• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Thường trực Tỉnh ủy làm việc về tình hình triển khai một số dự án trên địa bàn tỉnh    Quảng Ngãi - Kon Tum: Thống nhất 4 nội dung liên quan tới sáp nhập tỉnh    ĐỘNG LỰC MỚI CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ    Quảng Ngãi - Kon Tum làm việc định kỳ lần 2 về việc sáp nhập tỉnh    Quyết liệt triển khai nhiệm vụ xóa nhà tạm, nhà dột nát   

Kinh tế

Câu chuyện “tam nông”

14/11/2023 06:02

Sau hơn 1 năm thực hiện Chương trình 42-CTr/TU ngày 10/10/2022 của Tỉnh ủy triển khai Nghị quyết 19-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, “tam nông” tỉnh ta đã phát triển lên tầm cao mới.

Ngày 16/6/2022, tại Hội nghị lần thứ 5, Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII ban hành Nghị quyết số 19/NQ-TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Đây là lần thứ hai, Đảng ta ban hành Nghị quyết về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Trước đó, ngày 5/8/2008, tại Hội nghị lần thứ 7, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) ban hành Nghị quyết 26-NQ/TW- nghị quyết đầu tiên của Đảng đề cập tới 3 lĩnh vực nông nghiệp, nông dân và nông thôn.

Có một điều khá đặc biệt là ở tỉnh ta, từ năm 2007, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIII đã ban hành Nghị quyết 01/TU về “đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống nông dân”. 

Diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc. Ảnh: T.H

 

Việc sớm có Nghị quyết về “tam nông” không chỉ thể hiện rõ sự sáng suốt, tính đúng đắn trong quá trình lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh mà còn khẳng định quyết tâm tạo nên bước chuyển biến mạnh mẽ trên 3 lĩnh vực có vai trò quyết định đến sự phát triển bền vững của tỉnh.

Mặc dù sau đó, Nghị quyết 01/TU được thay thế bằng chương trình thực hiện Nghị quyết TW 7, nhưng những kết quả đạt được sau hơn 1 năm thực hiện là khá toàn diện; và những chỉ tiêu phấn đấu mà Nghị quyết 01/TU đề ra vẫn mang tính định hướng cao, phù hợp với thực tế địa phương.

Ngày 10/10/2022, Tỉnh ủy Kon Tum đã ban hành Chương trình số 42-CTr/TU  thực hiện Nghị quyết số 19/NQ-TW ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Quan điểm nhất quán là nông nghiệp, nông dân, nông thôn có quan hệ mật thiết, không thể tách rời. Trong đó nông nghiệp là lợi thế của địa phương, một trong những trụ đỡ của kinh tế và an ninh lương thực.

Hàng loạt mục tiêu cụ thể cũng được xác định, bao gồm duy trì tốc độ tăng trưởng bình quân ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản khoảng 7%/năm, chiếm khoảng 19-20% trong cơ cấu kinh tế; tốc độ tăng trưởng công nghiệp, dịch vụ nông thôn phấn đấu đạt bình quân trên 10%/năm.

Phấn đấu đến năm 2030, có trên 85% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, có 7 đơn vị hành chính cấp huyện đạt chuẩn huyện NTM hoặc hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM; thu nhập bình quân của người dân nông thôn phấn đấu tăng gấp 2,5 - 3 lần so với năm 2020.

Nông dân được đào tạo nghề, được hỗ trợ vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo, làm giàu. Ảnh: T.H

 

Trong hơn 1 năm thực hiện, Chương trình số 42-CTr/TU, các chủ trương, chính sách về nông nghiệp, nông dân, nông thôn tiếp tục được hoàn thiện. Trong đó, nông nghiệp được định hình phát triển theo hướng sinh thái, ứng dụng khoa học - công nghệ tiên tiến để nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng; khai thác và phát huy lợi thế của từng địa phương, từng tiểu vùng.

Các vùng sản xuất hàng hoá chuyên canh được hình thành, gắn với thị trường và công nghiệp chế biến. Mối liên kết “4 nhà” được siết chặt, từng bước hình thành liên kết “6 nhà”. Hệ thống hợp tác xã và tổ hợp tác được quan tâm củng cố, đổi mới và phát triển theo mô hình hợp tác xã kiểu mới.

Tính đến ngày 30/10/2023, toàn tỉnh có 200 HTX hoạt động trong lĩnh vực này, tăng 35 HTX so với năm 2022; doanh thu bình quân khoảng 1,035 tỷ đồng/HTX/năm; số lượng thành viên là 3.158 thành viên.

Với sự hỗ trợ từ chính quyền, ngành chức năng, các doanh nghiệp, hợp tác xã nông nghiệp bước đầu xây dựng thương hiệu thông qua các hoạt động như thiết kế logo, bao bì, nhãn mác, thiết kế kiểu dáng công nghiệp.

Các địa phương cũng đã lồng ghép hiệu quả nguồn lực từ các nguồn vốn, chương trình, dự án để hỗ trợ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội nông thôn, làm thay đổi diện mạo nông thôn.

Đến nay, toàn tỉnh có 42 xã đạt chuẩn xã nông thôn mới, 4 xã đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao; 1 xã đạt chuẩn xã nông thôn mới kiểu mẫu; 32 thôn được công nhận đạt chuẩn thôn mới; có 26/95 thôn (làng) vùng đồng bào DTTS thực hiện điểm xây dựng thôn NTM giai đoạn 2022- 2023 đạt chuẩn 10/10 tiêu chí.

Công nghiệp, thương mại, dịch vụ có bước chuyển dịch về khu vực nông thôn, tạo việc làm tại chỗ cho lao động. Mạng lưới hạ tầng thương mại dần phát triển với 4 chợ hạng II, 28 chợ hạng III và hệ thống chợ dân sinh miền núi giữ vai trò quan trọng trong việc cung ứng và tiêu thụ hàng hóa.

Là trung tâm, là động lực để giải quyết vấn đề “tam nông”, nông dân được hỗ trợ, hướng dẫn áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất; được đảm bảo quyền làm chủ theo phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”; được hỗ trợ để bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.

Đặc biệt, với sự lan tỏa mạnh mẽ và sâu rộng, Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS, làm cho đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững” đã góp phần thay đổi nhận thức, giúp nông dân người DTTS phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Đời sống vật chất, tinh thần của người dân khu vực nông thôn ngày càng được nâng cao; tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh và đều qua các năm.

Tất nhiên, vẫn còn số hạn chế cần khắc phục như: Hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn chưa đáp ứng yêu cầu; sản xuất nông nghiệp còn nhỏ lẻ, phân tán; liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông sản theo chuỗi giá trị còn hạn chế; chưa thu hút được nhiều doanh nghiệp có kinh nghiệm, năng lực tài chính đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; kết quả xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo chưa thật sự bền vững; công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn chưa đáp ứng yêu cầu thực tế.

Nhưng tin tưởng rằng, với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, sự nỗ lực của các cấp, các ngành và toàn dân, “tam nông” tỉnh ta sẽ khắc phục hạn chế, vượt qua khó khăn, nhanh chóng vươn lên tầm cao mới.

Thành Hưng

   

Các tin khác

  • Nghị quyết 68 và bước đột phá tư duy phát triển kinh tế tư nhân
  • Đề xuất phương án đầu tư dự án xây dựng tuyến đường cao tốc Quảng Ngãi - Kon Tum khoảng 44.355 tỷ đồng
  • Đưa công nghệ bay vào sản xuất nông nghiệp
  • Tập huấn kỹ năng bán hàng, khởi nghiệp
  • Hoàn thành đầu tư xây dựng kè chống sạt lở Đăk Snghé
  • Nâng cao giá trị trái cây qua chế biến
  • Lan tỏa phong trào khởi nghiệp trong thanh niên người DTTS
  • Thu nhập cao nhờ mô hình nuôi côn trùng
  • Chi nhánh Ngân hàng Phát triển khu vực Gia Lai – Kon Tum thực hiện chính sách tín dụng đầu tư của Nhà nước
  • Sở Nông nghiệp và Môi trường: Đưa công nghệ thông tin vào sản xuất nông nghiệp
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Bàn giao mô hình trưng bày trang phục, nghề dệt thủ công của người Gia Rai
  • Tăng cường các giải pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn
  • Quốc hội thảo luận Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 (lần thứ nhất); Dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi)
  • Tri ân những người ngã xuống
  • Nâng cao hiệu quả đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại
  • “Bước tiến” mới trong cải cách hành chính
  • Thường trực Tỉnh ủy làm việc về tình hình triển khai một số dự án trên địa bàn tỉnh
  • Đại hội Đảng bộ Công ty 78 lần thứ VII

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Chùm ảnh: Người sưu tầm đồ cổ ở Kon Tum
  • Bếp cơm ấm áp tình người
  • Sức hấp dẫn ở thiên đường du lịch Măng Đen
  • Chùm ảnh: Vẻ đẹp mỹ miều của hoạ tiết hoa văn trên cánh đồng mùa gặt

Đất & Người Kon Tum

  • Kỹ nghệ chỉnh âm cồng chiêng của người Xơ Đăng
  • Thời gian qua, dù xã hội có nhiều thay đổi, nhưng cộng đồng người Xơ Đăng trên địa bàn tỉnh vẫn luôn nỗ lực bảo tồn và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, đặc biệt là kỹ thuật chỉnh âm cồng chiêng. Không cầu kỳ, không phô trương, kỹ nghệ này vẫn được người Xơ Đăng nỗ lực gìn giữ, bảo tồn qua các thế hệ.
  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Đâu chỉ là máu xương
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by