• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện các nghị quyết của Bộ Chính trị    Hoạt động của Đoàn ĐBQH tỉnh trong tuần thứ hai của Kỳ họp lần thứ 9, Quốc hội khóa XV    Truy điệu, an táng 26 liệt sĩ hy sinh tại Lào và Campuchia    Quốc hội thảo luận Tổ về các dự án luật    Trao tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho các tập thể, cá nhân nước bạn Lào và Campuchia   

Kinh tế

Chú trọng phát triển đồng bộ hạ tầng giao thông

27/08/2022 13:02

Những năm qua, hệ thống đường giao thông được tập trung đầu tư, nâng cấp, bảo đảm sự kết nối giữa các vùng trong tỉnh và giữa các tỉnh trong khu vực, tạo nên mạng lưới giao thông từng bước đồng bộ và hoàn chỉnh, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo quốc phòng- an ninh của địa phương và cải thiện nâng cao đời sống đồng bào các dân tộc trong tỉnh.

Hạ tầng giao thông ngày càng phát triển. Ảnh: PN

 

Trước năm 2000, hệ thống hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh phát triển không đồng bộ, chưa đáp ứng được nhu cầu vận chuyển hành khách và hàng hóa. Khi ấy, giao thông đối ngoại chỉ bằng đường bộ hướng về phía Gia Lai theo Quốc lộ 14 và về Quảng Ngãi theo Quốc lộ 24, tuy nhiên, chất lượng đã hư hỏng, xuống cấp. Hệ thống đường địa phương chủ yếu là đường đất và cấp phối, việc đi lại gặp rất nhiều khó khăn, hệ thống giao thông còn quá thiếu, đa số các điểm vượt sông là ngầm tạm, cầu gỗ, cầu treo tải trọng nhỏ.

Xác định giao thông “đi trước mở đường” cho phát triển nên sau khi tách tỉnh, tỉnh ta đã ưu tiên các nguồn vốn và huy động các nguồn lực khác để đầu tư hạ tầng giao thông. Đồng thời, tranh thủ các nguồn vốn hỗ trợ của Chính phủ, các bộ ngành Trung ương và sự quan tâm của tỉnh, hệ thống giao thông trên địa bàn tỉnh được đầu tư phát triển mạnh cả về chất và lượng. Mạng lưới hệ thống giao thông đã nối liền tỉnh Kon Tum với các tỉnh Tây Nguyên và Duyên hải Miền Trung, thông thương với các nước bạn Lào, Campuchia và các tỉnh Đông Bắc Thái Lan.

Từ năm 2002 đến nay, hàng loạt tuyến đường huyết mạch quan trọng đã và đang được đầu tư nâng cấp, cải tạo và mở mới như: đường Hồ Chí Minh; tuyến tránh thành phố Kon Tum; các quốc lộ 24, 14C, 40B; các tỉnh lộ 671, 675, 677, 678, đường tái định cư thuỷ điện Plei Krông, đường Sa Thầy-YaLy - thôn Tam An (xã Sa Sơn) - Ya Mô - làng Rẽ (Mô Rai), huyện Sa Thầy (Tỉnh lộ 674); đoạn tránh đèo Văn Rơi; đường Ngọc Hoàng-Măng Bút-Tu Mơ Rông-Ngọc Linh... cùng nhiều tuyến đường huyện, đường đô thị, đường giao thông nông thôn được xây dựng, tạo nên mạng lưới giao thông hoàn chỉnh. Đây là tiền đề quan trọng mở thông thương, thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội, từ đó đời sống đồng bào các dân tộc trong tỉnh ngày càng được cải thiện, nâng cao.

Hạ tầng giao thông ở huyện Tu Mơ Rông đổi thay. Ảnh: PN

 

Đến nay, toàn tỉnh đã phát triển hệ thống giao thông hơn 6.130 km đường. Mạng lưới đường giao thông được phân bố tương đối hợp lý, rộng khắp toàn tỉnh. So với năm 2001, toàn tỉnh tăng 3.551km đường; chất lượng các tuyến đường cũng được cải thiện, trong số hơn 6.130 km đường thì tỷ lệ mặt đường bê tông nhựa chiếm 23,22%; mặt đường bê tông xi măng chiếm 31,43%; mặt đường nhựa chiếm 20,32%; còn lại là đường cấp phối và đường đất.

Điều đáng mừng là hệ thống giao thông nông thôn (GTNT) đã phát triển mạnh trong những năm gần đây. Các huyện, thành phố đã huy động sức dân tham gia làm đường GTNT theo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Với hình thức Nhà nước hỗ trợ vật tư xi măng, nhân dân đóng góp ngày công lao động, hàng nghìn kilômet đường GTNT đã được mở rộng nền, mặt đường, đảm bảo phục vụ nhu cầu đi lại và lưu thông hàng hóa của nhân dân. Đến nay, tất cả các xã đã có đường ô tô đến trung tâm xã được cứng hóa cơ bản đã đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ GTVT và hiện toàn tỉnh đã có 64/85 xã đạt tiêu chí số 2 về giao thông.

Hạ tầng giao thông được quan tâm đầu tư xây dựng, không những đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại mà còn góp phần to lớn trong thúc đẩy kinh tế- xã hội của tỉnh, đời sống của người dân từng bước được nâng cao. Giao thông đi lại thuận lợi hơn đã giúp cho sản phẩm của người dân làm ra như lúa, mì, cà phê được mua bán, trao đổi, tiêu thụ thuận tiện hơn, hạn chế tình trạng tư thương ép giá. Và cũng từ đó, thu nhập của người dân được nâng cao

Theo ngành GTVT, thời gian tới, ngành tiếp tục tranh thủ các nguồn vốn, tập trung nguồn lực để nghiên cứu đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Bờ Y- Ngọc Hồi - Plei Ku. Nghiên cứu đề xuất lựa chọn phương án tuyến cao tốc Bờ Y-Đăk Glei – Thạnh Mỹ (tỉnh Quảng Nam) thuộc tuyến cao tốc Bờ Y- Thạnh Mỹ- Đà Nẵng. Tiếp tục đầu tư nâng cấp, mở rộng các quốc lộ qua địa bàn tỉnh như đường Hồ Chí Minh, Quốc lộ 24, Quốc lộ 24D, Quốc lộ 14C, Quốc lộ 40, Quốc lộ 40B vào cấp theo quy hoạch. Đồng thời, đầu tư xây dựng tuyến tránh đường Hồ Chí Minh đoạn các thị trấn Đăk Hà, Đăk Tô, Ngọc Hồi, Đăk Glei, tuyến tránh Quốc lộ 24 qua thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plông, qua trung tâm huyện Kon Rẫy,... tạo sự đồng bộ, liên thông với mạng lưới giao thông vận tải của vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung, vùng Tây Nguyên và cả nước.     

Phúc Nguyên

   

Các tin khác

  • Công nghiệp, thương mại - Động lực thúc đẩy tăng trưởng
  • Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh với công tác truyền thông và phổ biến kiến thức khoa học kỹ thuật
  • Tăng sức cạnh tranh cho nông sản
  • Quan tâm xây dựng sản phẩm OCOP đạt chất lượng cao
  • Người dân phấn khởi vì tỷ lệ sâm Ngọc Linh nảy mầm cao
  • Sự chuyển dịch tích cực của thị trường lao động
  • Nghị quyết 68 và bước đột phá tư duy phát triển kinh tế tư nhân
  • Đề xuất phương án đầu tư dự án xây dựng tuyến đường cao tốc Quảng Ngãi - Kon Tum khoảng 44.355 tỷ đồng
  • Đưa công nghệ bay vào sản xuất nông nghiệp
  • Tập huấn kỹ năng bán hàng, khởi nghiệp
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Công nghiệp, thương mại - Động lực thúc đẩy tăng trưởng
  • Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh với công tác truyền thông và phổ biến kiến thức khoa học kỹ thuật
  • Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện các nghị quyết của Bộ Chính trị
  • A Thuần học và làm theo Bác từ những điều giản dị
  • Xây dựng đội ngũ trí thức KH&CN tạo động lực phát triển
  • Tăng sức cạnh tranh cho nông sản
  • Hoạt động của Đoàn ĐBQH tỉnh trong tuần thứ hai của Kỳ họp lần thứ 9, Quốc hội khóa XV
  • Thông cáo báo chí số 12, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Chùm ảnh: Người sưu tầm đồ cổ ở Kon Tum
  • Bếp cơm ấm áp tình người
  • Sức hấp dẫn ở thiên đường du lịch Măng Đen
  • Chùm ảnh: Vẻ đẹp mỹ miều của hoạ tiết hoa văn trên cánh đồng mùa gặt

Đất & Người Kon Tum

  • Kỹ nghệ chỉnh âm cồng chiêng của người Xơ Đăng
  • Thời gian qua, dù xã hội có nhiều thay đổi, nhưng cộng đồng người Xơ Đăng trên địa bàn tỉnh vẫn luôn nỗ lực bảo tồn và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, đặc biệt là kỹ thuật chỉnh âm cồng chiêng. Không cầu kỳ, không phô trương, kỹ nghệ này vẫn được người Xơ Đăng nỗ lực gìn giữ, bảo tồn qua các thế hệ.
  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Đâu chỉ là máu xương
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by