• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Hoạt động của Đoàn ĐBQH tỉnh trong tuần thứ hai của Kỳ họp lần thứ 9, Quốc hội khóa XV    Truy điệu, an táng 26 liệt sĩ hy sinh tại Lào và Campuchia    Quốc hội thảo luận Tổ về các dự án luật    Trao tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho các tập thể, cá nhân nước bạn Lào và Campuchia    Hội thảo khoa học Các nghiên cứu mới về sâm Ngọc Linh - Thành tựu và ứng dụng   

Kinh tế

Cho vùng biên giới Ia H’Drai “thêm xanh”

22/08/2018 07:01

​Trở lại các xã ở huyện biên giới Ia H’Drai lần này, trong tôi trào dâng một cảm xúc khó tả, khi nhìn thấy màu xanh đang dần phủ kín nơi đây. Những rẫy cà phê đang lên xanh thẫm trên các triền dốc dọc rìa lô cao su, nơi trước bị bỏ hoang cỏ dại mọc um tùm. Người dân nơi đây bằng chính bàn tay lao động cần cù của mình đã góp phần tạo nên một “biên giới xanh” – màu xanh của sự ấm no, hạnh phúc nơi vùng biên Ia H’Drai…

Khép kín màu xanh

Khi có đoàn công tác đến thăm gia đình, anh Phạm Văn Thân, dân tộc Thái (thôn 5, xã Ia Đal) tỏ ra rất vui và niềm nở đón khách.

Biết được mục đích chuyến viếng thăm của chúng tôi, anh Thân nhanh chóng thu xếp dẫn đoàn tham quan vườn cà phê của gia đình anh ngay sau chén trà mời khách tại nhà.

Vườn cà phê anh nằm trên các rìa đất dốc quanh lô cao su vốn là khu đất hoang trước đây cây dại mọc đầy, gia đình anh đã bỏ công khai hoang phục hóa để rồi nay cây cà phê phủ kín.

Ít ai ngờ rằng khu đất hoang hóa này có thể cải tạo để trồng cà phê - vốn là loại “cây công nghiệp khó tính”. Ấy vậy mà giờ cây cà phê lại xanh tốt, mới hai năm cho quả bói đầy cành.

“Năm 2016, gia đình tôi được Trung tâm Khuyến nông tỉnh hỗ trợ giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và chuyển giao kỹ thuật trồng 1ha cà phê giống TR4. Dự kiến vụ bói năm nay, gia đình thu gần 2 tấn nhân/ha. Nếu chỉ dựa vào tiền lương công nhân cao su, cuộc sống của gia đình khó có “của ăn của để”. Việc trồng thêm cà phê đã giúp gia đình cải thiện thu nhập, nâng cao đời sống…” - anh Thân tâm sự.

Hỏi trồng cà phê khó không, Phạm Văn Thân thật lòng: Khi chưa trồng thì tưởng khó, nhưng khi được cán bộ Trung tâm Khuyến nông tập huấn chuyển giao kỹ thuật, việc trồng và chăm sóc cà phê không khó. Cứ đào hố, bón phân, trồng và chăm sóc theo yêu cầu kỹ thuật, mùa khô tưới cho cà phê vài lứa nước là cây cà phê lên xanh tốt.

“Trồng cà phê cốt ở cần cù, phải tranh thủ thời gian rỗi làm cỏ, ép xanh và tỉa cành cà phê. Các loại cành như cành chết, cành sâu bệnh, già cỗi hay yếu ớt, cành thứ cấp (nằm sâu trong tán, mọc thẳng đứng hay chen chúc nhau trên một đốt) mình phải cắt để bảo đảm dinh dưỡng cho cà phê nuôi quả và sinh trưởng tốt”- anh Thân chia sẻ kỹ thuật.

Ông Bùi Văn Lâm (phải) cùng các cán bộ khuyến nông bên vườn cao su của mình. Ảnh: V.N

 

Đến thăm một hộ khác là hộ ông Bùi Văn Lâm ở thôn 1, xã Ia Đal cũng tham gia trồng 0,5ha cà phê giống TR4 do Trung tâm Khuyến nông tỉnh hỗ trợ; ngoài ra, ông còn mua tự bỏ tiền mua cà phê giống trồng thêm gần 1ha.

Mặc dù cây cà phê được trồng trên đất đỏ pha nhiều sỏi - loại đất không phù hợp lắm cho sự phát triển của cây cà phê, nhưng do bón thêm phân bò (ông nuôi 20 con bò lấy phân bón cho cà phê) nên cà phê sum sê và cho nhiều quả. Tuy cây cà phê mới 2 năm tuổi, nhưng theo kinh nghiệm, ông Lâm dự kiến năng suất cà phê của gia đình mình sẽ hơn 3 tấn nhân/ha.

“Giống cà phê TR4 hợp với đất đai ở xã Ia Đal. Cà phê phát triển nhanh, cho nhiều quả và quả to. Nếu chăm sóc tốt, cà phê đi vào kinh doanh cho năng suất 25-30 kg/cây. Với khối lượng quả bình quân trên cây như thế, cà phê sẽ đạt 6-7 tấn nhân/ha. Đưa cây cà phê vào phủ xanh các rìa cao su, người dân có điều kiện làm giàu” - ông Lâm hồ hởi.

Sức sống mới đang trỗi dậy

Ông Siu Xanh - Chủ tịch Hội Nông dân xã Ia Đal cho biết: Năm 2016, Trung tâm Khuyến nông tỉnh hỗ trợ cho 20 hộ dân ở xã Ia Đal trồng 10ha cà phê giống TR4 và năm 2018 cho 14 hộ trồng 7ha cà phê cũng giống này. Cà phê TR4 phù hợp với đất đai và khí hậu ở địa phương, sinh trưởng tốt. Ở diện tích cà phê trồng năm 2016, nay cho bói. Phần lớn diện tích cà phê trồng ở đây là đất nằm trên các rìa cao su, gần các bờ lô, hợp thủy các công ty cao su bỏ hoang.

“Bà con nông dân xã Ia Đal mong muốn Trung tâm Khuyến nông tỉnh tiếp tục hỗ trợ nông dân trồng phê trong những năm đến. Việc đưa cây cà phê vào trồng ở các rìa cao su đã góp phần khai thác có hiệu quả quỹ đất còn lại, giúp người dân tăng thêm thu nhập và nâng cao đời sống” - ông Siu Xanh nhấn mạnh.

Đến thăm từng lô cà phê, vui mừng trước những thành quả bước đầu người nông dân đạt được, ông Đoàn Năng Rường - Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh tâm sự: Các xã Ia Dom, Ia Tơi, Ia Đal (huyện Ia H’Drai) là xã biên giới, khí hậu khắc nghiệt, đời sống người dân còn khó khăn. Việc tỉnh chọn hỗ trợ người dân huyện Ia H’Drai phát triển cây cà phê vối TR4 (năm 2016), cà phê vối TRS1 (năm 2017-2018) là để giúp dân sớm ổn định, nâng cao đời sống và góp phần vào nhiệm vụ bảo vệ an ninh biên giới...   

Ông Đoàn Năng Rường còn cho biết thêm, từ năm 2016 đến nay, ngoài việc hỗ trợ cho người dân trồng được 47ha cà phê TR4 và TRS1 ở các xã huyện Ia H’Drai, Trung tâm Khuyến nông tỉnh còn hỗ trợ cho người dân trồng thêm các loại cây che bóng như bời lời (năm 2016), bơ Booth (năm 2017) và sầu riêng (năm 2018) trên các bờ lô cà phê. Các loại cây che bóng này cũng đang sinh trưởng tốt. Dự kiến trong những năm đến, Trung tâm Khuyến nông tỉnh sẽ hỗ trợ dân nhân rộng mô hình cà phê và triển khai thêm mô hình lúa nước, dê, bò lai để giúp người dân khu vực biên giới Ia H’Drai tiếp tục ổn định và phát triển hơn.

Trên đường về phải vượt qua những con dốc quanh co dưới cơn mưa chiều xối xả, nhưng hầu như mọi người trong đoàn không mệt mỏi mà rất vui khi được chứng kiến cây cà phê đang phủ xanh các rìa lô cao su ở các xã biên giới. Bởi, ai cũng biết rằng, cây cà phê đang góp phần mở ra cho người dân nơi đây một cuộc sống no ấm, hạnh phúc hơn.

Văn Nhiên

   

Các tin khác

  • Tăng sức cạnh tranh cho nông sản
  • Quan tâm xây dựng sản phẩm OCOP đạt chất lượng cao
  • Người dân phấn khởi vì tỷ lệ sâm Ngọc Linh nảy mầm cao
  • Sự chuyển dịch tích cực của thị trường lao động
  • Nghị quyết 68 và bước đột phá tư duy phát triển kinh tế tư nhân
  • Đề xuất phương án đầu tư dự án xây dựng tuyến đường cao tốc Quảng Ngãi - Kon Tum khoảng 44.355 tỷ đồng
  • Đưa công nghệ bay vào sản xuất nông nghiệp
  • Tập huấn kỹ năng bán hàng, khởi nghiệp
  • Hoàn thành đầu tư xây dựng kè chống sạt lở Đăk Snghé
  • Nâng cao giá trị trái cây qua chế biến
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • A Thuần học và làm theo Bác từ những điều giản dị
  • Xây dựng đội ngũ trí thức KH&CN tạo động lực phát triển
  • Tăng sức cạnh tranh cho nông sản
  • Hoạt động của Đoàn ĐBQH tỉnh trong tuần thứ hai của Kỳ họp lần thứ 9, Quốc hội khóa XV
  • Thông cáo báo chí số 12, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
  • Gặp mặt kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Tiểu đoàn 304
  • Hội thao Báo chí khu vực Tây Nguyên mở rộng năm 2025 diễn ra thành công tốt đẹp
  • Hội nghị triển khai các nhiệm vụ liên quan Đề án sáp nhập tỉnh trên lĩnh vực giáo dục và đào tạo

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Chùm ảnh: Người sưu tầm đồ cổ ở Kon Tum
  • Bếp cơm ấm áp tình người
  • Sức hấp dẫn ở thiên đường du lịch Măng Đen
  • Chùm ảnh: Vẻ đẹp mỹ miều của hoạ tiết hoa văn trên cánh đồng mùa gặt

Đất & Người Kon Tum

  • Kỹ nghệ chỉnh âm cồng chiêng của người Xơ Đăng
  • Thời gian qua, dù xã hội có nhiều thay đổi, nhưng cộng đồng người Xơ Đăng trên địa bàn tỉnh vẫn luôn nỗ lực bảo tồn và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, đặc biệt là kỹ thuật chỉnh âm cồng chiêng. Không cầu kỳ, không phô trương, kỹ nghệ này vẫn được người Xơ Đăng nỗ lực gìn giữ, bảo tồn qua các thế hệ.
  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Đâu chỉ là máu xương
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by