Dự trữ, đảm bảo cung ứng hàng hóa được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác phòng chống thiên tai. Do đó, ngành Công thương phối hợp các địa phương, doanh nghiệp tích cực chuẩn bị các mặt hàng thiết yếu, tránh tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng.
Thời gian qua, các ngành chức năng, các địa phương luôn tích cực đồng hành, đẩy mạnh hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất, các chủ thể xây dựng và phát triển sản phẩm OCOP. Qua đó, góp phần khai thác và phát huy hiệu quả tiềm năng, thế mạnh sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp ở các địa phương.
Ngày 15/7, ông Võ Trung Mạnh-Chủ tịch UBND huyện Tu Mơ Rông có văn bản phản hồi cho Cục an toàn thực phẩm (Bộ Y tế) và khẳng định, giấy xác nhận liên quan đến sâm Ngọc Linh trên địa bàn mà Công ty cổ phần Tập đoàn Y dược sâm Ngọc Linh Việt Nam cung cấp vào hồ sơ đăng ký sản phẩm bảo vệ sức khỏe đã hết hạn sử dụng và đã bị thu hồi.
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, bên cạnh sự hỗ trợ của Nhà nước, những năm qua, huyện Ngọc Hồi huy động mọi nguồn lực xã hội để triển khai; qua đó, tạo nên những kết quả tích cực, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế- xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho các tầng lớp nhân dân ở khu vực nông thôn.
Chiều 13/7, Sở Công thương tổ chức Hội nghị sơ kết đánh giá tình hình hoạt động của ngành 6 tháng đầu năm và triển khai phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023.
Theo quy hoạch được UBND tỉnh phê duyệt, trên địa bàn tỉnh có 199 điểm quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường (VLXDTT). Trong đó, có 89 điểm cát làm vật liệu xây dựng, 60 điểm đá xây dựng, 32 điểm đất san lấp và 18 điểm đất sét. Hiện nay, UBND các huyện, thành phố đang phối hợp với các sở, ngành liên quan rà soát, tham mưu cấp thẩm quyền xem xét điều chỉnh, bổ sung quy hoạch khoáng sản trong thời gian tới; dự kiến bổ sung quy hoạch 15 điểm, gồm 11 điểm đất san lấp, 3 điểm cát làm VLXD, 1 điểm đất sét làm gạch ngói.
Phát triển vùng nguyên liệu nông nghiệp đạt chuẩn, trên cơ sở liên kết bền vững với các doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ là xu thế tất yếu của nền nông nghiệp hàng hóa, hiện đại, hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay.
Để khởi nghiệp thành công, mang lại những giá trị cho cuộc sống, không nhất thiết là những ý tưởng quá lớn lao hoặc cao xa, mà có thể từ những công việc rất gần gũi, thiết thực, phù hợp với những gì mà xã hội đang cần.
Sau khi Báo Kon Tum đăng phản ánh “Nỗi lo sạt lở bên sông Pô Kô”, trong đó, có phản ánh đoạn bờ sông Pô Kô bị sạt lở đến sát đường Hồ Chí Minh (đoạn qua thị trấn Đăk Glei, huyện Đăk Glei), ngay sau đó, đơn vị quản lý nhà nước là Văn phòng Quản lý đường bộ III (Khu Quản lý đường III) và đơn vị quản lý đường là Công ty Cổ phần Quản lý và xây dựng đường bộ Kon Tum) đã tiến hành kiểm tra thực tế, cắm biến cảnh báo và báo cáo lên cấp trên để có hướng xử lý, khắc phục.
Vừa qua, phóng viên Báo Kon Tum nhận được phản ánh của người dân xã Hiếu (huyện Kon Plông) về việc đơn vị thi công trên Dự án sửa chữa hư hỏng nền, mặt đường, rãnh dọc, hệ thống ATGT Quốc lộ 24 chưa hỗ trợ, đền bù đã tự ý múc cây trồng của người dân. Để tìm hiểu thực hư vấn đề này, chúng tôi đã đi thực tế tại xã Hiếu.
Thực hiện chỉ đạo của Bộ NN&PTNT về chủ trương tái canh cây cà phê, những năm qua, huyện Đăk Hà quan tâm chỉ đạo, khuyến khích, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, người dân triển khai thực hiện “Đề án tái canh cây cà phê” nhằm xây dựng và phát triển thương hiệu “Cà phê Đăk Hà” vươn tầm quốc tế.
Sáng 11/7, Sở Kế hoạch và Đầu tư tổ chức Hội nghị tập huấn bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác hỗ trợ khởi nghiệp và khởi nghiệp gắn với xu hướng Marketing 5.0. Tham gia Hội nghị tập huấn có 50 học viên là cán bộ, công chức, viên chức làm công tác hỗ trợ khởi nghiệp tại các sở, ban ngành, đơn vị trên địa bàn tỉnh.
Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh là những yếu tố quan trọng để phát triển cộng đồng doanh nghiệp, lấy đó làm động lực để nâng cao chất lượng tăng trưởng, góp phần hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
Trong những năm gần đây, kinh tế - xã hội phát triển và dân số gia tăng đã kéo theo các bài toán liên quan đến môi trường cần được quan tâm giải quyết, trong đó có nước thải sinh hoạt.
Sau gần 10 năm phải đưa vào sử dụng theo đúng tiến độ nhưng hai dự án thủy điện Đăk Ruồi 2 (công suất 14MW) và Đăk Ruồi 3 (công suất 3MW) được xây dựng trên địa bàn huyện Đăk Glei vẫn còn dở dang.
Dù góp phần phát triển kinh tế nông thôn, phục vụ đời sống người dân vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS, nhưng hàng loạt trạm cân nông sản tự phát, vi phạm các quy định về đất đai, xây dựng.
Tín dụng chính sách có vai trò quan trọng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách, góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở các địa phương. Xung quanh việc triển khai thực hiện nguồn vốn này, ông Nguyễn Văn Chung – Phó Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh đã có những chia sẻ để người dân hiểu rõ chủ trương và không gặp trở ngại trong quá trình vay vốn.
Không tăng trưởng bằng mọi giá, không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng, nhưng cũng không lãng phí cơ hội và tiềm năng, sau hơn 2 năm nỗ lực thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025, kinh tế tỉnh ta đã đạt những kết quả đáng ghi nhận.
Mặc dù đã có sự chủ động các phương án ứng phó, nhưng mới đầu mùa mưa tại các địa phương đã xuất hiện tình trạng sạt lở bờ sông, vùi lấp đất sản xuất của người dân, đồng thời, làm nhiều tuyến giao thông trên địa bàn tỉnh bị sạt lở, gây hư hỏng, dẫn đến nguy cơ đứt đường.
Theo thống kê của Chi cục Thủy lợi, hiện nay, trên địa bàn tỉnh có hàng chục vị trí ven bờ sông, suối bị sạt lở, gây mất đất sản xuất và nhà cửa, ảnh hưởng đến các khu dân cư, công trình cơ sở hạ tầng giao thông, đe dọa đến tính mạng của người dân, ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt của nhân dân trong khu vực.
Chiều tối thứ Sáu hằng tuần, sân nhà ông A Bi ở thôn Kon Hia 1 (xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông) lại vang lên tiếng cồng chiêng rộn ràng. Đó là lớp học dành cho các em nhỏ trong thôn do ông A Bi mở và duy trì đều đặn suốt nhiều mùa hè để truyền dạy những nhịp chiêng truyền thống của dân tộc mình. Từ niềm đam mê thuở nhỏ, ông A Bi trở thành người thắp lên tình yêu cồng chiêng cho thế hệ sau, góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống dân tộc.