• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Truy điệu, an táng 26 liệt sĩ hy sinh tại Lào và Campuchia    Quốc hội thảo luận Tổ về các dự án luật    Trao tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho các tập thể, cá nhân nước bạn Lào và Campuchia    Hội thảo khoa học Các nghiên cứu mới về sâm Ngọc Linh - Thành tựu và ứng dụng    [INFOGRAPHIC] Các bước lấy ý kiến về sửa đổi Hiến pháp năm 2013 trên VNeID   

Kinh tế

Đăk Tô- Người dân lo lắng vì bệnh chổi rồng trên mì

15/04/2018 18:13

​Cả nghìn héc ta mì của người dân ở Đăk Tô bị nhiễm bệnh chổi rồng nên các hộ vội vã thu hoạch để “gỡ gạc” chút vốn. Nhưng điều quan trọng là hàng trăm héc ta giống chuẩn bị cho vụ sau cũng bị nhiễm bệnh làm người dân lúng túng chưa biết lấy giống ở đâu để thay thế…

Người dân thiệt đơn thiệt kép

Theo người dân Đăk Tô, bệnh chổi rồng trên cây mì xuất hiện từ hơn một tháng nay. Đến nay, theo thống kê, tổng diện tích mì toàn huyện Đăk Tô bị nhiệm bệnh chổi rồng đã tăng lên hơn 1.000ha nằm rải rác ở hầu hết các xã, thị trấn trong huyện. Các xã có diện tích bị nhiễm bệnh nhiều là Pô Kô 410ha, Kon Đào 190ha, Tân Cảnh 350ha và thị trấn Đăk Tô 110ha…

Ông A Quang - Phó Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Đăk Tô cho biết: Một trong những nguyên nhân chính làm cây mì của người dân bị bệnh chổi rồng là do giống mì của bà con để lại từ năm trước nhiễm bệnh rồi lây lan sang. Hơn nữa giống mì người dân đang trồng là giống M94 đã quá lâu dẫn đến thoái hóa giống, trong khi đó, quá trình trồng, việc đầu tư thâm canh của người dân hạn chế, đất không được cải tạo khiến mầm bệnh phát triển...   

Đến nay, gần như toàn bộ diện tích mì bị mắc bệnh đã được người dân nhổ bán cho các nhà máy. Hiện chỉ riêng xã Tân Cảnh còn một ít diện tích mì bị bệnh chưa được người dân thu hoạch.

Ông A Chiến - Chủ tịch UBND xã Tân Cảnh cho biết: Toàn xã hiện có hàng trăm héc ta mì bị bệnh chổi rồng, mì của gia đình tôi cũng nhiễm bệnh. Mì bị mắc bệnh giảm từ 20-30% sản lượng, đơn cử như gia đình tôi có hơn 1ha mì M94; năm trước còn thu được 65 tấn nhưng năm nay do mì bị bệnh nên chỉ còn 45 tấn.

Mì bị bệnh chổi rồng ở Tân Cảnh khiến người dân lo lắng. Ảnh: V.P

 

Gia đình anh Nguyễn Văn Khởi (thôn 2 xã Tân Cảnh) có hơn 5 sào mì cũng bị nhiễm bệnh nên năm nay anh chỉ thu được chưa đầy 15 tấn, trong khi đó, năm ngoái thu được hơn 20 tấn.

Theo kinh nghiệm của anh Khởi, mì thường được trồng từ tháng 4, tháng 5 nhưng đến tháng 11 hoặc tháng 12 mới phát hiện được bệnh. Khi ấy, mì đã lớn và bệnh thường xuất phát từ dưới gốc nên rất khó chữa được, vì vậy người dân đành để đến vụ thu luôn.

Điều đáng nói, có gia đình mì bị mắc bệnh, sản lượng giảm đến 50%. Đơn cử như gia đình chị Y Den (thôn 2 xã Tân Cảnh) có 8 sào mì, năm trước thu được 40 tấn thì năm nay nhổ lên mì bị thối bỏ hết chỉ thu được 20 tấn.

Theo người dân, mì bị bệnh không chỉ giảm mạnh về sản lượng, mà còn khiến cho lượng chất bột trong mì cũng ảnh hưởng khá nhiều. Theo ông A Chiến, mì không bị bệnh, nhập vào nhà máy đạt 30 độ bột thì khi mắc bệnh chỉ còn khoảng 20 độ bột. Trong khi đó, cứ giảm một độ bột sẽ bị trừ 30 đồng/độ bột. Điều này khiến người nông dân bị thiệt đơn thiệt kép.

Nhưng điều đáng nói nhất là những gốc mì được người dân chặt để chuẩn bị cho vụ sản xuất năm 2018 này cũng bị nhiễm bệnh nên họ chưa biết lấy giống ở đâu để thay thế.

Cần lắm sự hỗ trợ

Trước tình hình đó, huyện Đăk Tô đã chỉ đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, Trạm Khuyến nông huyện, các xã, thị trấn tăng cường tuyên truyền, khuyến cáo người dân không dùng giống mì cũ đã nhiễm bệnh để trồng cho vụ năm 2018 này, đồng thời có biện pháp khắc phục, cải tạo đất để phòng tránh bệnh cho vụ sau.

Theo khuyến cáo, người dân cần làm sạch gốc mì bị bệnh, tiến hành cày, để ải, rắc vôi bột khử trùng và đặc biệt tìm nguồn giống khác thay thế, không nên sử dụng giống mì cũ nhiễm bệnh trồng tiếp, sẽ ảnh hưởng tới sản lượng.

Theo báo cáo của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, hiện toàn huyện có khoảng 3.500ha người dân đã chuẩn bị giống mì đảm bảo không nhiễm bệnh để trồng cho vụ mới năm 2018. Ngoài số lượng trên, còn khoảng hơn 700ha các xã, thị trấn đề nghị được hỗ trợ giống mới bởi nguồn giống cũ đã bị nhiễm bệnh.

Ông A Quang - Phó phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện cho biết: Để tạo điều kiện cho nông dân các xã, thị trấn có diện tích mì bị nhiễm bệnh có giống mới thay thế, Phòng đã đề nghị UBND huyện chỉ đạo các xã, thị trấn sử dụng nguồn vốn chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững và kinh phí sự nghiệp khuyến nông năm 2018 triển khai hỗ trợ giống mới phù hợp với điều kiện sản xuất nông nghiệp của người dân, đồng thời dần thay thế giống cũ đã thoái hóa.

Ông A Chiến - Chủ tịch UBND xã Tân Cảnh cho biết, trước tình hình mì bị bệnh chổi rồng, xã đã khuyến cáo người dân không sử dụng giống cũ để trồng nữa, đồng thời thông báo cho bà con đăng ký giống mới để trồng vụ 2018 này. Hiện, người dân toàn xã đã đăng ký hơn 300ha, nhưng hiện nay ở địa bàn xã Tân Cảnh không có đủ nguồn giống mới cung cấp cho bà con mua để trồng.

“Hiện người dân ở địa bàn xã thiếu nguồn cung về giống, cần sự hỗ trợ của ngành chức năng, đặc biệt mong đơn vị chức năng có nguồn hỗ trợ, cung ứng giống mới vừa có năng suất cao, khả năng kháng bệnh tốt để bà con trồng thay thế dần loại giống cũ đã thoái hóa…”- ông Chiến đề nghị.

“Chúng tôi đã tham mưu UBND huyện chỉ đạo các xã, thị trấn sử dụng các nguồn kinh phí hỗ trợ giống mì mới cho bà con, nhất là các hộ nghèo, cận nghèo, hộ còn nhiều khó khăn để trồng vụ mới năm 2018 này, đảm bảo cuộc sống của người dân…”- Ông A Quang cho biết thêm.

Văn Phương

   

Các tin khác

  • Quan tâm xây dựng sản phẩm OCOP đạt chất lượng cao
  • Người dân phấn khởi vì tỷ lệ sâm Ngọc Linh nảy mầm cao
  • Sự chuyển dịch tích cực của thị trường lao động
  • Nghị quyết 68 và bước đột phá tư duy phát triển kinh tế tư nhân
  • Đề xuất phương án đầu tư dự án xây dựng tuyến đường cao tốc Quảng Ngãi - Kon Tum khoảng 44.355 tỷ đồng
  • Đưa công nghệ bay vào sản xuất nông nghiệp
  • Tập huấn kỹ năng bán hàng, khởi nghiệp
  • Hoàn thành đầu tư xây dựng kè chống sạt lở Đăk Snghé
  • Nâng cao giá trị trái cây qua chế biến
  • Lan tỏa phong trào khởi nghiệp trong thanh niên người DTTS
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Để đào tạo lớp người mới phát triển toàn diện
  • Đổi thay từ sức trẻ
  • Quan tâm xây dựng sản phẩm OCOP đạt chất lượng cao
  • [INFOGRAPHIC] Cả nước có hơn 26.000 hội viên Hội Nhà báo
  • Thông cáo báo chí số 11, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
  • Ủy ban An toàn giao thông tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai nhiệm vụ quý II/2025
  • Bộ đội Biên phòng tỉnh tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW
  • Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tổ chức Hội nghị lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Chùm ảnh: Người sưu tầm đồ cổ ở Kon Tum
  • Bếp cơm ấm áp tình người
  • Sức hấp dẫn ở thiên đường du lịch Măng Đen
  • Chùm ảnh: Vẻ đẹp mỹ miều của hoạ tiết hoa văn trên cánh đồng mùa gặt

Đất & Người Kon Tum

  • Kỹ nghệ chỉnh âm cồng chiêng của người Xơ Đăng
  • Thời gian qua, dù xã hội có nhiều thay đổi, nhưng cộng đồng người Xơ Đăng trên địa bàn tỉnh vẫn luôn nỗ lực bảo tồn và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, đặc biệt là kỹ thuật chỉnh âm cồng chiêng. Không cầu kỳ, không phô trương, kỹ nghệ này vẫn được người Xơ Đăng nỗ lực gìn giữ, bảo tồn qua các thế hệ.
  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Đâu chỉ là máu xương
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by