• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân    Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện các nghị quyết của Bộ Chính trị    Hoạt động của Đoàn ĐBQH tỉnh trong tuần thứ hai của Kỳ họp lần thứ 9, Quốc hội khóa XV    Truy điệu, an táng 26 liệt sĩ hy sinh tại Lào và Campuchia    Quốc hội thảo luận Tổ về các dự án luật   

Kinh tế

Huyện Kon Rẫy: Khai thác hiệu quả các tiềm năng để phát triển kinh tế

05/03/2019 13:07

Khai thác tiềm năng, phát huy những kết quả đã đạt được trong phát triển kinh tế, năm 2019, huyện Kon Rẫy xây dựng mục tiêu chiến lược phù hợp và triển khai có hiệu quả các biện pháp phát triển kinh tế- xã hội, nâng cao đời sống người dân địa phương.

Dấu ấn quan trọng

Không như một số địa phương có điều kiện tự nhiên thuận lợi, việc phát triển kinh tế ở huyện Kon Rẫy gặp những khó khăn nhất định do đất dốc, bạc màu, ảnh hưởng đến quá trình phát triển sản xuất. Nhận thức rõ điều này, trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền huyện huy động các nguồn lực, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp và người dân phát triển sản xuất, từng bước nâng cao đời sống của nhân dân.

Huyện Kon Rẫy tạo điều kiện thuận lợi, thu hút các doanh nghiệp đầu tư khai thác tiềm năng thuỷ điện, xây dựng các công trình thuỷ điện vừa và nhỏ; xây dựng nhà máy chế biến nông sản trên địa bàn... nhằm khai thác hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh của địa phương, tăng thu ngân sách và tạo nền tảng vững chắc nhằm đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế- xã hội. Theo đó, đến nay, các doanh nghiệp đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng 6 công trình thủy điện vừa, nhỏ tại địa phương với tổng công suất 37,6 MW và xây dựng nhà máy chế biến tinh bột sắn với công suất thiết kế 200 tấn/ngày. Các nhà máy đang phát huy hiệu quả sản xuất, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao đời sống người dân và đóng góp cho ngân sách địa phương.

Trên lĩnh vực nông nghiệp, huyện tạo điều kiện cho người dân và các doanh nghiệp đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nhất là chuyển đổi một số diện tích đất trồng mì, bắp bạc màu sang các loại cây lâu năm có giá trị kinh tế cao như cao su, cà phê, tiêu và cây ăn quả. Đến nay, toàn huyện phát triển 4.541,54ha cây lâu năm, trong đó có 348,2ha cà phê, 1.142ha cao su đi vào kinh doanh.

Trồng chuối cho người dân có thu nhập cao

 

Việc thực hiện các dự án sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm và định hướng “xã có mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản chủ lực đảm bảo bền vững” được triển khai. Từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, huyện triển khai dự án hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm. Bước đầu, huyện thu hút một số doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông nghiệp, ký kết hợp đồng với nông dân sản xuất mì cao sản, khoai lang Nhật và tiêu thụ sản phẩm.

Trên lĩnh vực lâm nghiệp, việc giao đất giao rừng, khoán quản lý bảo vệ rừng cho hộ gia đình, cộng đồng theo chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng được đẩy mạnh triển khai thực hiện. Đã có 12.850,49ha rừng được huyện giao cho 938 hộ gia đình; 23.624,17ha rừng được Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Kon Rẫy và Ban Quản lý rừng phòng hộ Kon Rẫy giao khoán cho 41 cộng đồng. Từ việc nhận đất nhận rừng, nhận khoán quản lý bảo vệ rừng, các hộ gia đình, cộng đồng sống gần rừng có thêm nguồn thu ổn định để cải thiện sinh kế, nâng cao đời sống.

Ông Võ Văn Lương- Phó Chủ tịch UBND huyện Kon Rẫy cho biết, năm 2018 tổng giá trị sản xuất đạt 1.058 tỷ đồng, đạt 102% kế hoạch. Trong đó, khu vực nông lâm - thủy sản tăng 6%, công nghiệp - xây dựng tăng 12%, thương mại - dịch vụ tăng 10%. Tổng thu ngân sách địa phương đạt trên 240 tỷ đồng, đạt 109% dự toán; đặc biệt, thu ngân sách địa bàn 36,92 tỷ đồng, tăng 29% so với cùng kỳ.

Sự chuyển biến này, đang tạo ra thế và lực cho kinh tế địa phương phát triển.

Thực hiện các mục tiêu chiến lược

Ông Lương cho biết năm 2019, huyện triển khai thực hiện các mục tiêu chiến lược khai thác, sử dụng hiệu quả các nguồn lực; đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới; phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với chế biến trên địa bàn...

Để thực hiện có hiệu quả mục tiêu này, huyện tập trung thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm và triển khai các biện pháp huy động, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; bồi thường, giải phóng mặt bằng triển khai thực hiện các dự án, công trình trọng điểm. Sản xuất nông nghiệp đi vào chiều sâu theo hướng sản xuất hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ; phát triển cây dược liệu trên địa bàn huyện.

Trong sản xuất nông nghiệp, huyện tạo điều kiện cho người dân và các doanh nghiệp tiếp tục phát triển các loại cây trồng có lợi thế so sánh và giá trị kinh tế cao; ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Đồng thời, huyện tích cực triển khai kế hoạch dồn đổi, tích tụ đất nông nghiệp xây dựng cánh đồng lớn, tạo điều kiện phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; kiểm soát chặt chẽ nguồn gốc và chất lượng các loại giống cây trồng, vật nuôi; khuyến khích phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ. Quy hoạch, đầu tư phát triển các vùng trồng dược liệu tập trung gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

Nuôi tằm ở địa phương

 

Trong chăn nuôi, hỗ trợ và tạo điều kiện cho người dân thực hiện có hiệu quả Phương án nâng cao chất lượng đàn bò bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo; tận dụng các diện tích đất trống để trồng cỏ chăn nuôi gia súc; xây dựng cơ sở giết mổ tập trung. Tạo điều kiện cho người dân và các doanh nghiệp nuôi trồng thuỷ sản ở các hồ chứa từ các công trình thủy lợi, thủy điện.

Trong lĩnh vực lâm nghiệp, tăng cường công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân dễ dàng tiếp cận các nguồn vốn vay để trồng cây dược liệu dưới tán rừng nhằm phát triển rừng bền vững gắn với đảm bảo sinh kế của người dân sống gần rừng.

Trên lĩnh vực công nghiệp, du lịch, huyện tiếp tục đẩy mạnh thu hút đầu tư vào các lĩnh vực có tiềm năng, thế mạnh của ngành như: Chế biến nông-lâm sản, phát triển thủy điện, điện năng lượng mặt trời; các dự án đầu tư phát triển du lịch...

Bài và ành: Văn Nhiên

   

Các tin khác

  • Lắng nghe tiếng nói từ doanh nghiệp
  • Công nghiệp, thương mại - Động lực thúc đẩy tăng trưởng
  • Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh với công tác truyền thông và phổ biến kiến thức khoa học kỹ thuật
  • Tăng sức cạnh tranh cho nông sản
  • Quan tâm xây dựng sản phẩm OCOP đạt chất lượng cao
  • Người dân phấn khởi vì tỷ lệ sâm Ngọc Linh nảy mầm cao
  • Sự chuyển dịch tích cực của thị trường lao động
  • Nghị quyết 68 và bước đột phá tư duy phát triển kinh tế tư nhân
  • Đề xuất phương án đầu tư dự án xây dựng tuyến đường cao tốc Quảng Ngãi - Kon Tum khoảng 44.355 tỷ đồng
  • Đưa công nghệ bay vào sản xuất nông nghiệp
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Nông dân xã Hiếu làm theo lời Bác
  • Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân
  • Học Bác từ những việc nhỏ
  • Thấm sâu việc học và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
  • Nghị quyết 57 và vận hội mới cho nông nghiệp
  • Lắng nghe tiếng nói từ doanh nghiệp
  • Công nghiệp, thương mại - Động lực thúc đẩy tăng trưởng
  • Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh với công tác truyền thông và phổ biến kiến thức khoa học kỹ thuật

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Chùm ảnh: Người sưu tầm đồ cổ ở Kon Tum
  • Bếp cơm ấm áp tình người
  • Sức hấp dẫn ở thiên đường du lịch Măng Đen
  • Chùm ảnh: Vẻ đẹp mỹ miều của hoạ tiết hoa văn trên cánh đồng mùa gặt

Đất & Người Kon Tum

  • Kỹ nghệ chỉnh âm cồng chiêng của người Xơ Đăng
  • Thời gian qua, dù xã hội có nhiều thay đổi, nhưng cộng đồng người Xơ Đăng trên địa bàn tỉnh vẫn luôn nỗ lực bảo tồn và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, đặc biệt là kỹ thuật chỉnh âm cồng chiêng. Không cầu kỳ, không phô trương, kỹ nghệ này vẫn được người Xơ Đăng nỗ lực gìn giữ, bảo tồn qua các thế hệ.
  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Đâu chỉ là máu xương
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by