• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Trang dự Hội nghị thành lập HTX Dược liệu Du lịch Ngọc Linh H80    Chủ động các phương án phòng, tránh, ứng phó mưa lũ, lũ ống, lũ quét, sạt lở đất    Đoàn cán bộ cấp cao tỉnh Kon Tum làm việc với Trường Đại học Kochi, Nhật Bản    Đoàn cán bộ cấp cao tỉnh Kon Tum làm việc với Tập đoàn ICC, Nhật Bản    Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy A Pớt thăm Trường Đại học Fukushima (Nhật Bản)   

Kinh tế

Bỏ “khung” cho giá đất

05/08/2022 13:09

Nghị quyết 18-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII có nhiều điểm mới về chính sách đất đai, trong đó có quy định bỏ khung giá đất, có cơ chế, phương pháp xác định giá đất theo nguyên tắc thị trường.

Bỏ khung giá đất tạo điều kiện tháo gỡ rào cản trong đền bù, giải phóng mặt bằng. Ảnh: HL

 

Theo quy định hiện nay, Chính phủ ban hành khung giá đất định kỳ 5 năm một lần với từng loại đất, theo từng vùng.

Căn cứ khung giá đất, UBND cấp tỉnh xây dựng và trình HĐND cấp tỉnh thông qua bảng giá đất. Bảng giá đất được xây dựng định kỳ 5 năm một lần làm cơ sở tính giá các loại hình giao dịch, thủ tục liên quan đến đất đai, bất động sản trên địa bàn.

Một trong những nguyên tắc định giá đất là phải “phù hợp với giá đất phổ biến trên thị trường” (Điểm c, Khoản 1, Điều 112, Luật Đất đai năm 2013).

Tuy nhiên, theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, trên thực tế khung giá đất của Nhà nước chỉ bằng khoảng 20%-30% giá đất thị trường. Tương tự, khung giá đất của cấp tỉnh cũng chỉ bằng từ 25- 60% giá đất thị trường tại địa phương. 

Như tại tỉnh ta, theo đánh giá của giới đầu tư, hiện bảng giá đất 5 năm (2020 - 2024) trên địa bàn tỉnh, (ban hành kèm theo Quyết định 30/2019/QĐ-UBND ngày 31/12/2019), quá thấp so với giá thị trường.

Ví dụ theo bảng giá đất của tỉnh, đất trên đường Lương Văn Can (phường Trường Chinh, thành phố Kon Tum) có giá 2,1 triệu đồng/m2. Theo đó, giá một lô đất có diện tích 150m2 (5x30) sẽ là 315 triệu đồng, trong khi giá giao dịch thực tế hiện lên đến gần 1,5 tỷ đồng.

Hay như trên trục đường chính của thành phố Kon Tum là Trần Hưng Đạo (đoạn Phan Đình Phùng - Lê Hồng Phong), theo bảng giá của tỉnh, vị trí 1 có giá 18,5 triệu đồng/m2; vị trí 2 là 12,03 triệu đồng/m2; vị trí 3 là  8,3 triệu đồng/m2, không thấm tháp vào đâu so với giá giao dịch thực tế trên thị trường.

Không chỉ ở đô thị, mà ở vùng nông thôn, khung giá đất quy định cũng thấp hơn nhiều so với thực tế. Bỏ qua yếu tố “sốt đất”, thì giá đất Nhà nước quy định cũng rất “lạc hậu” so với giá thị trường- một cán bộ địa chính xã (đề nghị giấu tên) xác nhận.

Ngày 31/12/2021, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 52/2021/QĐ-UBND quy định hệ số điều chỉnh giá đất năm 2022 trên địa bàn tỉnh Kon Tum. Đây là căn cứ để xác định giá đất cụ thể đối với những trường hợp pháp luật quy định giá đất cụ thể được xác định bằng phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất.

Nhiều trường hợp, Hội đồng thẩm định giá đất tỉnh vẫn phải thẩm định phương án giá đất, phương án hệ số điều chỉnh giá đất để xác định giá đất tính tiền bồi thường cho từng khu đất cụ thể: định giá đất để bồi thường giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất, hay định giá khởi điểm để đưa ra bán đấu giá.

Tuy nhiên cũng không thể xử lý triệt để sự khập khiễng giữa giá đất giao dịch trên thị trường và giá theo quy định của tỉnh.

Đây là một trong những nguyên nhân đầu tiên dẫn tới những khó khăn, vướng mắc, chậm trễ trong công tác giải phóng mặt bằng, khi giá đền bù quá chênh lệch với giá thị trường khiến người bị thu hồi đất thiệt thòi và không đồng thuận.

Nhiều ý kiến cho rằng, lâu nay, việc giá đất do địa phương ban hành thấp hơn nhiều lần giá giao dịch trên thị trường dẫn đến một loạt hệ lụy khác.

Trước hết là thất thoát ngân sách khi giao đất công cho tổ chức, cá nhân sử dụng. Vì khi giao đất, giá đất được áp theo bảng giá Nhà nước công bố, và người được giao đất chỉ phải nộp tiền sử dụng đất ở mức rất thấp so với giá trị thị trường.

Thứ hai là, việc đền bù cho dân khi thu hồi đất cũng áp bảng giá đất thấp hơn giá thị trường nhiều lần nên dễ dẫn đến phản ứng, khiếu kiện kéo dài, khiến các dự án, công trình chậm tiến độ.

Một thực tế hiện nay đang diễn ra là, tình trạng “hai giá” trong chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Do bảng giá đất của địa phương thấp hơn rất nhiều so với giá thị trường, nên khi mua bán, trên hợp đồng thường ghi giá theo giá Nhà nước ban hành để nộp thuế thấp.

Vì vậy, khi Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII ban hành Nghị quyết 18-NQ/TW ngày 16/6/2022 về hoàn thiện chính sách đất đai, trong đó có quy định bỏ khung giá đất, có cơ chế, phương pháp xác định giá đất theo nguyên tắc thị trường đã nhận được sự quan tâm lớn của người dân.

Phát biểu tại Hội nghị toàn quốc nghiên cứu, học tập các nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa XIII ngày 21/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng nhấn mạnh: Bỏ khung giá đất và xây dựng cơ chế, phương pháp xác định giá đất theo nguyên tắc thị trường "là điểm mới đột phá".

Khảo sát nhanh tại thành phố Kon Tum, nhiều ý kiến cho rằng, rất kỳ vọng việc bỏ khung giá đất sẽ khắc phục được nhiều tồn tại, như nạn ghi giảm giá mua bán để trốn thuế trong chuyển nhượng đất, hay giá đất Nhà nước lạc hậu so với giá thị trường.

Việc bỏ khung giá đất sẽ khắc phục được nhiều tồn tại, như giá đền bù thấp khi Nhà nước thu hồi đất thực hiện dự án. Ảnh: HL

 

Nhất là tạo cơ sở để địa phương xác định giá đền bù hợp lý cho người dân khi có đất thuộc diện Nhà nước thu hồi.

Tất nhiên, việc bỏ khung giá đất không có nghĩa là bỏ sự quản lý của nhà nước đối với việc định giá đất ở địa phương, thay vào đó là vận hành cơ chế giá đất theo thị trường, chứ không áp đặt mức giá.

Đi cùng đó là nâng cao việc thanh tra, kiểm tra của bộ máy hành chính, sự giám sát của các tổ chức chính trị - xã hội, người dân đối với việc xây dựng bảng giá đất địa phương phù hợp với giá thị trường. 

Rõ ràng một khi giá đất vận hành theo cơ chế thị trường đất đai thì sẽ khắc phục được tình trạng lợi dụng khung giá thấp để tham nhũng đất đai; người dân diện thu hồi đất không quá thiệt thòi, và người sử dụng đất phải thực hiện nghĩa vụ tài chính đất đai với Nhà nước đúng giá trị đất đai họ đang hưởng.

Ban hành bảng giá đất sát thị trường cũng sẽ ngăn chặn tình trạng "ôm đất", đầu cơ đất đai, sử dụng đất lãng phí.

Hồng Lam

   

Các tin khác

  • “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi” ở Đăk Hà
  • Hội nghị tuyên truyền chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng
  • Mưa lũ ảnh hưởng đến nhiều tuyến giao thông và một số diện tích lúa
  • Tập trung phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững
  • Huyện Đăk Glei: Hội nghị tập huấn quy trình sản xuất cây sâm Ngọc Linh
  • Động lực phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn
  • Tốt và tốt hơn
  • Xây dựng xã nông thôn mới nâng cao còn nhiều thách thức
  • Gỡ “vướng” trong thu hồi đất tại các công ty cà phê ở Đăk Hà
  • Phổ biến chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng cho người dân
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Ngành Y tế tỉnh: Từng bước thực hiện Chương trình Chuyển đổi số
  • Xã hội học tập
  • Khó khăn trong duy trì tỷ lệ bao phủ BHYT
  • Một số giải pháp nâng cao nhận thức về những âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch
  • “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi” ở Đăk Hà
  • Ủy ban Thường vụ Quốc hội họp Phiên chất vấn phiên họp thứ 14
  • Hội nghị tuyên truyền chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng
  • Mưa lũ ảnh hưởng đến nhiều tuyến giao thông và một số diện tích lúa

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Chuyện người đi ngược lệ làng
  • Gian nan gìn giữ và phát triển “Quốc bảo”
  • Về xứ sở sâm dây
  • Ươm mầm xanh trên đất bạc màu

Đất & Người Kon Tum

  • Yên ả Kon Teo Đăk Lấp
  • Chiều mưa, rong ruổi trên những chuyến công tác xa nhà, tôi tình cờ dừng chân tại thôn Kon Teo Đăk Lấp, xã Đăk Long (huyện Đăk Hà) yên ả và thơ mộng. Trò chuyện, tiếp xúc trực tiếp với bà con dân tộc Xơ Đăng nơi đây, tôi nhận thấy người dân phát huy tinh thần đoàn kết để gìn giữ những giá trị văn hóa trên vùng đất khó, xây dựng cuộc sống ngày càng ấm no, tốt đẹp.
  • Y Triêng Nữ nghệ nhân đa tài
  • Ngỡ ngàng Đăk Sing
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Tổng Biên tập: Nguyễn Mạnh Hồng
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 345/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 29/6/2016
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by