• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Tỉnh ủy Kon Tum tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW    Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân    Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện các nghị quyết của Bộ Chính trị    Hoạt động của Đoàn ĐBQH tỉnh trong tuần thứ hai của Kỳ họp lần thứ 9, Quốc hội khóa XV    Truy điệu, an táng 26 liệt sĩ hy sinh tại Lào và Campuchia   

Kinh tế

Đảm bảo an toàn thực phẩm sản phẩm OCOP

03/07/2022 13:14

An toàn vệ sinh thực phẩm là tiêu chí quan trọng để xét duyệt các sản phẩm của Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Việc này không chỉ nhằm nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm trên thị trường mà còn tạo uy tín, thương hiệu cho sản phẩm và niềm tin với người tiêu dùng.

Sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn hữu cơ đảm bảo ATTP tại huyện Kon Plông. Ảnh: QT

 

Hợp tác xã Rau hoa và Du lịch Thanh niên ở thị trấn Măng Đen là một trong những đơn vị tiên phong thực hiện sản xuất nông nghiệp hữu cơ - Organic. Hợp tác xã có 2 cơ sở chuyên sản xuất các loại rau, củ, quả vùng ôn đới như cà chua, cà rốt, ớt chuông, su su, xà lách, các loại rau cải...

Chị Trần Ngọc Diệp - Giám đốc Hợp tác xã cho biết: “Để có được sản phẩm theo tiêu chuẩn hữu cơ, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP), quy trình sản xuất phải không sử dụng bất cứ loại phân bón hóa học nào; chỉ sử dụng phân vi sinh, phân hữu cơ và các loại thuốc bảo vệ thực vật thân thiện với môi trường, không có hại cho sức khỏe con người. Hiện, sản phẩm của Hợp tác xã được Công ty Hương Đất ở Thành phố Hồ Chí Minh thu mua toàn bộ với sản lượng 5 tấn/tháng”.

Cùng với Hợp tác xã Rau hoa và Du lịch Thanh niên ở thị trấn Măng Đen, nhiều đơn vị trên địa bàn tỉnh cũng mạnh dạn đầu tư nhà xưởng, máy móc, hoàn thiện quy trình sản xuất đảm bảo ATTP; nâng cấp bao bì, tem nhãn sản phẩm tạo sự chuyên nghiệp. Tiêu biểu như Công ty Thảo dược Tây Nguyên đầu tư nhà xưởng, đảm bảo quy trình sản xuất với số tiền hàng tỷ đồng, đến nay Công ty đã có 5 sản phẩm đạt OCOP 3 sao của tỉnh; Công ty TNHH MTV Nguyên Huy Hùng đầu tư công nghệ sàng lọc, phơi sấy nhằm tạo ra các sản phẩm cà phê chất lượng cao; Công ty TNHH Vinnate đầu tư hệ thống sấy lạnh và nghiền siêu mịn bằng cối đá granite cho sản phẩm Hộp quà hồng đẳng sâm Vinnate… Chủ động đầu tư dây chuyền sản xuất đã và đang tạo ra sự chuyên nghiệp, đảm bảo chất lượng, nhất là ATTP cho sản phẩm OCOP địa phương.

Theo ông Huỳnh Văn Liêm - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đối với các sản phẩm nông nghiệp, một trong những tiêu chí quan trọng để xét duyệt OCOP là vấn đề chất lượng vệ sinh ATTP. Thực tế cho thấy, không chỉ các chủ thể tham gia Chương trình OCOP chú trọng đưa ra thị trường những sản phẩm uy tín, chất lượng mà các địa phương, đơn vị cũng chủ động hướng dẫn, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ, thủ tục để được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh ATTP và tổ chức ký cam kết sản xuất an toàn.

Với mục tiêu phát triển bền vững sản phẩm, tỉnh đã chỉ đạo xây dựng ban hành chu trình chuẩn OCOP và Bộ tiêu chí đánh giá và phân hạng sản phẩm Chương trình OCOP cấp tỉnh. Trong đó, quy định rõ tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành áp dụng cho các nhóm ngành, hàng. Đặc biệt, yêu cầu càng khắt khe hơn là phải chấp hành các quy định của Luật ATTP, Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa…, đáp ứng các tiêu chuẩn chung đối với phụ gia thực phẩm, nhất là thực phẩm, đồ uống, thảo dược, các mặt hàng nông, lâm, thủy sản.

Tuy nhiên, theo lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện vấn đề kiểm soát chất lượng vệ sinh ATTP đối với sản phẩm OCOP cũng còn gặp không ít khó khăn do các cơ sở sản xuất có quy mô còn nhỏ lẻ, một số sản phẩm chủ lực của địa phương chưa xây dựng được thương hiệu; nông dân chưa quen với việc ghi chép nhật ký chăm sóc để truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

Ông Huỳnh Văn Liêm cho biết: “Để kiểm soát chất lượng các sản phẩm OCOP bán ra thị trường, ngành nông nghiệp tiếp tục phối hợp với các địa phương hướng dẫn doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng ATTP tiên tiến; ứng dụng công nghệ thông tin truy xuất nguồn gốc nông sản... Bên cạnh đó, ngành Nông nghiệp sẽ nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp cũng như việc giết mổ gia súc, gia cầm; tiến hành giám sát ATTP đối với sản phẩm nông, lâm, thủy sản, nhất là các sản phẩm chủ lực, có lợi thế của tỉnh trong chương trình xây dựng thương hiệu sản phẩm OCOP”.               

Quốc Tuấn

   

Các tin khác

  • Lắng nghe tiếng nói từ doanh nghiệp
  • Công nghiệp, thương mại - Động lực thúc đẩy tăng trưởng
  • Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh với công tác truyền thông và phổ biến kiến thức khoa học kỹ thuật
  • Tăng sức cạnh tranh cho nông sản
  • Quan tâm xây dựng sản phẩm OCOP đạt chất lượng cao
  • Người dân phấn khởi vì tỷ lệ sâm Ngọc Linh nảy mầm cao
  • Sự chuyển dịch tích cực của thị trường lao động
  • Nghị quyết 68 và bước đột phá tư duy phát triển kinh tế tư nhân
  • Đề xuất phương án đầu tư dự án xây dựng tuyến đường cao tốc Quảng Ngãi - Kon Tum khoảng 44.355 tỷ đồng
  • Đưa công nghệ bay vào sản xuất nông nghiệp
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Tỉnh ủy Kon Tum tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW
  • Hội nghị Triển khai hoạt động hè năm 2025 và Chương trình “Bình dân học vụ số”
  • Chùm ảnh: Ngọc Linh mùa lúa xanh
  • Thấm sâu lời Bác dạy
  • Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị: Mở ra cơ hội cho doanh nghiệp nhỏ, nhóm yếu thế, đồng bào DTTS
  • Nông dân xã Hiếu làm theo lời Bác
  • Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân
  • Học Bác từ những việc nhỏ

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Chùm ảnh: Ngọc Linh mùa lúa xanh
  • Chùm ảnh: Người sưu tầm đồ cổ ở Kon Tum
  • Bếp cơm ấm áp tình người
  • Sức hấp dẫn ở thiên đường du lịch Măng Đen

Đất & Người Kon Tum

  • Kỹ nghệ chỉnh âm cồng chiêng của người Xơ Đăng
  • Thời gian qua, dù xã hội có nhiều thay đổi, nhưng cộng đồng người Xơ Đăng trên địa bàn tỉnh vẫn luôn nỗ lực bảo tồn và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, đặc biệt là kỹ thuật chỉnh âm cồng chiêng. Không cầu kỳ, không phô trương, kỹ nghệ này vẫn được người Xơ Đăng nỗ lực gìn giữ, bảo tồn qua các thế hệ.
  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Đâu chỉ là máu xương
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by