• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
THƯ TÒA SOẠN    Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh    [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới    SỨC MẠNH CỦA ĐOÀN KẾT    Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy kiểm tra vận hành thử nghiệm bộ máy chính quyền cấp xã tại thành phố Kon Tum   

Kinh tế

Đèn xông tinh dầu – Cân nhắc trước khi sử dụng

17/11/2017 07:08

Hiện nay, đèn xông tinh dầu ngày càng được nhiều gia đình sử dụng, vừa giúp tạo hương thơm thư giãn, thoải mái; lại có thể xua đuổi muỗi, gián và các loại côn trùng cực kỳ hiệu quả. Nhưng chất lượng của các loại tinh dầu này thế nào? Khi sử dụng lâu dài có ảnh hưởng đến sức khỏe hay không?...

“Ma trận” hương tinh dầu

Không cần ra cửa hàng hay siêu thị chỉ cần có phương tiện kết nối internet rồi gõ vào google sẽ hiện ra vô số các website bán đèn xông tinh dầu, tha hồ lựa chọn chủng loại, mẫu mã đèn và tinh dầu.

Về đèn xông tinh dầu, chủng loại thì có: Đèn pha lê, đèn thủy tinh, đèn sứ, đèn gỗ, đèn cảm ứng, đèn cầy… với đủ kiểu dáng: to, nhỏ, dài, ngắn, tròn, dẹp… Màu sắc thì “miễn bàn”, không thiếu màu nào. Vì vậy mà người mua như đứng trước một “ma trận”, phân vân không biết nên chọn loại nào.

Hương tinh dầu lại càng khó chọn vì có tới hơn 30 loại; trong đó, phổ biến là tinh dầu sả, cam, chanh, bưởi, bạc hà, tràm, quế, oải hương, hoa hồng, hoa nhài, trầm, ngọc lan tây…

Về xuất xứ của tinh dầu thì đa phần của Ấn Độ, Việt Nam, Singapore, Indonesia, Thái Lan, Pháp, Úc... và lẽ dĩ nhiên có cả Trung Quốc. Giá cả cũng cực kỳ “đa dạng”, cùng một loại hương nhưng giá có thể khác nhau một trời một vực. Lý do người bán đưa ra là dù cùng một loại, nhưng nếu hương tinh dầu tự nhiên 100% nhập khẩu từ Châu Âu sẽ cao hơn rất nhiều so với loại có nguồn gốc Việt Nam hoặc Trung Quốc, Thái Lan.

Tình cờ tôi biết đến loại đèn này từ một đồng nghiệp. Anh sắp về nhà mới nên mua để xông cho thơm nhà. Anh mở cho tôi xem loại đèn anh vừa mua, rồi khoe về chai tinh dầu “hoa nhài” anh vừa chọn có công dụng giúp an thần, dễ ngủ…

Nghe anh nói, tôi muốn “tậu” ngay về dùng, nhưng khi lướt vào các website bán đèn xông tinh dầu thì... không biết nên chọn loại nào. Đọc công dụng từng loại tinh dầu, cái nào tôi cũng ưng, cũng muốn vì thế mà cứ mãi phân vân không chốt được loại nào.

Anh Trần Quốc T (phường Quang Trung, thành phố Kon Tum) kể: Nghe bạn bè mách về công dụng của đèn xông tinh dầu, nên cả tuần nay tôi lên mạng tìm mua cho gia đình, nhưng vẫn chưa chọn được cái nào. Lúc đầu tôi định chọn đèn pha lê, nhưng trông thấy đèn gồm sứ bát tràng lại thay đổi ý định, chưa kể phân vân không biết nên chọn loại dài hay dẹp.

Anh T cho hay, giá các loại đèn nhỏ và vừa không đắt lắm, chỉ tầm 300 ngàn đồng trở xuống, còn loại lớn khoảng 500 đến 700 ngàn đồng… Tinh dầu thì đủ loại giá, cùng 10ml nhưng tinh dầu quế 70 ngàn đồng; các loại cam, chanh, bưởi 80 ngàn đồng; ngọc lan tây 100 - 155 ngàn đồng, hoa lài 340 ngàn, hoa hồng 370 ngàn…

Theo anh T, mức giá các loại đèn, tinh dầu trên chấp nhận được, nhưng anh lo ngại chất lượng, xuất xứ có đúng như người bán nói không? Nếu dùng lâu dài có ảnh hưởng gì đến sức khỏe gia đình mình không?

Cân nhắc trước khi sử dụng

Trên thị trường hiện nay, ngoài những tinh dầu có xuất xứ rõ ràng còn xuất hiện tràn lan các loại hương liệu trôi nổi, không rõ nguồn gốc và cả hàng giả, hàng nhái.

Bên cạnh đó cũng có không ít loại tinh dầu của các hộ gia đình tự làm bán ra thị trường. Mặc dù người bán cam đoan đảm bảo chất lượng nhưng cũng rất khó kiểm soát.

Chị Ngân đang tư vấn về mẫu mã đèn cho khách hàng. Ảnh: G.T

 

Để tìm mua loại tinh dầu nguyên chất giúp dễ ngủ, xua đuổi muỗi, tôi ghé vào Cỏ Shop (phường Thống Nhất, thành phố Kon Tum) - đại lý tại Kon Tum, Công ty TNHH Tinh dầu thiên nhiên, được chị Trịnh Thị Kim Ngân chủ cửa hàng tư vấn: Nên dùng tinh dầu sả chanh, oải hương, cam hay bạc hà là những loại tinh dầu giúp thư giãn, dễ ngủ ngoài ra còn đuổi được muỗi và côn trùng.

Tôi hỏi làm cách nào để phân biệt hương tự nhiên nguyên chất chị có vẻ ngập ngừng chia sẻ: Tôi làm đại lý tinh dầu thiên nhiên, chỉ biết họ giao các loại tinh dầu có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, chứ không thể phân biệt một cách chuẩn xác; nhưng theo kinh nghiệm của tôi nếu là hương tự nhiên nguyên chất để lâu dễ bị bay mùi và có mùi thơm rất dễ chịu, còn hương thơm tổng hợp không bay mùi, nhưng nếu ngửi lâu dễ bị chóng mặt, nhức đầu…

Trao đổi với chúng tôi về tác dụng của việc sử dụng tinh dầu, bác sĩ Ngô Văn Minh - Phó trưởng Khoa Tai mũi họng (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) cho biết: Việc sử dụng đúng tinh dầu nguyên chất rất có lợi, nhất là sau một ngày làm việc vất vả, khi chúng ta hít vào, tinh dầu tác động vào hệ thần kinh trung ương, kích thích thần kinh não bộ, giúp con người hưng phấn, thư giãn, chống mỏi mệt, căng thẳng. Ngoài ra xông tinh dầu còn làm thanh lọc không khí và có khả năng diệt khuẩn...

Tuy nhiên, bác sĩ Minh khuyến cáo, với sản phẩm có mùi hương trôi nổi trên thị trường chưa được kiểm duyệt, người tiêu dùng không nên “nhẹ dạ cả tin” là sản phẩm 100% tự nhiên mà sử dụng vô tội vạ, bởi nếu hít lâu ngày sẽ bị viêm xoang, thanh quản, viêm phổi hoặc tích tụ độc tố và gây hại cho cơ thể.

Theo bác sĩ Minh, tùy cơ địa của mỗi người có thể xảy ra phản ứng nhạy cảm khác nhau. Chẳng hạn sử dụng tinh dầu nồng độ cao có thể gây ra phỏng hoặc dùng qua thiết bị đèn xông hay máy khuếch tán những hạt hóa chất trong không khí sẽ dễ dàng bám vào da, gây dị ứng, ngứa mắt. Đặc biệt, với người có bệnh về đường hô hấp như ho, hen suyễn mãn tính, da dễ phản ứng nhạy cảm hay gia đình có trẻ sơ sinh thì không nên sử dụng hoặc tiếp xúc với tinh dầu và đèn xông tinh dầu.

Việc sử dụng đúng tinh dầu nguyên chất rất có lợi, giúp con người thư giãn, chống mỏi mệt, căng thẳng, thanh lọc không khí, diệt khuẩn... bảo vệ sức khỏe; tuy nhiên, trước “ma trận” hương tinh dầu, người tiêu dùng cần cẩn trọng, “thông thái” lựa chọn những sản phẩm phù hợp, có nguồn gốc rõ ràng.

Gia Thịnh

 

   

Các tin khác

  • Cộng đồng chung tay bảo vệ rừng
  • Tương lai xanh từ những tán rừng
  • Hướng mở cho việc xây dựng thương hiệu và phát triển thị trường sâm Ngọc Linh
  • Hiệu quả khi doanh nghiệp đổi mới sáng tạo
  • Trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý “Ngọc Linh” cho sản phẩm củ cho các tổ chức, cá nhân
  • Nhà thuê ở trung tâm hành chính Quảng Ngãi: Nhu cầu lớn, thị trường nhộn nhịp
  • Các trường Chính trị khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên hội thảo về công tác tài chính
  • Kiến nghị khắc phục, bàn giao công trình tuyến đường tránh ngập lòng hồ khu vực huyện Kon Plông
  • “Cấp bừa” giấy chứng nhận mã số vùng trồng sâm Ngọc Linh
  • Tu Mơ Rông: Hàng chục cây sâm Ngọc Linh bị cây đổ gẫy, hư hỏng
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • THƯ TÒA SOẠN
  • Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • THƯ CẢM ƠN
  • Thông báo về việc hợp nhất các ấn phẩm báo in, báo điện tử; chương trình phát thanh, truyền hình của Báo Quảng Ngãi và Trung tâm Truyền thông tỉnh Kon Tum
  • Danh sách Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi sau sáp nhập
  • Vững niềm tin, xây khát vọng
  • Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh
  • Hợp nhất để đi xa hơn, bền vững hơn

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • Kon Tum: Sự hào sảng của đất và nét hiền hòa của người
  • Chùm ảnh: Đồi chè ở vùng Đông Trường Sơn
  • Điểm tựa yêu thương

Đất & Người Kon Tum

  • Người truyền lửa cồng chiêng cho thế hệ trẻ ở thôn Kon Hia 1
  • Chiều tối thứ Sáu hằng tuần, sân nhà ông A Bi ở thôn Kon Hia 1 (xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông) lại vang lên tiếng cồng chiêng rộn ràng. Đó là lớp học dành cho các em nhỏ trong thôn do ông A Bi mở và duy trì đều đặn suốt nhiều mùa hè để truyền dạy những nhịp chiêng truyền thống của dân tộc mình. Từ niềm đam mê thuở nhỏ, ông A Bi trở thành người thắp lên tình yêu cồng chiêng cho thế hệ sau, góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống dân tộc.
  • Rượu ghè men lá H’nham
  • Gìn giữ kho tàng Sử thi Kon Tum
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 258A Phan Đình Phùng, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by