• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Lễ tưởng niệm 55 năm ngày các chiến sĩ Trung đoàn 209 hy sinh tại Chư Tan Kra    Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Tuấn gặp gỡ, đối thoại với thanh niên    UBND tỉnh và Tập đoàn Viettel ký kết Thỏa thuận hợp tác chuyển đổi số    Phó Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Hòa thăm, tặng hoa Tỉnh đoàn    Nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Hòa Bình tặng cờ Tổ quốc tại huyện Ngọc Hồi   

Kinh tế

Đăk Tô: Chủ động phòng cháy chữa cháy rừng

28/10/2022 06:04

Ngay từ thời điểm này, các lực lượng chức năng, đơn vị chủ rừng trên địa bàn huyện Đăk Tô đã chủ động triển khai công tác phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR) mùa khô 2022-2023 nhằm bảo vệ an toàn cho những cánh rừng.

Huyện Đăk Tô có tổng diện tích rừng hơn 18.600ha, trong đó, có hơn 7.000ha rừng trồng, tập trung chủ yếu tại khu vực giáp ranh với các huyện Ngọc Hồi, Tu Mơ Rông và Đăk Hà. Hiện tại, toàn huyện đang duy trì hoạt động 1 tổ công tác liên ngành quản lý bảo vệ rừng cấp huyện, 9 tổ cấp xã và 67 tổ đội bảo vệ rừng và PCCCR cấp thôn. Ngoài ra, còn có các hộ dân trong cộng đồng nhận khoán bảo vệ rừng và quân số thuộc các đơn vị công an, quân đội đóng chân trên địa bàn huyện, qua đó, đảm bảo lực lượng cần thiết cho công tác PCCCR tại địa phương. Các đơn vị, địa phương trên địa bàn huyện Đăk Tô cũng đã tiến hành kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa máy móc, dụng cụ chữa cháy rừng thuộc quyền quản lý để phục vụ công tác phòng cháy chữa cháy rừng. 

Ông Đào Văn Đại - Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Đăk Tô cho hay, qua kiểm tra, đến nay, các đơn vị hoàn thành các phương án PCCCR, trong đó, chú trọng làm đường ranh cản lửa, làm giảm vật liệu cháy dưới tán rừng, tu sửa chòi canh lửa, các biển báo hiệu, chuẩn bị sẵn sàng các dụng cụ, vật tư, phương tiện. Việc chủ động này sẽ giúp các đơn vị, địa phương thực hiện tốt việc ngăn chặn, dập lửa khi có cháy rừng xảy ra.

Kiểm lâm địa bàn xã Văn Lem hướng dẫn người dân thôn Tê Rông phát dọn thực bì. Ảnh: Đ.T

 

Xã Văn Lem (huyện Đăk Tô) có tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp gần 3.640ha, trong đó, rừng trồng mới hơn 360ha. Các diện tích rừng nằm xen kẽ, tiếp giáp với các diện tích đất sản xuất của người dân nên luôn đối mặt với nguy cơ bị cháy rừng khi bước vào mùa khô. Vì vậy, để bảo vệ các diện tích rừng trong mùa khô 2022-2023, UBND xã Văn Lem đã xây dựng phương án PCCCR trình cấp thẩm quyền phê duyệt, đồng thời, kiện toàn lại 5 cộng đồng quản lý bảo vệ rừng của 5 thôn gồm Đăk Xanh, Tê Pen, Đăk Sing, Tê Rông và Măng Rương. Cộng đồng các thôn cũng đã phối hợp với tổ công tác liên ngành quản lý bảo vệ rừng của xã Văn Lem triển khai tuyên truyền công tác PCCCR cho các hộ dân.

Bà Ma Ri - Trưởng thôn Tê Rông (xã Văn Lem) cho biết, cộng đồng quản lý bảo vệ rừng thôn có 6 nhóm với hơn 160 hộ dân bảo vệ 208ha rừng được Nhà nước giao từ năm 2019 (trước đây diện tích rừng này do UBND xã Văn Lem quản lý). Chủ động phòng cháy diện tích rừng được giao quản lý, các nhóm trong cộng đồng quản lý bảo vệ rừng của thôn đã triển khai công tác tuyên truyền PCCCR tới các hộ dân. Hiện nay, các hộ dân đã bắt đầu phát dọn thực bì diện tích đất sản xuất của mình, đồng thời, làm đường ranh cản lửa tại vị trí giáp ranh để khi phát dọn, đốt thực bì ngăn chặn bị cháy lan vào rừng.

Ông A Kên - Trưởng thôn Tê Pen (xã Văn Lem) chia sẻ, cộng đồng quản lý bảo vệ rừng thôn có 4 nhóm với gần 100 hộ dân. Từ nguồn tiền dịch vụ môi trường rừng được chi trả, các hộ dân đã chủ động mua sắm các dụng cụ như rựa, cuốc, xẻng để phục vụ sản xuất và PCCCR. Trong trường hợp có cháy rừng xảy ra, bên cạnh sử dụng các dụng cụ thô sơ, các hộ dân sẽ đeo thêm bình chứa nước thường sử dụng khi phun thuốc trừ sâu để dập lửa được tốt hơn.

Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Tô, là đơn vị đang quản lý diện tích rừng lớn nhất trên địa bàn, với hơn 30.000ha rừng tại địa bàn huyện Đăk Tô và huyện Tu Mơ Rông (trong đó, có hơn 1.000ha rừng trồng), cũng đã chủ động phòng cháy rừng trong mùa khô. Công ty đã triển khai các nội dung trong phương án PCCCR tới 4 phân trường và 64 cộng đồng nhận khoán bảo vệ rừng.

Ông Vũ Văn Cương - Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Tô cho biết, trong phương án PCCCR, đơn vị xác định trực tuần tra, kiểm tra rừng là then chốt và các tổ PCCCR của đơn vị cùng cộng đồng nhận khoán bảo vệ rừng các thôn, làng là lực lượng chủ lực để thực hiện hiệu quả công tác PCCCR. Trong đó, trọng tâm là tiến hành xử lý thực bì, sửa chữa công trình phòng cháy như sửa lại các tuyến đường, bể chứa nước, chòi canh để phục vụ công tác tuần tra và triển khai PCCCR khi xảy ra cháy rừng.

Với sự chủ động, sẵn sàng trong công tác PCCCR cùng sự hỗ trợ, phối hợp chặt chẽ của người dân, các đơn vị, địa phương trên địa bàn huyện Đăk Tô sẽ hạn chế thấp nhất nguy cơ xảy ra cháy rừng và bảo vệ an toàn diện tích rừng tự nhiên, rừng trồng trong mùa khô 2022-2023.         

Đức Thành

   

Các tin khác

  • Agribank Kon Tum đồng hành cùng địa phương phát triển bền vững
  • Liên minh HTX tỉnh ký kết giao ước thi đua năm 2023
  • Tín hiệu tích cực trong thu hút đầu tư
  • Thử sức trồng quýt đường ở Tu Mơ Rông
  • Đẩy mạnh cho vay tín dụng theo Nghị quyết số 11 của Chính phủ
  • PC Kon Tum đảm bảo cấp điện mùa nắng nóng
  • Mệnh lệnh giữ rừng
  • Triển vọng từ phát triển mắc ca ở Đăk Tô
  • Kon Rẫy chủ động phòng, chống cháy rừng
  • Căng sức phòng, chống cháy rừng
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Prudential chi trả 23 tỷ đồng cho một khách hàng tại Cần Thơ
  • Diễn tập chữa cháy tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh
  • Người dân đồng tình quy định mới về đăng kiểm xe
  • Agribank Kon Tum đồng hành cùng địa phương phát triển bền vững
  • Nhiệt huyết tuổi trẻ
  • Liên minh HTX tỉnh ký kết giao ước thi đua năm 2023
  • Hội nghị góp ý Dự thảo tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Kon Tum lớp 4 sử dụng trong cơ sở GDPT
  • “Giữ hồn” tượng gỗ dân gian ở Klâu Ngol Zố

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Chùm ảnh: Sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại Măng Đen
  • Gỡ “điểm nghẽn” để thúc đẩy phát triển
  • Chùm ảnh: Xanh mát giữa nắng tháng Ba
  • “Điểm tựa” của làng

Đất & Người Kon Tum

  • “Giữ hồn” tượng gỗ dân gian ở Klâu Ngol Zố
  • Những ngày không đi rẫy, nghệ nhân A Thoan (SN 1983) và nghệ nhân Rơ Châm Banh (SN 1966) cùng sinh sống ở làng Klâu Ngol Zố (xã Ia Chim, thành phố Kon Tum) lại hẹn nhau tạc tượng gỗ. Qua óc thẩm mỹ tinh tế và đôi bàn tay khéo léo của 2 nghệ nhân, những khúc gỗ vô tri như được “thổi hồn”, trở thành những tác phẩm điêu khắc đặc sắc, chứa đựng tình yêu thương con người và sắc thái đời sống của dân tộc Gia Rai ở làng Klâu Ngol Zố.
  • Độc đáo “hơ gọ” của người Xơ Đăng
  • Nghệ nhân nặng lòng với văn hóa dân gian
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Tổng Biên tập: Nguyễn Mạnh Hồng
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by