• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Quảng Ngãi - Kon Tum: Thống nhất 4 nội dung liên quan tới sáp nhập tỉnh    ĐỘNG LỰC MỚI CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ    Quảng Ngãi - Kon Tum làm việc định kỳ lần 2 về việc sáp nhập tỉnh    Quyết liệt triển khai nhiệm vụ xóa nhà tạm, nhà dột nát    6 nhiệm vụ trọng tâm xóa nhà tạm, nhà dột nát năm 2025   

Kinh tế

“Đòn bẩy” từ các chương trình MTQG

24/02/2024 06:02

Các chương trình MTQG có vai trò đặc biệt quan trọng, là một trong những “đòn bẩy” làm thay đổi diện mạo nông thôn, miền núi, nâng cao mọi mặt đời sống vật chất, tinh thần người dân. Đặc biệt, tạo động lực để vùng đồng bào DTTS và miền núi phát triển nhanh, giảm nghèo bền vững.

Không phải là người theo chủ nghĩa “lạc quan tếu”, tôi rất đồng tình với ý kiến rằng Kon Tum là một câu chuyện thành công về phát triển. Trong hơn 3 thập kỷ qua, kinh tế của tỉnh hàng năm luôn đạt mức tăng trưởng khá và thuộc nhóm cao trong khu vực Tây Nguyên.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực; thu nhập bình quân đầu người được cải thiện rõ rệt. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội chuyển biến tích cực cả về chất và lượng.

Riêng năm 2023, dù nhiều gian khó thì “âm hưởng chủ đạo” vẫn là những tín hiệu vui. Đặc biệt, đây là năm tốc độ tăng trưởng của tỉnh ta đứng thứ 22 cả nước và thứ nhất Khu vực Tây Nguyên, với 7,32%.

Những thành tựu phát triển này là kết quả của nỗ lực lớn lao, sự quyết tâm và tinh thần đoàn kết của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong việc triển khai hiệu quả các chính sách kinh tế và xã hội.

Diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc. Ảnh: H.L

 

Trong đó không thể không kể đến việc tận dụng tối đa và hiệu quả nguồn lực từ các chương trình MTQG, gồm Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi; Chương tình MTQG xây dựng nông thôn; Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững.

Ngay sau khi có chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương về triển khai thực hiện 3 chương trình MTQG giai đoạn 2021 – 2025, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã quyết liệt chỉ đạo tổ chức thực hiện.

Trong đó, Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết số 13-NQ/TU ngày 19/5/2022 “về lãnh đạo thực hiện các CTMTQG trên địa bàn tỉnh Kon Tum”; UBND tỉnh ban hành Chương trình số 3299/CTr-UBND ngày 4/10/2022 về thực hiện các CTMTQG trên địa bàn tỉnh.

Công tác kiện toàn, thành lập ban chỉ đạo, bộ phận giúp việc các cấp được khẩn trương hoàn thành, cơ bản đảm bảo điều hành và triển khai tốt các chương trình MTQG.

Báo cáo của UBND tỉnh cho hay, giai đoạn 2021-2025, tỉnh ta được Trung ương phân bổ, giao chung cả 3 chương trình MTQG là 2.888 tỷ đồng và ngân sách địa phương đối ứng 688 tỷ đồng.

Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, đồng hành, giám sát của HĐND tỉnh, sự điều hành quyết liệt của UBND tỉnh, các đơn vị, địa phương và sự tham gia, ủng hộ tích cực của nhân dân, các chương trình MTQG đã được triển khai bám sát mục tiêu, nguyên tắc, nhiệm vụ, yêu cầu theo quy định.

Đến hết năm 2023, qua thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi đã có khoảng 98,56% hộ DTTS trên địa bàn tỉnh có đất ở; khoảng 98,6% hộ DTTS có đất sản xuất; có 6 xã ra khỏi địa bàn đặc biệt khó khăn.

Về Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, đã có 6.258 hộ thoát nghèo, tương ứng tỷ lệ giảm hộ nghèo là 4,19%, đạt 103,7% so với kế hoạch, đưa tổng số hộ nghèo toàn tỉnh giảm xuống còn 10.220 hộ, chiếm tỷ lệ 6,84% so với tổng số hộ dân; 6.975 người được đào tạo nghề nghiệp; giải quyết việc làm cho 7.267 lao động.

Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới tiếp tục làm thay đổi diện mạo nông thôn, miền núi, nâng cao mọi mặt đời sống vật chất, tinh thần người dân. Toàn tỉnh đã có 48/85 xã đạt chuẩn 19/19 tiêu chí (trong đó đã có 42 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới), số tiêu chí đạt chuẩn bình quân trên xã đến nay là 16 tiêu chí; việc duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí đã được các địa phương quan tâm thực hiện.

98,6% hộ đồng bào DTTS có đất sản xuất. Ảnh: HL

 

Tất nhiên, khi thực hiện các chương trình MTQG năm 2023, tỉnh ta có nhiều thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức, nhưng khó khăn thách thức nhiều hơn, gay gắt hơn. Những khó khăn, thách thức đã có tác động không nhỏ tới quá trình triển khai các dự án cũng như tiến độ giải ngân.

Nhưng có thể khẳng định, các chương trình MTQG có vai trò đặc biệt quan trọng, trở thành một trong những “đòn bẩy” làm thay đổi diện mạo nông thôn, miền núi, nâng cao mọi mặt đời sống vật chất, tinh thần người dân. Đặc biệt, tạo động lực để vùng đồng bào DTTS và miền núi phát triển nhanh, giảm nghèo bền vững.

Tại Kế hoạch số 570/KH-UBND ngày 19/2/2024 về thực hiện các chương trình MTQG trên địa bàn tỉnh năm 2024, UBND tỉnh đề ra nhiều mục tiêu cơ bản trong triển khai các chương trình MTQG. Đi cùng đó là hàng loạt nhiệm vụ, yêu cầu cụ thể, “phân vai” trách nhiệm rõ ràng cho các cấp, các ngành, nhằm đảm bảo sự vận hành đồng bộ và hiệu quả.

Trong đó, cần khắc phục bằng được tình trạng giải ngân vốn các chương trình MTQG chậm so với yêu cầu. Chủ động vào cuộc mạnh mẽ và quyết liệt, theo phương châm “chỉ bàn làm chứ không bàn lùi” và “đầu năm vất vả để cuối năm thong thả” trong triển khai các công trình, dự án thuộc chương trình MTQG.

Đặc biệt, cần xác định nâng cao năng lực lập kế hoạch, điều phối, cân đối vốn và thực hiện đầu tư cơ sở hạ tầng là một mục tiêu ưu tiên quan trọng. Trọng tâm phải là các cơ quan, ban ngành tại địa phương, vì chính họ mới có thể đánh giá chính xác nhất nhu cầu và gánh vác trách nhiệm chính trong quá trình thực hiện.

Phân cấp trách nhiệm và tạo nguồn thu phải đi kèm với nâng cao năng lực. Các cơ quan cấp tỉnh cần phát huy hơn nữa vai trò trong việc đảm bảo cơ chế phối hợp giữa các địa phương và ngành, lĩnh vực.

Phát huy quyền làm chủ, sự tham gia tích cực, chủ động của cộng đồng và người dân vào triển khai các chương trình, dự án.

Hồng Lam

   

Các tin khác

  • Đề xuất phương án đầu tư dự án xây dựng tuyến đường cao tốc Quảng Ngãi - Kon Tum khoảng 44.355 tỷ đồng
  • Đưa công nghệ bay vào sản xuất nông nghiệp
  • Tập huấn kỹ năng bán hàng, khởi nghiệp
  • Hoàn thành đầu tư xây dựng kè chống sạt lở Đăk Snghé
  • Nâng cao giá trị trái cây qua chế biến
  • Lan tỏa phong trào khởi nghiệp trong thanh niên người DTTS
  • Thu nhập cao nhờ mô hình nuôi côn trùng
  • Chi nhánh Ngân hàng Phát triển khu vực Gia Lai – Kon Tum thực hiện chính sách tín dụng đầu tư của Nhà nước
  • Sở Nông nghiệp và Môi trường: Đưa công nghệ thông tin vào sản xuất nông nghiệp
  • Đẩy mạnh cải tạo vườn tạp
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Tăng cường đấu tranh phòng, chống thuốc chữa bệnh giả, sữa giả, thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả
  • Trao tiền ủng hộ cho 3 chị em mồ côi ở xã Rờ Kơi, huyện Sa Thầy
  • Đứa trẻ bị bỏ rơi
  • Nâng cao mức độ hài lòng của du khách
  • Sự nguy hiểm của thời tiết cực đoan và những cảnh báo không thể xem nhẹ
  • Khởi tố đối tượng lừa “chạy án” chiếm đoạt hàng trăm triệu đồng
  • Công bố và trao quyết định nghỉ hưu trước tuổi cho 8 cán bộ
  • Bộ Quốc phòng triển khai Phong trào “Bình dân học vụ số" trong Quân đội

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Chùm ảnh: Người sưu tầm đồ cổ ở Kon Tum
  • Bếp cơm ấm áp tình người
  • Sức hấp dẫn ở thiên đường du lịch Măng Đen
  • Chùm ảnh: Vẻ đẹp mỹ miều của hoạ tiết hoa văn trên cánh đồng mùa gặt

Đất & Người Kon Tum

  • Kỹ nghệ chỉnh âm cồng chiêng của người Xơ Đăng
  • Thời gian qua, dù xã hội có nhiều thay đổi, nhưng cộng đồng người Xơ Đăng trên địa bàn tỉnh vẫn luôn nỗ lực bảo tồn và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, đặc biệt là kỹ thuật chỉnh âm cồng chiêng. Không cầu kỳ, không phô trương, kỹ nghệ này vẫn được người Xơ Đăng nỗ lực gìn giữ, bảo tồn qua các thế hệ.
  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Đâu chỉ là máu xương
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by