Thời điểm này, các nhà máy chế biến tinh bột sắn trên địa bàn tỉnh đều đã bước vào vụ sản xuất mới và nông dân bắt đầu thu hoạch mì. Tuy nhiên, hiện tại giá mì trên thị trường vẫn duy trì ở mức khá thấp khiến người trồng mì tiếp tục gặp khó khăn.
Tết Trung thu đã cận kề, thời điểm này sức tiêu thụ các mặt hàng đồ chơi dành cho trẻ em tăng cao. Tuy nhiên, trên thị trường, hàng Việt dường như vẫn tỏ ra lép vế cả về chủng loại, mẫu mã lẫn sức mua trước các mặt hàng đồ chơi Trung Quốc
Được triển khai đấu giá quyền sử dụng đất từ tháng 12/2014, với hạ tầng được đầu tư đồng bộ, vị trí đẹp, Dự án Khu đô thị phía nam cầu Đăk Bla dần thu hút sự quan tâm của đông đảo khách hàng. Tuy nhiên, để đạt mục tiêu đề ra, vẫn cần có những “cú hích” mạnh mẽ...
Để đón đầu làn sóng đầu tư của doanh nghiệp, Kon Plông đang cố gắng tạo quỹ đất sạch, mở cơ chế ưu đãi để thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao. Không chỉ địa phương, mà các ngân hàng trên địa bàn tỉnh cũng chớp thời cơ đẩy vốn cho các dự án nông nghiệp công nghệ cao...
Với mong muốn các doanh nghiệp tiếp cận công nghệ mới, nâng cao ý thức trách nhiệm trong sử dụng tài nguyên hợp lý, kiểm soát ô nhiễm môi trường, ngành chức năng đã triển khai nhiều hoạt động định hướng, hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện sản xuất sạch hơn trong công nghiệp. Từ đó, các doanh nghiệp đã có nhận thức đúng và bước đầu một số đơn vị đã triển khai ứng dụng quy trình này.
Mặc dù đã ngừng khai thác hơn 5 năm nay, nhưng những hệ lụy từ việc khai thác vàng của Công ty TNHH Kim Sơn Thủy tại sông Đăk Mỹ thuộc địa bàn xã Đăk Pét (huyện Đăk Glei) để lại là không hề nhỏ. Hai bên bờ sông sạt lở, lòng sông bị bồi lấp, dòng chảy thay đổi; con tôm, con cá không còn như xưa; ruộng nương màu mỡ nằm hai bên bờ sông bị sỏi đá bồi lấp; đời sống, sinh hoạt của người dân tại hai thôn Đăk Đoát và Peng Sang Peng bị ảnh hưởng…
Công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực chủ lực, ngành mũi nhọn trong hoạt động sản xuất công nghiệp của tỉnh. Vượt qua những khó khăn, ngành này đang có những bước đi vững chắc, phát huy tốt vai trò đầu tàu kéo công nghiệp cả tỉnh đi lên.
Được sự kết nối của UBND huyện Kon Rẫy, Công ty CP Dược liệu và Thực phẩm Măng Đen đã ký kết hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cây bắp làm thức ăn cho gia súc với 17 hộ dân tại 2 xã: Đăk Tờ Lung và Tân Lập. Qua gần ba tháng triển khai trồng thí điểm, đến nay, Công ty tiến hành thu mua và bước đầu mô hình này đã đem lại tín hiệu vui cho bà con nơi đây.
Tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, vụ đông xuân 2017 - 2018, tỉnh sẽ hỗ trợ xây dựng mô hình điểm và nhân rộng mô hình trồng mỳ trên diện tích lúa thiếu nước, kém hiệu quả với tổng diện tích 222,3ha.
Ngày 6/12/2016, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1478/QĐ-UBND về việc phê duyệt kế hoạch xây dựng cánh đồng lớn với các sản phẩm hàng hóa có lợi thế trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-2025. Mục tiêu của việc xây dựng và phát triển cánh đồng lớn nhằm chuyển nhanh nông nghiệp sang sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn, tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả...
Dấu ấn đậm nét trong công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi trong thời gian qua là thực hiện có hiệu quả Cuộc vận động “Tuổi trẻ Kon Tum chung sức xây dựng nông thôn mới”. Với sự tham gia của đông đảo đoàn viên thanh niên, Cuộc vận động góp phần thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội ở nông thôn, thúc đẩy các xã vùng khó khăn phát triển.
Mặc dù quản lý trên 56.000ha rừng và đất lâm nghiệp trải dài trên địa bàn nhiều xã, giáp ranh với nhiều huyện trong và ngoài tỉnh, nhưng đồng hành với người dân thông qua chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Kon Plông ngày càng bảo vệ có hiệu quả tài nguyên rừng.
Kon Plông là địa phương có nhiều rừng. Ý thức được rừng là nguồn mạch của sự sống, trong những năm qua, nhiều cá nhân, cộng đồng và đơn vị được nhà nước giao quản lý bảo vệ rừng đã có nhiều nỗ lực trong việc bảo vệ và phát triển rừng.
Ngoài giá củ nghệ trong những năm gần đây ổn định, có lợi cho người trồng, Kon Tum còn có đề tài xây dựng mô hình trồng thử nghiệm một số giống nghệ tại tỉnh (dự án khoa học và công nghệ cấp tỉnh năm 2016) do Viện Hóa học (Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam) chủ trì. Cây nghệ đang có cơ hội mở ra hướng đi ở địa phương.
Dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Huyện ủy, UBND huyện Kon Rẫy, Đảng ủy-UBND xã Đăk Tơ Lung tạo thế đi lên cho người dân trong xây dựng nông thôn mới. Nông thôn xã Đăk Tơ Lung đang có những chuyển biến tích cực, đời sống người dân ngày một nâng lên.
Ngày 31/8/2017, Sở NN&PTNT tổ chức họp báo, thông tin về kết quả chuyển đổi một số diện tích rừng thông trồng tại huyện Kon Plông sang trồng các loại cây công nghiệp có giá trị và phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, trong đó có cây mắc ca. Chủ trương chuyển đổi trên của tỉnh đã tạo cơ hội cho cây mắc ca bén rễ và phát triển quy mô trên vùng đất cao nguyên này.
Thực hiện chủ trương của UBND tỉnh và UBND thành phố Kon Tum, các xưởng chế biến gỗ và lâm sản của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố nằm ngoài mạng lưới quy hoạch buộc dừng hoạt động và có phương án di dời vào vị trí quy hoạch. Trước yêu cầu đặt ra, chúng tôi đã gặp gỡ các cơ quan chức năng để làm rõ vấn đề đang được các doanh nghiệp trên quan tâm.
Cùng với sự gia tăng về số lượng xe máy, thị trường phụ tùng xe gắn máy hiện cũng hết sức đa dạng để đáp ứng nhu cầu của người dân. Bên cạnh các loại phụ tùng chính hãng, tình trạng kinh doanh phụ tùng xe gắn máy giả đang trở thành vấn đề khó kiểm soát khiến người tiêu dùng bất an.
Mấy năm trở lại đây, đồng bào DTTS ở xã Đăk Trăm (huyện Đăk Tô) đã từng bước tiếp cận và phát triển cây cà phê vối. Với hiệu quả kinh tế mang lại vượt trội so với nhiều loại cây trồng truyền thống, cây cà phê đang mở ra hướng thoát nghèo cho nông dân ở địa phương.
Đã bước sang tuổi 80, nhưng ông A Khunh (dân tộc Xơ Đăng) ở thôn Đăk Niêng, xã Măng Bút, huyện Kon Plông vẫn miệt mài đan lát, rèn dao, làm nỏ, gìn giữ những nghề truyền thống. Bằng đôi tay khéo léo và tấm lòng son sắt, ông không chỉ lưu giữ giá trị bản sắc văn hóa dân tộc mà còn âm thầm truyền “lửa” cho thế hệ trẻ.