• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Truy điệu, an táng 26 liệt sĩ hy sinh tại Lào và Campuchia    Quốc hội thảo luận Tổ về các dự án luật    Trao tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho các tập thể, cá nhân nước bạn Lào và Campuchia    Hội thảo khoa học Các nghiên cứu mới về sâm Ngọc Linh - Thành tựu và ứng dụng    [INFOGRAPHIC] Các bước lấy ý kiến về sửa đổi Hiến pháp năm 2013 trên VNeID   

Kinh tế

Hàng gia dụng Việt: ​Chiếm lĩnh vị thế trên thị trường

01/04/2018 18:00

​Đồ gia dụng là mặt hàng không thể thiếu trong mỗi gia đình, ngành hàng này ngày càng có sức tiêu thụ cao trong cả nước nói chung và ở tỉnh ta nói riêng. Nếu như trước đây, chiếm lĩnh thị trường đồ gia dụng là các mặt hàng có xuất xứ Trung Quốc,Thái Lan... thì mấy năm gần đây, các mặt hàng mang nhãn hiệu Việt đang dần lên ngôi.

Nhóm hàng đầu tiên là các mặt hàng đồ nhựa gia dụng như: bát, đĩa, cốc, xô, chậu, bàn, ghế... đã từng có một thời chỉ toàn là hàng Trung Quốc. Nguyên nhân là bởi các mặt hàng nhựa Trung Quốc luôn có giá thành rẻ, hình thức đa dạng, chủng loại phong phú, mẫu mã bắt mắt... nên được nhiều người tiêu dùng, nhất là người tiêu dùng nông thôn ưa chuộng.

Tuy nhiên, những năm gần đây, các sản phẩm nhựa do Việt Nam sản xuất với mẫu mã, chủng loại cũng vô cùng phong phú đang dần chiếm lòng tin của người tiêu dùng và giành ưu thế trên thị trường.

Mặt hàng gốm sứ Việt được nhiều người tiêu dùng chọn lựa. Ảnh: T.H

 

Theo khảo sát tại các siêu thị, chợ trên địa bàn tỉnh, các mặt hàng nhựa mang nhãn hiệu Việt chiếm tới trên 80% thị phần đồ nhựa. Các thương hiệu nhựa trong nước đang chiếm lĩnh thị trường và được người tiêu dùng tin tưởng chọn lựa là Song Long, Duy Tân, Long Thành, Đại Đồng Tiến, Chợ Lớn...

Cùng với mặt hàng nhựa, mặt hàng chén, đĩa, ly sứ Việt cũng ngày càng được người tiêu dùng ưu tiên chọn lựa. Có một thời gian dài, gốm sứ Trung Quốc luôn là nỗi ám ảnh của các cơ sở sản xuất trong nước. Những chén, đĩa, bình ly, thậm chí là lọ hoa... xuất xứ Trung Quốc hiện diện gần như trong tất cả các gia đình từ thành phố đến nông thôn, từ những gia đình có điều kiện kinh tế đến người có thu nhập thấp.

Những năm gần đây, xu hướng tiêu dùng hàng gốm sứ Trung Quốc đã giảm rõ rệt mà thay vào đó, người dân đang chuyển sang chọn các thương hiệu Việt. Những thương hiệu gốm sứ trong nước được người tiêu dùng cả nước cũng như ở tỉnh ta ưa chuộng là Bát Tràng, Minh Long , CK, Hải Dương...

Ngoài ra, trước nhu cầu tiêu dùng các mặt hàng điện gia dụng như: nồi cơm điện, ấm đun nước, phích nước, bóng đèn sáng... ngày càng tăng cao, các nhà sản xuất trong nước cũng tung ra thị trường nhiều chủng loại, mẫu mã để đáp ứng nhu cầu của người dân. Khảo sát trên thị trường tỉnh ta, hiện nay, một số nhãn hàng hoá của Việt Nam được người tiêu dùng đánh giá cao là: Rạng Đông, Điện Quang, Happy cook, Sunhouse... 

Có được kết quả này, trước hết phải khẳng định rằng, các doanh nghiệp sản xuất đồ gia dụng trong nước đã và đang ngày càng tích cực đổi mới công nghệ để nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã, đa dạng hoá sản phẩm nhằm cạnh tranh với hàng ngoại nhập. Cùng với đó là việc hạ giá thành sản phẩm, mở rộng mạng lưới phân phối đã giúp cho hàng Việt tăng sức cạnh tranh với các mặt hàng của Trung Quốc, Thái Lan...

Theo nhận xét của một số người bán hàng thì người tiêu dùng ngày càng kỹ tính trong việc chọn đồ gia dụng cho gia đình, ngoài kiểu dáng, độ bền, người dân còn đặc biệt quan tâm nhiều đến sự an toàn đối với sức khoẻ của người dùng. Nắm bắt tâm lý này, các nhà sản xuất trong nước đã nhanh chóng đưa ra thị trường nhiều mặt hàng có giá thành vừa phải, bảo đảm chất lượng, tiện ích.

Cùng với sự cố gắng từ phía các nhà sản xuất, những năm qua, với việc đẩy mạnh Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, người dân đã từng bước thay đổi nhận thức và kiến thức tiêu dùng. Do đó, người tiêu dùng ngày càng dành nhiều ưu ái, tin tưởng trong việc lựa chọn các mặt hàng có nguồn gốc xuất xứ Việt Nam thay cho hàng ngoại, nhất là hàng Trung Quốc.

Chị Nguyễn Thị Phương (tổ 10, phường Quang Trung, thành phố Kon Tum) chia sẻ: Trước đây, khi mua sắm các loại đồ gia dụng, ngoài để ý về công năng sử dụng thì tôi thường chỉ quan tâm đến mẫu mã, giá cả chứ ít khi chú ý đến nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm. Chính vì vậy mà tôi hay mua phải các mặt hàng Trung Quốc bởi rẻ lại bắt mắt. Tuy nhiên, sau này nghe các phương tiện thông tin đại chúng tuyên truyền nhiều về việc tiêu dùng thông minh, mỗi khi mua hàng tôi luôn xem xét rất kỹ về nguồn gốc sản phẩm, luôn ưu tiên chọn mua hàng Việt dù giá cả có cao hơn chút ít, nhưng bù lại mình lại rất yên tâm về chất lượng, độ an toàn của sản phẩm.

Với sự nỗ lực từ phía các nhà sản xuất, sự ủng hộ của người tiêu dùng, ngành hàng đồ gia dụng Việt đã từng bước giành được vị thế ở thị trường nội địa. Tuy nhiên, trên thực tế, thị trường hàng gia dụng Việt vẫn còn nhiều lỗ hổng. Trong đó, nhóm hàng đồ điện gia dụng mang nhãn hiệu “made in Vietnam” thực sự vẫn còn “lép vế” so với hàng hoá của các nước như Thái Lan, Nhật Bản, Malaysia. Một số nhà sản xuất chỉ chú trọng khai thác phân khúc thị trường cao cấp mà chưa chú ý đến phân khúc thị trường bình dân. Đặc biệt, ở thị trường nông thôn vẫn còn thiếu nhiều mặt hàng gia dụng phù hợp túi tiền, thị hiếu của người tiêu dùng và đây là chính kẽ hở cho hàng Trung Quốc chất lượng thấp chen vào...

Do đó, để người Việt thực sự có thể thể hiện tình yêu đối với hàng Việt thì các nhà sản xuất cần nỗ lực hơn nữa nhằm đáp ứng được nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng. Các doanh nghiệp cũng nên đồng hành với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trong các chương trình đưa hàng Việt về nông thôn để tiếp cận với lượng người tiêu dùng đông đảo, mở rộng thị trường phân phối...

Thiên Hương

   

Các tin khác

  • Quan tâm xây dựng sản phẩm OCOP đạt chất lượng cao
  • Người dân phấn khởi vì tỷ lệ sâm Ngọc Linh nảy mầm cao
  • Sự chuyển dịch tích cực của thị trường lao động
  • Nghị quyết 68 và bước đột phá tư duy phát triển kinh tế tư nhân
  • Đề xuất phương án đầu tư dự án xây dựng tuyến đường cao tốc Quảng Ngãi - Kon Tum khoảng 44.355 tỷ đồng
  • Đưa công nghệ bay vào sản xuất nông nghiệp
  • Tập huấn kỹ năng bán hàng, khởi nghiệp
  • Hoàn thành đầu tư xây dựng kè chống sạt lở Đăk Snghé
  • Nâng cao giá trị trái cây qua chế biến
  • Lan tỏa phong trào khởi nghiệp trong thanh niên người DTTS
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Để đào tạo lớp người mới phát triển toàn diện
  • Đổi thay từ sức trẻ
  • Quan tâm xây dựng sản phẩm OCOP đạt chất lượng cao
  • [INFOGRAPHIC] Cả nước có hơn 26.000 hội viên Hội Nhà báo
  • Thông cáo báo chí số 11, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
  • Ủy ban An toàn giao thông tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai nhiệm vụ quý II/2025
  • Bộ đội Biên phòng tỉnh tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW
  • Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tổ chức Hội nghị lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Chùm ảnh: Người sưu tầm đồ cổ ở Kon Tum
  • Bếp cơm ấm áp tình người
  • Sức hấp dẫn ở thiên đường du lịch Măng Đen
  • Chùm ảnh: Vẻ đẹp mỹ miều của hoạ tiết hoa văn trên cánh đồng mùa gặt

Đất & Người Kon Tum

  • Kỹ nghệ chỉnh âm cồng chiêng của người Xơ Đăng
  • Thời gian qua, dù xã hội có nhiều thay đổi, nhưng cộng đồng người Xơ Đăng trên địa bàn tỉnh vẫn luôn nỗ lực bảo tồn và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, đặc biệt là kỹ thuật chỉnh âm cồng chiêng. Không cầu kỳ, không phô trương, kỹ nghệ này vẫn được người Xơ Đăng nỗ lực gìn giữ, bảo tồn qua các thế hệ.
  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Đâu chỉ là máu xương
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by