• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Quốc hội tiếp tục thảo luận Tổ các dự án luật    Tỉnh ủy Kon Tum tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW    Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân    Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện các nghị quyết của Bộ Chính trị    Hoạt động của Đoàn ĐBQH tỉnh trong tuần thứ hai của Kỳ họp lần thứ 9, Quốc hội khóa XV   

Kinh tế

Đăk Tô: Phát triển cây dược liệu gắn với quản lý, bảo vệ rừng

07/11/2019 13:02

Nhằm tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng gắn với việc tạo sinh kế bền vững cho người dân vùng đồng bào DTTS, tạo thu nhập thêm cho người dân, trong năm 2019, huyện Đăk Tô đã triển khai mô hình trồng cây dược liệu dưới tán rừng, trong đó cộng đồng nhận khoán bảo vệ rừng là chủ thể chính.

Anh A Kên - Thôn trưởng kiêm tổ trưởng quản lý bảo vệ rừng của thôn Tê Pên, xã Văn Lem, huyện Đăk Tô đã mạnh dạn thực hiện và vận động các hộ dân trong xã cùng tham gia trồng dược liệu dưới tán rừng, gắn với công tác quản lý, bảo vệ rừng bền vững.

Anh A Kên cho biết: Khi có chủ trương trồng dược liệu dưới tán rừng gắn với bảo vệ rừng, bà con trong thôn ai cũng vui mừng thực hiện. Tuy nhiên, khi đặt vấn đề trồng thêm thảo quả thì nhiều người e ngại, vì loại cây này mặc dù đã được trồng thành công ở các tỉnh miền núi phía Bắc nhưng lại chưa được trồng tại đây. Mình và một số hộ trong thôn mạnh dạn trồng thử thì thấy loại cây này trồng cũng đơn giản, không khó, cây hiện đang phát triển rất tốt. Hy vọng mô hình này sẽ thành công để có thêm loại cây giảm nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng cho bà con nơi đây.

Hiện tại, đã có thêm 12 hộ dân trong xã mạnh dạn đăng ký cùng tham gia trồng thảo quả và một số loại cây dược liệu khác dưới tán rừng. Toàn xã hiện có 6 tổ cộng đồng thôn với 258 hộ gia đình đăng ký nhận khoán bảo vệ 1.500ha rừng, trong đó có 13 hộ tham gia trồng được 14ha cây dược liệu, chủ yếu là thảo quả dưới tán rừng.

Anh A Kên trồng cây thảo quả dưới tán rừng. Ảnh: LT

 

Phát quang bụi rậm, phòng chống cháy rừng, kết hợp với chăm sóc, kiểm tra sự sinh trưởng cây thảo quả, đó là công việc mà cứ cách 2 đến 3 ngày, anh A Linh, tổ trưởng quản lý, bảo vệ rừng thôn Tê Hơ Ô (xã Văn Lem) và các hộ dân nhận khoán thực hiện. Anh A Linh cho biết thêm: Trước kia, mặc dù nhận khoán bảo vệ rừng nhưng cũng phải lâu lâu bà con mới lên rừng một lần, bữa nay trồng dược liệu dưới tán rừng rồi, bà con thường xuyên vào rừng chăm sóc dược liệu. Một công đôi việc, vừa bảo vệ rừng, vừa trồng dược liệu, có nguồn thu từ cả hai công việc này, đời sống của bà con sẽ đỡ vất vả hơn.

Trồng cây thảo quả là mô hình sinh kế phát triển dược liệu dưới tán rừng đầu tiên trên địa bàn huyện Đăk Tô, được triển khai thực hiện từ tháng 9/2019 tại xã Văn Lem, do công ty TNHH MTV Sáu Sao, Thành phố Hồ Chí Minh hỗ trợ đầu tư.

Ông Vũ Đức Thư - đại diện công ty TNHH MTV Sáu Sao cho biết: Công ty sẽ hỗ trợ cho bà con cây giống, phân bón và kỹ thuật. Sau đó, Công ty sẽ mở nhà máy sơ chế tại đây, có trách nhiệm bao tiêu sản phẩm. Công ty cam kết thu mua sản phẩm theo giá thị trường, thấp nhất là 20.000 đồng/kg quả tươi. Chúng tôi thấy diện tích rừng ở tỉnh Kon Tum rất lớn, vì vậy, Công ty mong muốn trong thời gian tới tiếp tục được tỉnh tạo điều kiện, đồng hành tạo sinh kế cho người dân phát triển dược liệu dưới tán rừng gắn với quản lý bảo vệ rừng, nâng cao thu nhập, hướng tới làm giàu từ rừng.

Tùy vào địa hình của diện tích rừng được nhận giao khoán bảo vệ, người dân trong thôn bố trí trồng loại dược liệu cho phù hợp, như sâm dây, giảo cổ lam, ba kích và thảo quả.

Việc quản lý, bảo vệ rừng kết hợp với việc trồng, phát triển cây dược liệu dưới tán rừng đang được huyện Đăk Tô triển khai hiệu quả. Song song đó, huyện cũng đã phối hợp với cộng đồng dân cư các xã được giao quản lý bảo vệ rừng, được thụ hưởng tiền dịch vụ môi trường rừng phát triển một số lâm sản phụ dưới tán rừng như bảo tồn và phát triển cây măng le, cây đót, để xây dựng vùng nguyên liệu cho những cơ sở thu mua, chế biến và hình thành thêm sản phẩm đặc trưng của huyện như măng khô, chổi đót…

Để tạo sinh kế cho bà con sống gần rừng gắn với quản lý bảo vệ rừng, hưởng lợi thêm từ rừng, trong năm 2020, huyện Đăk Tô có kế hoạch tiếp tục phát triển thêm 100ha dược liệu dưới tán rừng, đồng thời tăng cường hơn nữa công tác bảo vệ gần 19.000ha rừng, tạo nguồn thu bền vững từ rừng cho người dân trên địa bàn.  

Lâm Trà

   

Các tin khác

  • Nâng cao uy tín và giá trị sâm Ngọc Linh
  • Lễ công bố Quyết định công nhận thị trấn Đăk Hà đạt chuẩn đô thị văn minh năm 2024
  • Lắng nghe tiếng nói từ doanh nghiệp
  • Công nghiệp, thương mại - Động lực thúc đẩy tăng trưởng
  • Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh với công tác truyền thông và phổ biến kiến thức khoa học kỹ thuật
  • Tăng sức cạnh tranh cho nông sản
  • Quan tâm xây dựng sản phẩm OCOP đạt chất lượng cao
  • Người dân phấn khởi vì tỷ lệ sâm Ngọc Linh nảy mầm cao
  • Sự chuyển dịch tích cực của thị trường lao động
  • Nghị quyết 68 và bước đột phá tư duy phát triển kinh tế tư nhân
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Kết thúc hoạt động các hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện cấp huyện trước ngày 30/6
  • Quốc hội tiếp tục thảo luận Tổ các dự án luật
  • Thành lập tổ công tác phối hợp điều tra, làm rõ vụ phá rừng ở Ia H’Drai
  • 5/10 huyện, thành phố xếp loại Trung bình về chuyển đổi số năm 2024
  • Sở GD&ĐT đối thoại với học sinh THPT trên địa bàn tỉnh
  • Đăk Glei: Xe tự lật một người chết và một người bị thương nặng
  • Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh tổ chức về nguồn tại khu di tích Căn cứ Tỉnh ủy
  • Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy Trương Thị Linh thăm và trao nhà Đại đoàn kết tại xã Ngọc Linh

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Chùm ảnh: Ngọc Linh mùa lúa xanh
  • Chùm ảnh: Người sưu tầm đồ cổ ở Kon Tum
  • Bếp cơm ấm áp tình người
  • Sức hấp dẫn ở thiên đường du lịch Măng Đen

Đất & Người Kon Tum

  • Kỹ nghệ chỉnh âm cồng chiêng của người Xơ Đăng
  • Thời gian qua, dù xã hội có nhiều thay đổi, nhưng cộng đồng người Xơ Đăng trên địa bàn tỉnh vẫn luôn nỗ lực bảo tồn và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, đặc biệt là kỹ thuật chỉnh âm cồng chiêng. Không cầu kỳ, không phô trương, kỹ nghệ này vẫn được người Xơ Đăng nỗ lực gìn giữ, bảo tồn qua các thế hệ.
  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Đâu chỉ là máu xương
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by