Sáng 1/8, ông Ngụy Đình Phúc- Đội trưởng Đội quản lý thị trường số 2 (Cục Quản lý thị trường Kon Tum) cho biết, Đội quản lý thị trường số 2 và Đội quản lý thị trường số 11 (Cục Quản lý thị trường Quảng Nam) vừa ký kết kế hoạch phối hợp kiểm tra, kiểm soát, chống buôn lậu, hàng cấm, hàng giả và gian lận thương mại giữa 2 tỉnh giáp ranh.
Không trồng cây sâm Ngọc Linh nào nhưng Công ty Cổ phần Tập đoàn Mỹ Hạnh (Công ty MHG) “mập mờ” với thương hiệu sâm Ngọc Linh tại Kon Tum để kêu gọi các nhà đầu tư. Thông qua Hợp tác xã nông nghiệp Tuyết Sơn Kon Plông do bà Phạm Mỹ Hạnh là người đại diện theo pháp luật, Công ty MHG đã quảng bá rất nhiều sản phẩm sâm Ngọc Linh để giới thiệu, kêu gọi các nhà đầu tư vào hợp tác. Trước sự “mập mờ” trên, cơ quan công an quận Cầu Giấy (Hà Nội) đang vào cuộc xác minh.
Nhằm thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, huyện Đăk Tô đề ra các giải pháp mang tính cấp bách và lâu dài; đó là vừa bảo đảm hoàn thành kế hoạch xây dựng nông thôn mới năm 2023, vừa từng bước nâng cao chất lượng xây dựng nông thôn mới trên địa bàn nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân sống ở khu vực nông thôn.
UBND huyện Tu Mơ Rông kiến nghị UBND tỉnh cho thành lập Đoàn liên ngành Thanh tra toàn diện Dự án nuôi cấy mô và các hoạt động của Công ty Cổ phần Rượu sâm Ngọc Linh Kon Tum để làm rõ việc triển khai dự án nhằm bảo vệ quyền lợi cho doanh nghiệp cũng như bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, bảo vệ thương hiệu sâm Ngọc Linh. Đây là nội dung ông Võ Trung Mạnh- Chủ tịch UBND huyện Tu Mơ Rông kiến nghị tại Hội nghị đối thoại doanh nghiệp tỉnh lần thứ Nhất năm 2023 (diễn ra vào chiều 28/7).
Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, thời gian qua, các ngành chức năng tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát lâm sản, kiểm tra rừng; thực hiện tốt công tác phối hợp với các tỉnh giáp ranh trong nước và nước bạn trong quản lý, bảo vệ rừng (QL&BVR); phát hiện, xử lý nghiêm minh các vụ vi phạm nhằm răn đe, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về QL&BVR.
Tu Mơ Rông là huyện vùng sâu khó khăn của tỉnh. Trên địa bàn có 2 tuyến Tỉnh lộ và một tuyến Quốc lộ (40B), tuy nhiên các tuyến đường này đã được đầu tư khá lâu nên đã và đang xuống cấp, hư hỏng, khiến việc đi lại, vận chuyển hàng hóa của người dân gặp nhiều khó khăn, nhất là vào mùa mưa. Do đó, người dân nơi đây mong các tuyến đường sớm được đầu tư nâng cấp và sửa chữa, khắc phục để phục vụ nhu cầu đi lại được an toàn, thuận lợi hơn.
Kon Tum hiện phát triển hơn 1.730 ha sâm Ngọc Linh, tập trung ở huyện Tu Mơ Rông. Đây cũng là vựa sâm Ngọc Linh lớn nhất thế giới. Chính vì sâm quý hiếm nên các tổ chức, cá nhân tìm đủ chiêu trò để trục lợi. Đó là gắn mác sâm Ngọc Linh cho các loại củ có vẻ ngoài giống sâm Ngọc Linh như tam thất, sâm Trung Quốc, sâm Lai Châu để bán cho khách với giá trên trời; làm khống bản xác nhận có liên kết trồng sâm với dân hay lợi dụng giấy xác nhận vùng trồng, liên kết để mang đi mua bán, kinh doanh. Xác định bảo vệ thương hiệu quốc bảo sâm Ngọc Linh là việc ưu tiên, triển khai thường xuyên, liên tục, nên những năm qua, cả hệ thống chính trị của tỉnh Kon Tum nói chung và huyện Tu Mơ Rông nói riêng cùng đồng lòng vào cuộc xử lý.
Thời gian qua, các cấp, ngành và địa phương trên địa bàn tỉnh tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện quyết liệt, hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giai đoạn 2021- 2025. Qua đó, góp phần tạo động lực đẩy mạnh phát triển kinh tế- xã hội toàn tỉnh nói chung và các khu vực nông thôn,vùng đồng bào DTTS nói riêng.
Trong văn bản số 2350/UBND-KTTH, UBND tỉnh yêu cầu sử dụng thiết bị chuyên dùng phục vụ công tác quản lý nhà nước, bảo vệ sản phẩm, thương hiệu Sâm Ngọc Linh Kon Tum.
Việc Công ty Cổ phần Tập đoàn y dược sâm Ngọc Linh Việt Nam bị phát hiện dùng giấy xác nhận đã bị thu hồi từ lâu để đăng ký hồ sơ thực phẩm bảo vệ sức khỏe cho sâm Ngọc Linh cho thấy những hành vi trục lợi từ thương hiệu sâm Ngọc Linh đang ngày càng tinh vi.
Trong các loại hình thiên tai mà nước ta nói chung và Kon Tum nói riêng thường xuyên phải hứng chịu, lũ quét, sạt lở đất được xem là khó lường và gây thiệt hại nặng nề hơn cả. Vì vậy, việc chủ động phòng, chống sạt lở từ sớm, từ xa nhằm bảo đảm an toàn tính mạng, hạn chế thiệt hại về tài sản cho người dân và công trình cơ sở hạ tầng là nhiệm vụ cấp thiết trong bối cảnh mùa mưa bão đang đến.
Trong 6 tháng đầu năm nay, 3 xã Ngọc Bay, Đăk Rơ Wa, Đăk Blà vui mừng đón nhận các quyết định công nhận đạt xã nông thôn mới. Như vậy, đến thời điểm này, thành phố Kon Tum đã có 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, góp phần tích cực vào việc thay đổi diện mạo và nâng cao đời sống của người dân.
Kế thừa những kết quả đạt được giai đoạn 2010-2020, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025; các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh tiếp tục nâng cao vai trò lãnh đạo, triển khai đồng bộ các giải pháp xây dựng NTM với những mục tiêu cao hơn.
Nhiều công trình, dự án xây dựng trên địa bàn tỉnh đang phải tạm dừng thi công hoặc thi công cầm chừng do thiếu nguồn nguyên vật liệu đất đắp, từ đó, nguy cơ công trình chậm tiến độ. Đây là khó khăn khiến các chủ đầu tư đau đầu trước áp lực về tiến độ và giải ngân nguồn vốn đầu tư.
Thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Chi nhánh tỉnh triển khai các giải pháp đồng bộ, hiệu quả để mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng, đáp ứng kịp thời nhu cầu nguồn vốn để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp. Qua đó, đảm bảo an sinh xã hội và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Những năm qua, với việc triển khai nhiều cách làm, mô hình phát triển kinh tế, các cấp hội nông dân trên địa bàn huyện Ia H‘Drai đã quan tâm, hỗ trợ hội viên vươn lên phát triển kinh tế, qua đó đẩy mạnh phong trào nông dân thi đua sản xuất giỏi và tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới.
Theo báo cáo của Sở Giao thông vận tải, do ảnh hưởng hoàn lưu của cơn bão số 1, từ ngày 17-19/7/2023 trên địa bàn tỉnh có mưa lớn kéo dài đã gây sạt lở một vài tuyến đường khiến việc đi lại của người dân gặp nhiều khó khăn.
Được đầu tư nhiều tỷ đồng, với loạt thiết bị, máy móc chuyên dụng phục vụ công tác kiểm định chất lượng sâm Ngọc Linh, chưa kể chi phí đào tạo cán bộ, chuyển giao kỹ thuật, nhưng đến nay, cả hai hệ thống vẫn chưa phát huy tác dụng vì… không có khách hàng.
Theo báo cáo nhanh của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai- Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh, do chịu ảnh hưởng của cơn bão số 1 đã gây ra mưa lũ trên địa bàn tỉnh, làm thiệt hại một số công trình hạ tầng cơ sở xã hội, nhà ở và nhiều diện tích hoa màu của người dân trên địa bàn huyện Sa Thầy.
Chiều 18/7, ông Nguyễn Văn Niệm- Chủ tịch UBND xã Ya Xiêr (huyện Sa Thầy) cho biết, do ảnh hưởng của bão số 1, trên địa bàn có mưa lớn kéo dài đã làm thiệt hại tài sản và sập 2 căn nhà của hộ dân. Rất may, không ai thương vong. Hiện xã đang làm báo cáo, lập hồ sơ đề xuất cấp thẩm quyền hỗ trợ cho các hộ dân bị thiệt hại.
Chiều tối thứ Sáu hằng tuần, sân nhà ông A Bi ở thôn Kon Hia 1 (xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông) lại vang lên tiếng cồng chiêng rộn ràng. Đó là lớp học dành cho các em nhỏ trong thôn do ông A Bi mở và duy trì đều đặn suốt nhiều mùa hè để truyền dạy những nhịp chiêng truyền thống của dân tộc mình. Từ niềm đam mê thuở nhỏ, ông A Bi trở thành người thắp lên tình yêu cồng chiêng cho thế hệ sau, góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống dân tộc.