• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Triển khai nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội tháng 5    Sơ kết 4 năm thực hiện Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS, làm cho đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững”    Lãnh đạo tỉnh thăm, chúc mừng Lễ Phật đản 2025    Quốc hội sẽ quyết định nhiều nội dung đặc biệt quan trọng trên tất cả các lĩnh vực    Khai mạc Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV   

Kinh tế

Đăk Hà: Chủ động nguồn nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt

29/09/2023 13:11

Để chủ động nguồn nước, đảm bảo cho hoạt động sản xuất nông nghiệp và phục vụ đời sống dân sinh trước ảnh hưởng của hiện tượng El Nino, huyện Đăk Hà đã xây dựng kế hoạch và đề ra nhiều giải pháp, phương án ứng phó với hạn hán, thiếu nước trong giai đoạn 2023- 2025.

Huyện Đăk Hà chủ động dự trữ nguồn nước để cung cấp nước tưới phục vụ sản xuất. Ảnh: TH

 

Trước hết, huyện Đăk Hà tiến hành khảo sát và đánh giá cụ thể các vùng đảm bảo nước tưới và những vùng có nguy cơ hạn hán vào mùa khô. Trong đó, xác định được một số khu vực có khả năng xảy ra khô hạn, thiếu nước như: Khu tưới hồ Cà Sâm; khu vực tưới ở cuối kênh chính Bắc hồ Đăk Uy (xã Đăk Mar); một số vùng sản xuất thuộc địa bàn các xã Đăk La, Ngọc Réo, Đăk Hring, Ngọk Wang, Hà Mòn, Đăk Long... Trên cơ sở đó, các phòng chuyên môn của huyện và các địa phương trên địa bàn triển khai các giải pháp đảm bảo nguồn nước, sử dụng nước hợp lý; tổ chức sản xuất, nuôi trồng cho phù hợp; trong đó, ưu tiên cho cấp nước sinh hoạt, nước uống cho gia súc, gia cầm, nước tưới cho cây lâu năm có giá trị kinh tế cao khi xảy ra hạn hán.

Hiện tại, trên địa bàn huyện Đăk Hà có 66 công trình đập, hồ chứa nước, trong đó, có 34 công trình do địa phương quản lý và 32 công trình do Ban quản lý- khai thác các công trình thủy lợi tỉnh quản lý. Các công trình hồ, đập phục vụ tưới cho khoảng 5.700ha cây trồng.

Để khai thác và vận hành hiệu quả các công trình thủy lợi, huyện Đăk Hà chủ động phối hợp với Ban quản lý- khai thác các công trình thủy lợi tỉnh xây dựng kế hoạch điều tiết, dự trữ nguồn nước, thực hiện tiết kiệm nước tưới và tổ chức phân phối, điều chỉnh hợp lý khi nguồn nước bị thiếu hụt; quản lý chặt chẽ cống lấy nước đầu mối và các công trình tưới, đặc biệt là các cống tưới gần đầu mối, không để rò rỉ lãng phí nước, đảm bảo đủ nước cho tất cả các khu vực, nhất là khu vực cuối nguồn nước. Đồng thời, tổ chức duy tu, sửa chữa các công trình thủy lợi bị hư hỏng, xuống cấp; tăng cường việc nạo vét kênh mương, cửa lấy nước; lắp đặt và vận hành các trạm bơm dã chiến để tận dụng tối đa nguồn nước phục vụ sản xuất.

Bên cạnh đó, huyện Đăk Hà đề ra các giải pháp phòng, chống hạn hán, thiếu nước cho các vùng canh tác ngoài phạm vi cấp nước tưới của công trình thủy lợi, trong đó chú trọng thực hiện tích trữ nước ở các ao, hồ có sẵn, khi hạn xảy ra tổ chức bơm tưới bổ sung cho khu vực bị hạn. 

Nhằm sử dụng hiệu quả nguồn nước, các địa phương, đơn vị trên địa bàn huyện Đăk Hà triển khai tuyên truyền, vận động để nhân dân hiểu rõ tầm quan trọng của việc sử dụng nước tiết kiệm; phổ biến các phương pháp tưới tiết kiệm, khoa học như tưới tự động, tưới nhỏ giọt, phun sương, chăm sóc cây trồng trong điều kiện thiếu nước.

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng được huyện Đăk Hà xác định là một trong những giải pháp căn cơ để đối phó với hạn hán và thích ứng với biến đối khí hậu nhằm thúc đẩy ngành nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững, hiệu quả.

Thời gian qua, huyện Đăk Hà đã vận động người dân chuyển đổi một số diện tích đất trồng lúa thường bị thiếu nước sang trồng rau màu cho hiệu quả kinh tế cao hơn. Ảnh: TH

 

Theo đó, địa phương đã tích cực tuyên truyền, hướng dẫn người dân thực hiện chuyển đổi những diện tích trồng lúa không đảm bảo nguồn nước sang trồng các loại hoa màu như bắp, khoai, đậu tương, lạc, rau màu các loại hoặc xen canh một vụ lúa một vụ màu. Đến nay, người dân trên địa bàn huyện đã chuyển đổi được trên 60ha đất ruộng thường xảy ra hạn hán sang trồng các loại cây ngắn ngày cho hiệu quả kinh tế cao hơn gấp 3-4 lần so với trồng lúa.

Người dân chủ động chuyển những diện tích trồng cà phê tại một số vùng khó khăn về nguồn nước tưới đã hết chu kỳ khai thác sang trồng một số loại cây dài ngày khác như mắc ca, cây ăn quả để nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Giải pháp này đang mang lại những kết quả tích cực. Hiện tại, diện tích cây ăn quả toàn huyện đạt gần 2.051ha, cao hơn gần 100ha so với cùng kỳ, diện tích cây mắc ca là 455,27ha, tăng 130ha so với năm 2022.

 Cùng với các giải pháp phòng chống hạn phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, huyện Đăk Hà cũng đề ra nhiều biện pháp đảm bảo nguồn nước sinh hoạt cho người dân.

Hiện trên địa bàn huyện có 15 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung. Vì vậy, địa phương chủ động phối hợp với Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn tiến hành rà soát, đánh giá hiện trạng công trình cấp nước để kịp thời phát hiện, sửa chữa, nâng cấp các công trình, vị trí bị hư hỏng; xây dựng các phương án cấp nước khoa học, phục vụ cuộc sống của người dân.

Bên cạnh đó, UBND huyện Đăk Hà chỉ đạo các xã, thị trấn thường xuyên kiểm tra các công trình nước tự chảy, giếng nước sinh hoạt để có giải pháp chống hạn riêng cho từng khu vực, công trình; có kế hoạch cấp nước lưu động, hỗ trợ thiết bị cấp, trữ nước hộ gia đình cho những khu vực chịu ảnh hưởng. Đồng thời, tuyên truyền vận động nhân dân dùng nước tiết kiệm, chuẩn bị các vật dụng như bồn chứa, thùng nhựa, can đựng nước để dự trữ nước sinh hoạt.

Mặc dù hiện nay tỉnh ta nói chung và huyện Đăk Hà vẫn đang trong mùa mưa, nhưng việc triển khai sớm các biện pháp phòng tránh hạn cho mùa khô 2023 - 2024 sắp tới và cả năm sau giúp địa phương chủ động nguồn nước, không bị lúng túng khi xảy ra hạn hán. Từ đó, đảm bảo triển khai tốt nhiệm vụ sản xuất nông nghiệp, phát triển kinh tế và ổn định cuộc sống người dân.                                              

Thiên Hương

   

Các tin khác

  • Thu nhập cao nhờ mô hình nuôi côn trùng
  • Chi nhánh Ngân hàng Phát triển khu vực Gia Lai – Kon Tum thực hiện chính sách tín dụng đầu tư của Nhà nước
  • Sở Nông nghiệp và Môi trường: Đưa công nghệ thông tin vào sản xuất nông nghiệp
  • Đẩy mạnh cải tạo vườn tạp
  • Đổi thay kết cấu hạ tầng
  • Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đợt 1 năm 2025
  • Công bố tình huống khẩn cấp do thiên tai công trình Trạm cắt 220kV Bờ Y, huyện Ngọc Hồi
  • Thiên tai gây thiệt hại về người, nhà cửa và công trình hạ tầng
  • Khởi nghiệp từ mô hình sản xuất tinh bột nghệ
  • Kon Tum: Thành lập Tổ công tác liên ngành phối hợp triển khai Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường cao tốc Quảng Ngãi - Kon Tum
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Khánh thành nhà rông thôn Kon K’Lốc, xã Đăk Mar
  • Ban Chỉ đạo 515 tỉnh Kon Tum hội đàm với Ban Chuyên trách tỉnh Rattanakiri (Campuchia)
  • Nỗ lực vượt khó, gặt hái thành công
  • Xây dựng đội ngũ cán bộ nữ, cán bộ trẻ, cán bộ người DTTS
  • Già Thao Ú giữ nghề đan lát truyền thống
  • [INFOGRAPHIC] Viên chức giáo dục và y tế không nằm trong phương án giảm 20% biên chế
  • Thông cáo báo chí số 4, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
  • Quốc hội thảo luận Tổ các Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức TAND; Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức VKSND và Dự án Luật Thanh tra (sửa đổi)

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Bếp cơm ấm áp tình người
  • Sức hấp dẫn ở thiên đường du lịch Măng Đen
  • Chùm ảnh: Vẻ đẹp mỹ miều của hoạ tiết hoa văn trên cánh đồng mùa gặt
  • Chùm ảnh: Nhộn nhịp công trường ngày nghỉ lễ

Đất & Người Kon Tum

  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Đã bước sang tuổi 80, nhưng ông A Khunh (dân tộc Xơ Đăng) ở thôn Đăk Niêng, xã Măng Bút, huyện Kon Plông vẫn miệt mài đan lát, rèn dao, làm nỏ, gìn giữ những nghề truyền thống. Bằng đôi tay khéo léo và tấm lòng son sắt, ông không chỉ lưu giữ giá trị bản sắc văn hóa dân tộc mà còn âm thầm truyền “lửa” cho thế hệ trẻ.
  • Đâu chỉ là máu xương
  • Những bước chân vì cộng đồng
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by