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Kon Tum (Agribank Kon Tum) ký kết hợp đồng tín dụng cho Dự án Nhà máy xử lý và tái chế rác thải Kon Tum do Công ty TNHH Song Nguyên Kon Tum làm chủ đầu tư.
Dù không biết cau non có công dụng gì đặc biệt, nhưng gần đây trên địa bàn tỉnh xuất hiện tình trạng thương lái săn lùng để mua rồi xuất bán sang Trung Quốc.
Sáng 4/10, với sự chứng kiến của đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND xã Đăk Ruồng (huyện Kon Rẫy) đã tiếp nhận bàn giao mốc giới hành lang bảo vệ hồ chứa và mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ đập thủy điện Đăk Bla 1 từ Công ty TNHH Trung Việt.
Trở lại xã Đăk Ngọk (huyện Đăk Hà), đi một vòng qua các thôn, chúng tôi nhìn thấy nhiều con đường bê tông xi măng đi qua các khu dân cư đông đúc; gần đó, những vườn cà phê trĩu quả, vườn cây ăn quả xen kẽ với những cánh đồng lúa nước xanh tươi... báo hiệu về một cuộc sống mới ấm no đang dần hiện hữu ở nơi này.
Sau thời gian tăng chóng mặt, từ cuối tháng 8, giá cát xây dựng bất ngờ chững lại và bắt đầu giảm sâu. Nhiều chủ bãi đứng ngồi không yên vì lượng cát tiêu thụ nhỏ giọt với giá thấp hơn nhiều. Câu hỏi đặt ra là vì sao giá cát xây dựng “nhảy múa” như vậy...?
Đã bước sang tuổi 80, nhưng ông A Khunh (dân tộc Xơ Đăng) ở thôn Đăk Niêng, xã Măng Bút, huyện Kon Plông vẫn miệt mài đan lát, rèn dao, làm nỏ, gìn giữ những nghề truyền thống. Bằng đôi tay khéo léo và tấm lòng son sắt, ông không chỉ lưu giữ giá trị bản sắc văn hóa dân tộc mà còn âm thầm truyền “lửa” cho thế hệ trẻ.