• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
HĐND tỉnh Kon Tum và HĐND tỉnh Chăm-pa-sắc trao đổi kinh nghiệm    Họp Ban chỉ đạo Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025    Chương trình cà phê Doanh nghiệp-Doanh nhân tháng 5    Thường trực Tỉnh ủy làm việc về tình hình triển khai một số dự án trên địa bàn tỉnh    Quảng Ngãi - Kon Tum: Thống nhất 4 nội dung liên quan tới sáp nhập tỉnh   

Kinh tế

Đăk Pét gồng mình gánh hậu quả khai thác vàng

27/09/2017 18:00

​Mặc dù đã ngừng khai thác hơn 5 năm nay, nhưng những hệ lụy từ việc khai thác vàng của Công ty TNHH Kim Sơn Thủy tại sông Đăk Mỹ thuộc địa bàn xã Đăk Pét (huyện Đăk Glei) để lại là không hề nhỏ. Hai bên bờ sông sạt lở, lòng sông bị bồi lấp, dòng chảy thay đổi; con tôm, con cá không còn như xưa; ruộng nương màu mỡ nằm hai bên bờ sông bị sỏi đá bồi lấp; đời sống, sinh hoạt của người dân tại hai thôn Đăk Đoát và Peng Sang Peng bị ảnh hưởng…

Khoảng hơn 5 năm trở về trước, con sông Đăk Mỹ đoạn chảy qua thôn Peng Sang Peng và thôn Đăk Đoát (xã Đăk Pét, huyện Đăk Glei) trở thành điểm nóng của tình trạng khai thác vàng.

Sau khi người dân biết được thông tin Công ty TNHH Kim Sơn Thủy xin giấy phép được thăm dò, khai thác vàng trên dòng sông Đăk Mỹ đoạn chảy qua khu vực thôn Đăk Đoát và Peng Sang Peng thì người dân trên địa bàn cũng đổ xô đi khai thác vàng tại đây. Lý do người dân địa phương nêu ra là doanh nghiệp được phép vào con sông của thôn khai thác khoáng sản thì người dân ở đây cũng có quyền khai thác.

Lòng sông Đăk Mỹ từng được băm nát. Ảnh: B.C

 

Thế là Công ty TNHH Kim Sơn Thủy và người dân hai thôn Đăk Đoát và Peng Sang Peng cùng đua nhau khai thác vàng một "cách vô tội vạ" trên lòng sông Đăk Mỹ. Con sông Đăk Mỹ bị băm nát bởi bàn tay con người, hai bờ sông sạt lở nham nhở.

Khi diện tích đất được cấp phép cho Công ty TNHH Kim Sơn Thủy khai thác đã cạn kiệt, công ty này còn mua đất ruộng, rẫy của người dân để đào đãi vàng. Thậm chí có những đám ruộng, đám rẫy của dân chưa thương lượng giá cả đền bù cho người dân nhưng công ty này vẫn cứ đưa máy móc vào băm nát để lấy vàng, gây bức xúc cho người dân.

Cùng với sự khai thác kiểu tận thu không hề nghĩ đến hậu quả tàn phá môi trường, người dân địa phương lập từng nhóm hộ góp tiền mua máy móc, dụng cụ kéo ra sông Đăk Mỹ để khai thác vàng. Thêm vào đó, những người từ các tỉnh khác cũng đến đầu tư máy móc, thuê người dân khai thác vàng khiến dòng sông Đăk Mỹ lúc nào cũng ầm ầm tiếng máy nổ.

Con sông Đăk Mỹ bị "bức tử". Những đồi mì, những rẫy lúa xanh tươi bên sông ngày nào bị lật tung nham nhở một cách không thương tiếc để tìm vàng…

Chỉ vào đống đá sỏi nằm ngổn ngang dưới lòng sông Đăk Mỹ, bà Y Tun- người dân thôn Đăk Đoát tiếc nuối cho biết: Trước đây gia đình tôi có hơn 1.000m2 đất trồng lúa nằm ở dọc bờ sông Đăk Mỹ. Đất ở đây màu mỡ nên mỗi một mùa thu hoạch được cũng khoảng trên 10 bao lúa để dành ăn cũng được gần cả năm trời. Nhưng khoảng đầu năm 2012, Công ty TNHH Kim Sơn Thủy vào đặt vấn đề với gia đình để cho công ty phá ruộng lúa khai thác vàng khoảng 1 tuần rồi sẽ san lấp, trả lại mặt bằng như cũ. Đổi lại, công ty sẽ hỗ trợ cho gia đình 15 triệu đồng để mua gạo ăn, khỏi phải làm ruộng. Nghĩ vừa có một số tiền lớn, chỉ trong khoảng 1 tuần sau đó công ty sẽ san lấp, trả lại mặt bằng như cũ nên gia đình tôi đã đồng ý. Ai ngờ, kể từ khi công ty rút đi, lớp bùn đất màu mỡ cũng trôi đi theo, để lại đống sỏi đá nằm ngổn ngang đến giờ không thể canh tác được…      

Ông A Mrát - Trưởng thôn Đăk Đoát cho biết: Trước đây, toàn thôn có trên 25ha đất trồng lúa nước, 5ha đất trồng bắp, nhưng kể từ sau khi “cơn lốc vàng” đi qua, diện tích cây lúa nước hiện giờ chỉ còn khoảng hơn một nửa và diện tích cây bắp hiện chỉ còn bằng 1/10 so với trước. Điều đáng tiếc là diện tích đất nông nghiệp trồng lúa, trồng bắp bị mất do hậu quả của khai thác vàng gây ra đều là những thửa ruộng nằm dọc sát bờ sông Đăk Mỹ rất màu mỡ. Trước đây, con sông Đăk Mỹ này lắm tôm, nhiều cá, mỗi khi chiều đi làm rẫy về người dân thường tranh thủ bắt thêm con tôm, con cá về cải thiện bữa ăn gia đình. Nhưng kể từ khi Công ty TNHH Kim Sơn Thủy vào khai thác vàng đến nay, cả một đoạn con sông dài không ai còn thấy con tôm, con cá và tình trạng này sẽ còn tiếp tục kéo dài cho đến nhiều năm về sau…

Cũng như thôn Đăk Đoát, tình trạng tàn phá lòng sông, hủy hoại môi trường, đất đai hai bên bờ sông để khai thác vàng tại khu vực thôn Peng Sang Peng cũng không khá hơn gì.

Trưởng thôn Peng Sang Peng - ông A Mốk cho biết: Đã hơn 5 năm trôi qua, nhiều người dân ở đây đang phải gồng mình gánh những hậu quả do khai thác vàng để lại. Đất màu mỡ trước đây giờ người dân không thể tiếp tục canh tác...

“Khi đưa máy móc vào khai thác vàng trên sông Đăk Mỹ đoạn chảy qua thôn Peng Sang Peng, Công ty TNHH Kim Sơn Thủy đã họp dân tại Nhà rông và hứa sẽ hỗ trợ cho thôn 150 triệu đồng để làm quỹ. Ngoài ra, công ty này còn hứa sẽ xây dựng 5 căn nhà và tặng 5 con bò cho các hộ nghèo và đề nghị cán thôn bình xét chọn các hộ nghèo để được nhận hỗ trợ từ phía công ty. Tuy nhiên, sau khi thôn tiến hành bình xét xong, công ty cứ hẹn tới, hẹn lui với nhiều lý do khác nhau; mãi cho đến nay người dân vẫn chưa thấy thực hiện nên cứ nghi ngờ công ty đã giao tiền để cán bộ thôn, nhưng cán bộ thôn lại bỏ túi riêng…” - ông A Mốk bức xúc phân trần với chúng tôi.

Những thửa ruộng màu mỡ trở thành bãi bồi đầy cát đá. Ảnh: B.C

 

Sau cơn mưa chiều tháng 9, đứng trên Tỉnh lộ 673 giờ đây nhìn xuống dòng sông Đăk Mỹ, cả bãi sông rộng mênh mông trơ những đống sỏi đá trắng. Người dân tiếc hùi hụi khi cánh đồng hoa màu xanh tốt do ông bà từ bao đời để lại giờ chỉ còn là bãi đất cát nham nhở xen lẫn các hố nước sâu hoắm. Phía xa xa những đám ruộng lúa nằm phía hạ nguồn giáp với thị trấn Đăk Glei được xuống giống hơn 1 tháng trời dường như vẫn “ngái ngủ”, vàng oạch. Thi thoảng lại gặp những thửa ruộng mọc đầy cỏ dại ngút ngàn như để mặc cho đàn bò nhẩn nha gặm. Nước dòng sông Đăk Mỹ đã có phần trong xanh nhưng vẫn cạn kiệt, trơ sỏi đá không còn tôm, con cá nào tồn tại…

Hậu quả của "cơn lốc" khai thác vàng trên dòng sông Đăk Mỹ vô tội vạ đã và đang đè nặng lên đời sống người dân xã Đăk Pét.

Bảo Châu  

   

Các tin khác

  • Sự chuyển dịch tích cực của thị trường lao động
  • Nghị quyết 68 và bước đột phá tư duy phát triển kinh tế tư nhân
  • Đề xuất phương án đầu tư dự án xây dựng tuyến đường cao tốc Quảng Ngãi - Kon Tum khoảng 44.355 tỷ đồng
  • Đưa công nghệ bay vào sản xuất nông nghiệp
  • Tập huấn kỹ năng bán hàng, khởi nghiệp
  • Hoàn thành đầu tư xây dựng kè chống sạt lở Đăk Snghé
  • Nâng cao giá trị trái cây qua chế biến
  • Lan tỏa phong trào khởi nghiệp trong thanh niên người DTTS
  • Thu nhập cao nhờ mô hình nuôi côn trùng
  • Chi nhánh Ngân hàng Phát triển khu vực Gia Lai – Kon Tum thực hiện chính sách tín dụng đầu tư của Nhà nước
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc lần thứ X, năm 2025
  • Chương trình “Tuổi trẻ Kon Tum – Hành trình tình nguyện theo dấu chân Bác”
  • HĐND tỉnh Kon Tum và HĐND tỉnh Chăm-pa-sắc trao đổi kinh nghiệm
  • “Khi Tổ quốc cần, họ biết sống xa nhau”
  • [INFOGRAPHIC] Phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025
  • Bảo tồn và phát triển nghề dệt thổ cẩm gắn với du lịch
  • Luân chuyển cán bộ: Xây dựng đội ngũ cán bộ vừa “hồng” vừa “chuyên”
  • Vụ rừng bị phá ở huyện Ia H’Drai: Tiến hành khám nghiệm hiện trường, điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Chùm ảnh: Người sưu tầm đồ cổ ở Kon Tum
  • Bếp cơm ấm áp tình người
  • Sức hấp dẫn ở thiên đường du lịch Măng Đen
  • Chùm ảnh: Vẻ đẹp mỹ miều của hoạ tiết hoa văn trên cánh đồng mùa gặt

Đất & Người Kon Tum

  • Kỹ nghệ chỉnh âm cồng chiêng của người Xơ Đăng
  • Thời gian qua, dù xã hội có nhiều thay đổi, nhưng cộng đồng người Xơ Đăng trên địa bàn tỉnh vẫn luôn nỗ lực bảo tồn và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, đặc biệt là kỹ thuật chỉnh âm cồng chiêng. Không cầu kỳ, không phô trương, kỹ nghệ này vẫn được người Xơ Đăng nỗ lực gìn giữ, bảo tồn qua các thế hệ.
  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Đâu chỉ là máu xương
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by