• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Đoàn đại biểu tỉnh Kon Tum viếng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương tại quê nhà Quảng Ngãi    Tuyên dương, khen thưởng học sinh giỏi, giáo viên tiêu biểu năm học 2024 - 2025    Định hướng xử lý các dự án đầu tư công và tháo gỡ vướng mắc trong xóa nhà tạm, nhà dột nát    Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Trang dự Lễ khánh thành các dự án đầu tư công trình hạ tầng tại xã Ngọc Linh    Quốc hội tiếp tục thảo luận Tổ các dự án luật   

Kinh tế

Chủ động phòng, chống đói, rét và dịch bệnh cho vật nuôi

12/11/2023 13:10

Ngành Nông nghiệp và các địa phương đang tập trung triển khai nhiều giải pháp phòng, chống đói rét, dịch bệnh cho đàn gia súc trong mùa Đông- Xuân năm 2023- 2024.

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến tháng 10/2023, trên toàn tỉnh, tổng đàn trâu hiện có là 24.084 con, tổng đàn bò là 84.992 con và  đàn heo là 164.038 con. Hiện nay, phương thức chăn nuôi chủ yếu trên địa bàn tỉnh ta vẫn là chăn nuôi nông hộ, quy mô nhỏ lẻ, chưa áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn; nhất là ở vùng DTTS, phần lớn người dân vẫn giữ thói quen chăn nuôi theo kiểu thả rông, tiềm ẩn nhiều rủi ro về dịch bệnh, đói, rét.

Nhiều hộ chăn nuôi đã từng bước chú ý đến việc làm chuồng trại, nuôi nhốt trâu bò. Ảnh: TH

 

Để hạn chế thấp nhất những thiệt hại do thời tiết bất lợi có thể gây ra trong mùa Đông- Xuân 2023-2024, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh phối hợp các địa phương, nhất là 3 huyện có điều kiện thời tiết khắc nghiệt là Tu Mơ Rông, Kon Plông, Đăk Glei, triển khai nhiều biện pháp phòng, chống đói, rét cho vật nuôi.

Theo đó, ngành chức năng và các địa phương tập trung tuyên truyền, vận động người chăn nuôi, nhất là hộ đồng bào DTTS thay đổi phương thức chăn nuôi, chuyển từ chăn nuôi thả rông sang nuôi nhốt có quản lý; chủ động phòng, chống đói, rét, dịch bệnh cho đàn vật nuôi; từng bước áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới vào chăn nuôi để nâng cao năng suất, chất lượng đàn gia súc và hiệu quả chăn nuôi.

Đồng thời, hướng dẫn người dân kỹ thuật xây dựng, gia cố chuồng nuôi đảm bảo phòng tránh mưa, rét cho trâu, bò. Trong quá trình sản xuất, thu gom các phụ phẩm nông nghiệp, làm cây rơm, thu gom lá cây bắp, ngọn lá mía; tận dụng đất trống xung quanh vườn nhà để trồng cỏ, trồng bắp dày để làm thức ăn cho trâu, bò nhằm đảm bảo thức ăn cho đàn vật nuôi.

Bên cạnh đó, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh tổ chức nhiều lớp tập huấn hướng dẫn đội ngũ cán bộ thôn, làng và các hộ chăn nuôi triển khai các phương án ứng phó kịp thời khi rét đậm, rét hại xảy ra, như tổ chức chăm sóc, nuôi dưỡng gia súc trong thời điểm mưa, rét; thực hiện nuôi nhốt trâu bò tại chuồng, không chăn thả khi nhiệt đới xuống thấp dưới 12oC; giữ khô nền chuồng, che chắn tránh gió lùa, làm áo khoác giữ ấm, tạo nguồn nhiệt (đốt trấu, củi) sưởi ấm cho trâu, bò. Qua đó, nâng cao kiến thức, kỹ  năng của người dân trong việc phòng chống đói, rét cho đàn trâu bò, hạn chế thấp nhất những thiệt hại người dân trong chăn nuôi trước tác động của thời tiết.

Người dân đã quan tâm hơn tới việc dự trữ thức ăn cho gia súc. Ảnh: TH

 

Song song với công tác tuyên truyền, hướng dẫn cho người dân cách phòng chống, đói, rét cho đàn vật nuôi, ngành Nông nghiệp và các địa phương chú trọng thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi, nhất là trong những thời điểm giao mùa, thời tiết giá rét khiến sức đề kháng của vật nuôi giảm sút.

Theo đó, từ tháng 9/2023, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh phối hợp với Trung tâm dịch vụ nông nghiệp các huyện, thành phố trên địa bàn tổ chức tiêm vắc xin phòng bệnh cho động vật. Trong đó, tập trung vào các bệnh nguy hiểm như lở mồm long móng, viêm da nổi cục, dịch tả lợn châu Phi, dại đảm bảo trên 80% đàn gia súc được tiêm phòng đầy đủ; triển khai tháng vệ sinh tiêu độc, khử trùng đợt 2.

Đội ngũ cán bộ thú y được giao phụ trách các địa phương thường xuyên bám địa bàn để theo dõi, giám sát tình hình dịch bệnh, nhất là tại các ổ bệnh cũ, khu vực có nguy cơ cao để phát hiện sớm, cảnh báo kịp thời và xử lý dứt điểm khi dịch bệnh mới phát sinh; hướng dẫn người dân vệ sinh chuồng trại, xử lý xác gia súc và chất thải vật nuôi theo quy định, giám sát chặt chẽ đàn vật nuôi của gia đình để kịp thời phòng dịch bệnh xảy ra; tổ chức các đoàn kiểm tra thường xuyên nắm bắt tình hình, đôn đốc, nhắc nhở các địa phương thực hiện tốt công tác phòng, chống đói, rét cho đàn gia súc.

Các ngành chức năng và chính quyền các địa phương chú trọng công tác quản lý hoạt động vận chuyển, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật, giết mổ động vật, nhằm không để dịch bệnh phát tán, lây lan làm ảnh hưởng đến hoạt động chăn nuôi trên địa bàn tỉnh.

Việc chủ động triển khai sớm các giải pháp phòng chống đói, rét và phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi, góp phần bảo đảm để người chăn nuôi ổn định sinh kế và hạn chế thiệt hại kinh tế trong chăn nuôi do ảnh hưởng của tình hình thời tiết bất lợi gây ra. Bên cạnh đó, qua công tác tuyên truyền, hướng dẫn của ngành chức năng cũng từng bước thay đổi nếp, cách làm người dân, nhất là các hộ đồng bào DTTS trong chăn nuôi. Từ đó, từng bước hạn chế chăn nuôi theo hình thức nhỏ lẻ, manh mún, chuyển sang chăn nuôi theo hướng hàng hóa, hiệu quả và bền vững hơn.

Thời điểm cuối năm, thời tiết ở nhiều vùng trên địa bàn tỉnh có diễn biến thất thường, mưa lạnh, khiến cho sức đề kháng của đàn vật nuôi giảm, trong khi đó, hoạt động buôn bán, vận chuyển giết mổ động vật thường tăng cao, dẫn đến nguy cơ cao phát sinh nhiều dịch bệnh. Vì vậy, việc thực hiện tốt các biện pháp bảo vệ an toàn đàn vật nuôi không chỉ bảo vệ tài sản lớn của người dân mà còn góp phần đảm bảo nguồn thực phẩm, phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân trên địa bàn tỉnh, nhất là vào dịp Tết Nguyên đán.            

Thiên Hương

   

Các tin khác

  • Chủ động phòng ngừa, ứng phó với thiên tai
  • Sử dụng hiệu quả vốn Quỹ hỗ trợ nông dân
  • Nghị quyết số 68 thúc đẩy tinh thần, khát vọng khởi nghiệp
  • Khẳng định giá trị sâm Ngọc Linh qua các nghiên cứu khoa học
  • Nâng cao uy tín và giá trị sâm Ngọc Linh
  • Lễ công bố Quyết định công nhận thị trấn Đăk Hà đạt chuẩn đô thị văn minh năm 2024
  • Lắng nghe tiếng nói từ doanh nghiệp
  • Công nghiệp, thương mại - Động lực thúc đẩy tăng trưởng
  • Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh với công tác truyền thông và phổ biến kiến thức khoa học kỹ thuật
  • Tăng sức cạnh tranh cho nông sản
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Đoàn đại biểu tỉnh Kon Tum viếng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương tại quê nhà Quảng Ngãi
  • Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương - một đời tận hiến vì Tổ quốc và nhân dân
  • ĐỒNG CHÍ TRẦN ĐỨC LƯƠNG - NHÀ LÃNH ĐẠO CÓ NHIỀU ĐÓNG GÓP QUAN TRỌNG CHO SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI, PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC
  • Cử hành trọng thể Lễ Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương
  • Quốc hội thảo luận Tổ về kinh tế - xã hội
  • Chim vịt kêu chiều
  • Để người dân hiểu và chủ động tham gia BHXH, BHYT
  • Thông cáo báo chí số 17, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Tình cha mang sắc xanh áo lính
  • Chùm ảnh: Ngọc Linh mùa lúa xanh
  • Chùm ảnh: Người sưu tầm đồ cổ ở Kon Tum
  • Bếp cơm ấm áp tình người

Đất & Người Kon Tum

  • Người dành trọn đời cho thổ cẩm
  • Không phải vàng, bạc đá quý, cũng không phải trâu, bò, ruộng vườn, 73 năm tuổi đời, “của để dành” của ông Đep (thôn Kon Rờ Bàng 2, xã Vinh Quang, thành phố Kon Tum) là những tấm thổ cẩm do mình dệt nên. Những tấm thổ cẩm vượt thời gian, mang bản sắc văn hóa truyền thống là một phần cuộc sống của chính ông - người dành trọn đời cho thổ cẩm.
  • Kỹ nghệ chỉnh âm cồng chiêng của người Xơ Đăng
  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by