• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Quảng Ngãi - Kon Tum: Thống nhất 4 nội dung liên quan tới sáp nhập tỉnh    ĐỘNG LỰC MỚI CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ    Quảng Ngãi - Kon Tum làm việc định kỳ lần 2 về việc sáp nhập tỉnh    Quyết liệt triển khai nhiệm vụ xóa nhà tạm, nhà dột nát    6 nhiệm vụ trọng tâm xóa nhà tạm, nhà dột nát năm 2025   

Kinh tế

Hiệu quả bước đầu từ mô hình nuôi cá hô thương phẩm ở Ia H’Drai

26/03/2024 13:15

Sau gần 2 năm thử nghiệm, mô hình nuôi cá hô trong lồng bè trên hồ Sê San 4 do Sở KH&CN phối hợp với Trường Đại học Cần Thơ triển khai tại làng chài thuộc thôn 7, xã Ia Tơi, huyện Ia H’Drai đã đem lại lợi nhuận cao cho người nuôi, mở ra hướng đi mới trong nuôi trồng thủy sản nơi đây.

Mô hình do 4 hộ có kinh nghiệm nuôi cá lồng ở làng chài triển khai thí điểm, đó là các hộ Nguyễn Văn Sơn, Nguyễn Văn Triều, Nguyễn Thành Nhân và Đặng Văn Thuộc. Được tiến hành theo 2 đợt, đợt 1, thả cá giống vào tháng 6/2022, số lượng 960 con, trọng lượng từ 28-35g/con; đợt 2, thả cá giống tháng 10/2022, số lượng 1.440 con, trọng lượng từ 28 - 34 g/con.

Là 1 trong 4 hộ tham gia mô hình, ông Nguyễn Văn Triều cho biết: Tôi được cấp 500 con cá hô giống, sau 18 tháng nuôi còn sống khoảng 430 con, do cá giống vận chuyển quá xa nên nhiều con bị trầy xước và chết. Khi thích nghi thì sống rất tốt, không bệnh tật.

Nguồn thức ăn là cám công nghiệp, lượng ăn ít, chỉ bằng 60% so với cá lăng, cá lóc. Hiện tôi có khoảng 400 con cá hô, trọng lượng trung bình 1,7kg/con, có con trên 3kg. Sở KH&CN và Trường Đại học Cần Thơ muốn tạo con giống tại chỗ thì tôi sẵn sàng chia sẻ con giống- ông Triều nói. 

Ông Nguyễn Văn Triều kiểm tra cá hô nuôi trong lồng bè. Ảnh: D.N

 

Ông Nguyễn Thành Nhân chia sẻ, nuôi cá hô cần làm lồng rộng rãi, ở mức nước sâu chừng 5m. Ngày cho cá ăn 2 buổi (sáng và tối). Tập cho cá ăn đúng giờ sẽ mau lớn hơn.

Giống cá này nuôi dễ, mau lớn. Tôi nuôi hơn năm, trọng lượng tăng từ 28-38g/con lên 1,5-1,7kg/con, giá bán khoảng 200 ngàn đồng/kg, vậy là có lợi nhuận. Nên tôi tính nuôi tiếp- ông Nhân đánh giá.

Mỗi đợt đều có 2 giai đoạn là nuôi dưỡng cá giống nhỏ trong lồng gỗ lên cá giống lớn trong 6 tháng, rồi chuyển sang lồng nhựa HDPE nuôi cá thương phẩm (14 tháng đối với đợt 1 và 10 tháng đối với đợt 2).

Theo các hộ thực hiện mô hình, chi phí đầu tư đợt 1 từ 55,8 - 79,9 triệu đồng/lồng; đợt 2 từ 30,2 - 35 triệu đồng/lồng. Giá bán tại hồ vào cuối tháng 1/2024 từ 140.000 đồng/kg đến 170.000 đồng/kg, nếu phục vụ khách du lịch tại nhà bè thì giá có thể lên tới 200.000 đồng/kg.

Ước tính thu nhập từ 107,4-166,1 triệu đồng/lồng nuôi đợt 1 và 35-46,5 triệu đồng/lồng nuôi đợt 2. Lợi nhuận từ 51,6 - 86,2 triệu đồng/lồng nuôi đợt 1 và từ 4,8-11,5 triệu đồng/lồng nuôi đợt 2 (do tỷ lệ sống của cá nuôi giai đoạn nuôi dưỡng thấp, thời gian nuôi thương phẩm ngắn hơn 4 tháng, giá bán thương phẩm thấp do cá nhỏ). Các hộ tiếp tục nuôi để cá đạt kích cỡ lớn hơn, bán được giá cao hơn. 

Theo đánh giá, cùng môi trường sống và thời gian, lợi nhuận từ nuôi cá hô cao hơn so với nuôi cá diêu hồng, cá thát lát và cá lăng. Trở ngại lớn của mô hình là nguồn cá hô giống phải mua từ các tỉnh miền Tây nên thời gian vận chuyển rất dài (18-20 giờ) ảnh hưởng đến tỷ lệ sống và chi phí vận chuyển cao.

Ngoài ra, khi làng chài đón nhiều đoàn khách du lịch, tiếng tàu máy gần các lồng nuôi cá hô làm cá hoảng sợ, bỏ ăn hoặc ăn yếu, nên cá tăng trưởng chậm.

Những con cá hô thương phẩm được nuôi trong lồng bè tại làng chài trên lòng hồ Sê San 4. Ảnh: DN

 

Theo khuyến cáo của chuyên gia, mùa vụ nuôi, thả giống vào tháng 4 hoặc tháng 6 là tốt nhất, do thời điểm này môi trường nước tốt, cá hô nhanh thích nghi. Tránh thả cá đầu mùa mưa (tháng 5) hay vào những tháng có nhiều mưa, bão (tháng 8 đến tháng 11) hoặc mùa đông nhiệt độ thấp (tháng 12 - tháng 2) cá sẽ chậm thích nghi, tỷ lệ hao hụt cao.

Đặc biệt, mua cá giống phải có nguồn gốc rõ ràng, từ các cơ sở có uy tín, có kiểm soát chất lượng cá bố mẹ, cá giống và quá trình sản xuất giống. Chọn cá hô giống có kích cỡ lớn, khối lượng từ 40 - 60 g/con trở lên để cá nhanh thích nghi với môi trường nuôi mới.

Theo Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Thanh - Trường Đại học Cần Thơ, thư ký đề tài, qua 2 năm triển khai mô hình cho thấy tính thích nghi của cá hô rất tốt, tăng trưởng nhanh khi nuôi trong lòng hồ thuỷ điện Sê San 4.

Qua 20 tháng nuôi, trọng lượng dao động từ 2,2-3,2 kg/con. 4 hộ tham gia mô hình đều có lợi nhuận. Tỷ suất lợi nhuận đạt tới 108%, thấp nhất khoảng 40%. Kết thúc đề tài, chúng tôi cũng đã có khuyến cáo nhân rộng mô hình bắt đầu từ các hộ trên lòng hồ này- Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Thanh cho biết.

Thành công bước đầu của mô hình mở ra hướng đi mới cho người dân làng chài nói riêng và nghề nuôi trồng thủy sản ở Ia H’Drai nói chung. Tuy nhiên, cũng đặt ra cho ngành chức năng một số vấn đề cần quan tâm, tháo gỡ. Đó là nghiên cứu sản xuất giống tại địa phương để chủ động nguồn giống; nghiên cứu giảm thiểu tác động từ hoạt động du lịch đến sinh trưởng của cá hô khi phát triển du lịch tại làng chài.

Dương Nương

   

Các tin khác

  • Đề xuất phương án đầu tư dự án xây dựng tuyến đường cao tốc Quảng Ngãi - Kon Tum khoảng 44.355 tỷ đồng
  • Đưa công nghệ bay vào sản xuất nông nghiệp
  • Tập huấn kỹ năng bán hàng, khởi nghiệp
  • Hoàn thành đầu tư xây dựng kè chống sạt lở Đăk Snghé
  • Nâng cao giá trị trái cây qua chế biến
  • Lan tỏa phong trào khởi nghiệp trong thanh niên người DTTS
  • Thu nhập cao nhờ mô hình nuôi côn trùng
  • Chi nhánh Ngân hàng Phát triển khu vực Gia Lai – Kon Tum thực hiện chính sách tín dụng đầu tư của Nhà nước
  • Sở Nông nghiệp và Môi trường: Đưa công nghệ thông tin vào sản xuất nông nghiệp
  • Đẩy mạnh cải tạo vườn tạp
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Đứa trẻ bị bỏ rơi
  • Nâng cao mức độ hài lòng của du khách
  • Sự nguy hiểm của thời tiết cực đoan và những cảnh báo không thể xem nhẹ
  • Khởi tố đối tượng lừa “chạy án” chiếm đoạt hàng trăm triệu đồng
  • Công bố và trao quyết định nghỉ hưu trước tuổi cho 8 cán bộ
  • Bộ Quốc phòng triển khai Phong trào “Bình dân học vụ số" trong Quân đội
  • [INFOGRAPHIC] Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc lần thứ X: Thiếu nhi Việt Nam vững bước tiến vào kỷ nguyên mới
  • Kịp thời bố trí kinh phí chi trả chế độ cho CB,CC,VC khi sắp xếp tổ chức bộ máy

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Chùm ảnh: Người sưu tầm đồ cổ ở Kon Tum
  • Bếp cơm ấm áp tình người
  • Sức hấp dẫn ở thiên đường du lịch Măng Đen
  • Chùm ảnh: Vẻ đẹp mỹ miều của hoạ tiết hoa văn trên cánh đồng mùa gặt

Đất & Người Kon Tum

  • Kỹ nghệ chỉnh âm cồng chiêng của người Xơ Đăng
  • Thời gian qua, dù xã hội có nhiều thay đổi, nhưng cộng đồng người Xơ Đăng trên địa bàn tỉnh vẫn luôn nỗ lực bảo tồn và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, đặc biệt là kỹ thuật chỉnh âm cồng chiêng. Không cầu kỳ, không phô trương, kỹ nghệ này vẫn được người Xơ Đăng nỗ lực gìn giữ, bảo tồn qua các thế hệ.
  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Đâu chỉ là máu xương
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by