• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Truy điệu, an táng 26 liệt sĩ hy sinh tại Lào và Campuchia    Quốc hội thảo luận Tổ về các dự án luật    Trao tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho các tập thể, cá nhân nước bạn Lào và Campuchia    Hội thảo khoa học Các nghiên cứu mới về sâm Ngọc Linh - Thành tựu và ứng dụng    [INFOGRAPHIC] Các bước lấy ý kiến về sửa đổi Hiến pháp năm 2013 trên VNeID   

Kinh tế

Hội chợ: Lượng càng nhiều, chất càng ít

09/06/2018 13:30

​Vài năm gần đây, số lượng các hội chợ được tổ chức trên địa bàn tỉnh mỗi năm một nhiều. Điều này đã góp phần tạo điều kiện cho người dân có thêm kênh tham quan, mua bán hàng hoá và vui chơi. Tuy nhiên, điều đáng nói là số lượng hội chợ tổ chức ngày càng nhiều thì chất lượng các hội chợ lại ngày càng đi xuống.

Ước tính, hằng năm, có khoảng 6 - 10 hội chợ được tổ chức trên địa bàn tỉnh. Điều này đã giúp tạo thêm kênh mua sắm cho người dân; góp phần tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn tỉnh. Song tại mỗi hội chợ lại có rất nhiều bất cập nảy sinh khiến cho ý nghĩa của hội chợ bị giảm sút nếu không muốn nói là làm cho các “thượng đế” cảm thấy chán ngán mỗi khi nhắc đến hội chợ.

Trước đây, người dân thường mong ngóng và thích đến các hội chợ vì đó là nơi quy tụ phong phú các mặt hàng. Thêm vào đó, trước kia, theo tâm lý của nhiều người là đồ tốt, đồ độc giá rẻ thì mới được bày bán ở hội chợ. Hội chợ cũng chính là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam đưa sản phẩm tốt nhất đến tay người tiêu dùng và tạo điều kiện để các doanh nghiệp mở rộng thị trường, người tiêu dùng trong tỉnh được tiếp cận với các mặt hàng Việt chất lượng cao, giá cả hợp lý. Tuy nhiên, những năm gần đây, trái ngược với sự gia tăng về số lượng hội chợ được tổ chức hàng năm là chất lượng mỗi hội chợ ngày càng đi xuống.

Quần áo giá rẻ được bày bán tại hội chợ. Ảnh: T.H

 

Không ít người tiêu dùng đều phàn nàn vì các hội chợ quá nghèo nàn, hàng hoá không thấy gì đặc sắc ngoài quần áo, giày dép... Song các mặt hàng cũng đều là các nhãn hiệu lạ hoắc, trong đó có cả hàng không bảo đảm chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ. Hầu hết các mặt hàng giày dép, quần áo, túi xách được bán tại các hội chợ đều có chung những tấm biển quảng cáo hàng giám giá, hàng thanh lý với mức giảm giá đáng kinh ngạc 30 – 50%, thậm chí tới 70%. Nhiều mặt hàng quần áo trẻ em, người lớn có giá rất rẻ, chỉ vài chục ngàn đồng, 100.000 đồng/3 món, 50.000 đồng/áo sơ mi nam…Các loại dép giá cũng chỉ từ 20.000 đồng/đôi, giày chỉ khoảng 70.000 đồng/đôi trở lên…Chén đĩa, thau chậu, đồ dùng nhà bếp được bán theo ký hoặc đồng giá 10.000 đồng/món...

Chị Nguyễn Thị Hường (ở đường Hoàng Thị Loan, phường Quang Trung, thành phố Kon Tum) bày tỏ: Mỗi hội chợ, quy mô dù lớn hay nhỏ, nhưng đều là nơi người tiêu dùng trực tiếp mua sắm tại các gian hàng. Nhưng gần đây, tại các hội chợ lượng hàng hoá giá rẻ, kém về chất lượng tràn lan, thậm chí có rất nhiều mặt hàng Trung Quốc giá rẻ. Đặc biệt là các mặt hàng đồ gia dụng, quần áo, đồ chơi trẻ em...phần lớn là các mặt hàng Trung Quốc thay vì là hàng Việt Nam như chủ trương của các cơ quan chức năng và mong muốn của người dân.

Ví dụ như tại Hội chợ thương mại được tổ chức gần đây nhất trong tháng 4 vừa qua tại khu Đô thị Nam Đăk Bla, không ít người dân đến tham quan, mua sắm tại đây đều bày tỏ sự thất vọng về hàng hoá. Nhất là các gian hàng đồ chơi trẻ em, dù chiếm số lượng không nhiều nhưng tất cả các mặt hàng được bày bán đều có chung xuất xứ Trung Quốc, một số mặt hàng còn không có cả nhãn mác phụ, hướng dẫn sử dụng bằng tiếng Việt.

Chị Nguyễn Thị Mai (tổ 4, phường Duy Tân, thành phố Kon Tum) lắc đầu ngán ngẩm: Đi một vòng mà chẳng biết mua gì cả, hàng hoá thì quá nghèo nàn, chủ yếu là quần áo, thau chậu, chén đĩa nhưng toàn hàng phẩm cấp thấp. Không riêng gì hội chợ này, gần đây, tôi thấy hội chợ nào cũng vậy, cũng chừng đó mặt hàng mà toàn hàng giá rẻ, kém chất lượng...

Chính vì thế mà nhiều người tiêu dùng khi nhắc đến hội chợ là nghĩ đến việc các doanh nghiệp đang tìm cách xả hàng tồn kho, chất lượng thấp. Nhiều người dân vẫn đến khi hội chợ được tổ chức, nhưng là để đi chơi, xem ca nhạc chứ không mua sắm.

Chưa hết, cứ sau mỗi đợt hội chợ lại rộ lên bức xúc của người dân về cách ứng xử kinh doanh của người bán hàng, tình hình an ninh trật tự, dịch vụ trông gửi xe...

Từ nay đến cuối năm là mùa của các hội chợ. Do đó, để hội chợ thực sự là dịp kích cầu tiêu dùng, các cơ quan quản lý, ban tổ chức hội chợ cần chấn chỉnh ý thức, trách nhiệm của doanh nghiệp tham gia; đừng biến hội chợ thành nơi thanh lý hàng hoá cho các doanh nghiệp và tiêu thụ những mặt hàng kém chất lượng...

          Thiên Hương

   

Các tin khác

  • Quan tâm xây dựng sản phẩm OCOP đạt chất lượng cao
  • Người dân phấn khởi vì tỷ lệ sâm Ngọc Linh nảy mầm cao
  • Sự chuyển dịch tích cực của thị trường lao động
  • Nghị quyết 68 và bước đột phá tư duy phát triển kinh tế tư nhân
  • Đề xuất phương án đầu tư dự án xây dựng tuyến đường cao tốc Quảng Ngãi - Kon Tum khoảng 44.355 tỷ đồng
  • Đưa công nghệ bay vào sản xuất nông nghiệp
  • Tập huấn kỹ năng bán hàng, khởi nghiệp
  • Hoàn thành đầu tư xây dựng kè chống sạt lở Đăk Snghé
  • Nâng cao giá trị trái cây qua chế biến
  • Lan tỏa phong trào khởi nghiệp trong thanh niên người DTTS
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Thông cáo báo chí số 12, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
  • Gặp mặt kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Tiểu đoàn 304
  • Hội thao Báo chí khu vực Tây Nguyên mở rộng năm 2025 diễn ra thành công tốt đẹp
  • Hội nghị triển khai các nhiệm vụ liên quan Đề án sáp nhập tỉnh trên lĩnh vực giáo dục và đào tạo
  • Phiên họp lần thứ hai Ban Chỉ đạo của Chính phủ về phát triển KHCN, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06
  • Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa cồng chiêng
  • Thầy giáo đa tài
  • An toàn là bạn

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Chùm ảnh: Người sưu tầm đồ cổ ở Kon Tum
  • Bếp cơm ấm áp tình người
  • Sức hấp dẫn ở thiên đường du lịch Măng Đen
  • Chùm ảnh: Vẻ đẹp mỹ miều của hoạ tiết hoa văn trên cánh đồng mùa gặt

Đất & Người Kon Tum

  • Kỹ nghệ chỉnh âm cồng chiêng của người Xơ Đăng
  • Thời gian qua, dù xã hội có nhiều thay đổi, nhưng cộng đồng người Xơ Đăng trên địa bàn tỉnh vẫn luôn nỗ lực bảo tồn và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, đặc biệt là kỹ thuật chỉnh âm cồng chiêng. Không cầu kỳ, không phô trương, kỹ nghệ này vẫn được người Xơ Đăng nỗ lực gìn giữ, bảo tồn qua các thế hệ.
  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Đâu chỉ là máu xương
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by