Vừa qua, phóng viên Báo Kon Tum nhận được phản ánh của người dân xã Hiếu (huyện Kon Plông) về việc đơn vị thi công trên Dự án sửa chữa hư hỏng nền, mặt đường, rãnh dọc, hệ thống ATGT Quốc lộ 24 chưa hỗ trợ, đền bù đã tự ý múc cây trồng của người dân. Để tìm hiểu thực hư vấn đề này, chúng tôi đã đi thực tế tại xã Hiếu.
Thực hiện chỉ đạo của Bộ NN&PTNT về chủ trương tái canh cây cà phê, những năm qua, huyện Đăk Hà quan tâm chỉ đạo, khuyến khích, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, người dân triển khai thực hiện “Đề án tái canh cây cà phê” nhằm xây dựng và phát triển thương hiệu “Cà phê Đăk Hà” vươn tầm quốc tế.
Sáng 11/7, Sở Kế hoạch và Đầu tư tổ chức Hội nghị tập huấn bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác hỗ trợ khởi nghiệp và khởi nghiệp gắn với xu hướng Marketing 5.0. Tham gia Hội nghị tập huấn có 50 học viên là cán bộ, công chức, viên chức làm công tác hỗ trợ khởi nghiệp tại các sở, ban ngành, đơn vị trên địa bàn tỉnh.
Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh là những yếu tố quan trọng để phát triển cộng đồng doanh nghiệp, lấy đó làm động lực để nâng cao chất lượng tăng trưởng, góp phần hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
Trong những năm gần đây, kinh tế - xã hội phát triển và dân số gia tăng đã kéo theo các bài toán liên quan đến môi trường cần được quan tâm giải quyết, trong đó có nước thải sinh hoạt.
Sau gần 10 năm phải đưa vào sử dụng theo đúng tiến độ nhưng hai dự án thủy điện Đăk Ruồi 2 (công suất 14MW) và Đăk Ruồi 3 (công suất 3MW) được xây dựng trên địa bàn huyện Đăk Glei vẫn còn dở dang.
Dù góp phần phát triển kinh tế nông thôn, phục vụ đời sống người dân vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS, nhưng hàng loạt trạm cân nông sản tự phát, vi phạm các quy định về đất đai, xây dựng.
Tín dụng chính sách có vai trò quan trọng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách, góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở các địa phương. Xung quanh việc triển khai thực hiện nguồn vốn này, ông Nguyễn Văn Chung – Phó Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh đã có những chia sẻ để người dân hiểu rõ chủ trương và không gặp trở ngại trong quá trình vay vốn.
Không tăng trưởng bằng mọi giá, không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng, nhưng cũng không lãng phí cơ hội và tiềm năng, sau hơn 2 năm nỗ lực thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025, kinh tế tỉnh ta đã đạt những kết quả đáng ghi nhận.
Mặc dù đã có sự chủ động các phương án ứng phó, nhưng mới đầu mùa mưa tại các địa phương đã xuất hiện tình trạng sạt lở bờ sông, vùi lấp đất sản xuất của người dân, đồng thời, làm nhiều tuyến giao thông trên địa bàn tỉnh bị sạt lở, gây hư hỏng, dẫn đến nguy cơ đứt đường.
Theo thống kê của Chi cục Thủy lợi, hiện nay, trên địa bàn tỉnh có hàng chục vị trí ven bờ sông, suối bị sạt lở, gây mất đất sản xuất và nhà cửa, ảnh hưởng đến các khu dân cư, công trình cơ sở hạ tầng giao thông, đe dọa đến tính mạng của người dân, ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt của nhân dân trong khu vực.
Thời gian qua, nhờ nguồn kinh phí đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững (gọi tắt là Chương trình), công tác giảm nghèo ở tỉnh ta đạt được những kết quả tích cực. Nhiều hộ nghèo đã từng bước thay đổi nếp nghĩ, cách làm, nỗ lực phát triển sản xuất, tăng thu nhập và thoát nghèo bền vững.
Sau khi Báo Kon Tum và một số cơ quan báo chí phản ánh việc các nhà đầu tư thuỷ điện vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Kon Tum kiến nghị lên Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công thương, Bộ TN-MT… về một số vướng mắc, ngay sau đó, Công ty Điện lực Kon Tum tổ chức đối thoại với các nhà đầu tư thủy điện này để cùng nhau tìm hướng giải quyết.
Thôn Kon Tum Kơ Pơng, phường Thắng Lợi (thành phố Kon Tum) được hình thành từ rất lâu đời, đời sống sinh hoạt và sản xuất của người dân gắn liền với lịch sử thành lập và phát triển của tỉnh. Trải qua nhiều thế hệ, người dân trong thôn rất mong mỏi có được những con đường bê tông để thuận lợi cho việc đi lại của bà con.
Hàng loạt doanh nghiệp thủy điện vừa và nhỏ tại tỉnh Kon Tum vừa có đơn tập thể gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Cục Quản lý Tài nguyên nước, Tổng Công ty Điện lực miền Trung kiến nghị xin được phát tối đa công suất theo khả năng nguồn nước cho phép nhằm tránh gây lãng phí tài nguyên nước.
Chiều 3/7, Hạt Kiểm lâm thành phố Kon Tum tổ chức bàn giao 1 cá thể rùa núi viền và 1 cá thể khỉ đuôi lợn, đều là động vật rừng nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ cho Trung tâm Bảo tồn đa dạng sinh học và Du lịch sinh thái (BQL VQG Chư Mom Ray).
Thời gian qua, công tác quản lý về đầu tư công tiếp tục được Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh quan tâm chỉ đạo sát sao, kịp thời nhằm đôn đốc việc triển khai và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện các dự án đầu tư xây dựng cơ bản. Nhờ đó, nhiều dự án hoàn thành góp phần tạo nên dáng vóc mới của tỉnh. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đạt được thì trong quá trình triển khai thực hiện các dự án xây dựng cơ bản còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc khiến nhiều dự án bị chậm.
Thực hiện mục tiêu phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, thành phố Kon Tum ban hành kế hoạch phát triển du lịch giai đoạn 2021- 2025, tập trung phát triển các sản phẩm du lịch đa dạng, phong phú, vừa có chất lượng và hiệu quả kinh tế cao, vừa mang nét đặc sắc, riêng có của địa phương.
Ngày 1/7, thông tin Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình NN-PTNT tỉnh Kon Tum cho biết, sau gần 1 tháng triển khai công tác khắc phục sạt lở tại dự án Kè chống sạt lở sông Pô Kô (đoạn qua thị trấn Đăk Glei, huyện Đăk Glei), đơn vị thi công đã khắc phục xong.
Thực hiện các nghị quyết của Huyện ủy về phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, thời gian qua, trên địa bàn huyện Đăk Tô đã hình thành các vùng sản xuất chuyên canh, tập trung, sản xuất theo chuỗi liên kết. Đây được xem là một trong những giải pháp quan trọng để ngành nông nghiệp huyện Đăk Tô bắt kịp xu hướng phát triển nông nghiệp hiện đại, mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân.
Thời gian qua, dù xã hội có nhiều thay đổi, nhưng cộng đồng người Xơ Đăng trên địa bàn tỉnh vẫn luôn nỗ lực bảo tồn và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, đặc biệt là kỹ thuật chỉnh âm cồng chiêng. Không cầu kỳ, không phô trương, kỹ nghệ này vẫn được người Xơ Đăng nỗ lực gìn giữ, bảo tồn qua các thế hệ.