• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Tỉnh ủy Kon Tum tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW    Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân    Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện các nghị quyết của Bộ Chính trị    Hoạt động của Đoàn ĐBQH tỉnh trong tuần thứ hai của Kỳ họp lần thứ 9, Quốc hội khóa XV    Truy điệu, an táng 26 liệt sĩ hy sinh tại Lào và Campuchia   

Kinh tế

Khát vọng vươn lên của người dân Đăk Hà

10/06/2022 06:15

Trải qua 28 năm xây dựng và phát triển (kể từ khi thành lập huyện), kinh tế- xã hội của huyện Đăk Hà đã có nhiều đổi thay tích cực. Kết quả ấy là nhờ sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, sự chung tay góp sức của doanh nghiệp, đặc biệt là ý chí và khát vọng vươn lên, không cam chịu đói nghèo, nỗ lực sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế gia đình của các tầng lớp nhân dân trên địa bàn.

Được anh Đặng Đình Hương- Chủ tịch Hội Nông dân xã Đăk Mar giới thiệu, chúng tôi đến thăm nhà ông Đỗ Văn Phương (52 tuổi, ở thôn 1, xã Đăk Mar). Gia đình ông rời quê từ tỉnh Hưng Yên vào đây lập nghiệp từ năm 1984. Trải qua 38 năm làm ăn vất vả, hiện tại gia đình ông đã có cuộc sống khá giả, sung túc. Ba người con của ông có nghề nghiệp ổn định.

Với khát vọng vươn lên, không cam chịu đói nghèo, hàng chục năm qua, vợ chồng ông Phương chăm chỉ làm ăn, luôn đổi mới tư duy, học hỏi những cách làm mới trong sản xuất, kinh doanh với mục tiêu tạo ra thật nhiều của cải cho gia đình và xã hội. Bằng sức lao động của các thành viên trong gia đình, cùng với thuê mướn nhân công khi vào vụ sản xuất, đến nay, gia đình ông Phương đã có trong tay 4ha cà phê, 2ha cao su, 300 cây bơ đã cho thu hoạch.

Chưa bằng lòng với những gì đã làm được, năm 2006, ông đầu tư cơ sở chế biến cà phê bột với thương hiệu No Ni. Ông liên kết với 5 hộ trồng cà phê tại địa phương để thu mua sản phẩm cà phê hạt, phục vụ cho chế biến biến cà phê thành phẩm. Cà phê No Ni của ông được UBND tỉnh cấp Giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh năm 2020.

Không những làm giàu cho riêng mình, ông Phương còn giúp nhiều hộ gia đình ở địa phương vươn lên thoát nghèo. Ông thường xuyên chỉ dẫn phương pháp làm ăn, hỗ trợ vốn và giống cây trồng cho các hộ khó khăn, giải quyết việc làm cho 10 lao động tại địa phương với mức thu nhập ổn định từ 180.000- 250.000 đồng/người/ngày (tùy công việc). Gia đình ông còn đóng góp tiền cho các quỹ xã hội từ thiện, hỗ trợ địa phương xây dựng nông thôn mới. Cuộc sống của gia đình ông hiện nay thuộc vào hàng khá giả ở địa phương, với mức thu lãi trên 1 tỷ đồng/năm sau khi trừ hết mọi chi phí đầu tư.

Trồng cà phê ở xã Hà Mòn. Ảnh: Q.Đ

 

Ông Nguyễn Thiện Tú - Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Đăk Hà cho hay: Với khát vọng làm giàu chính đáng, thời gian qua, nhiều mô hình sản xuất, kinh doanh hiệu quả của những ”lão nông chân lấm, tay bùn” ngày càng xuất hiện khá nhiều trên địa bàn huyện Đăk Hà. Điển hình như ông Nguyễn Hữu Tá (Tổ dân phố 5, thị trấn Đăk Hà) với mô hình nuôi cá, gia súc, gia cầm, sau khi trừ chi phí đầu tư, thu lãi 3 tỷ đồng/năm, tạo việc làm thường xuyên và thu nhập ổn định cho 15 lao động; ông A Hiếu (thôn Kon Gung, xã Đăk Mar) với mô hình sản xuất, kinh doanh tổng hợp, thu lãi 1,2 tỷ đồng/năm, tạo việc làm ổn định cho 12 lao động; ông Hoàng Danh Chuyền (Tổ dân phố 5, thị trấn Đăk Hà) với mô hình kinh tế VAC, thu lãi 1,5 tỷ đồng/năm, tạo việc làm thường xuyên cho 13 lao động, với mức thu nhập ổn định khoảng 200.000 đồng/người/ngày...

Tính đến năm 2020, huyện Đăk Hà có 2.019 hộ đạt tiêu chuẩn hộ sản xuất kinh doanh giỏi các cấp. Kết quả bình xét năm 2021, toàn huyện có 1.660 hộ đạt tiêu chuẩn hộ sản xuất kinh doanh giỏi các cấp. Đặc biệt, các cấp Hội vận động, khuyến khích, hỗ trợ cho cán bộ, hội viên, nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, vươn lên thoát nghèo; năm 2021 giúp 537 ngày công lao động, hỗ trợ cây, con giống trị giá 25 triệu đồng, tạo điều kiện cho 35 hộ thoát nghèo.

Ông Hà Tiến - Chủ tịch UBND huyện Đăk Hà cho biết: Xác định phát triển kinh tế nông nghiệp là trọng tâm và là ngành kinh tế chủ lực của huyện, những năm qua, lãnh đạo huyện Đăk Hà luôn luôn quan tâm và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác liên kết sản xuất, kinh doanh bằng các cơ chế, chính sách thông thoáng, cụ thể, thiết thực, đúng quy định của pháp luật. Việc đầu tư phát triển các sản phẩm chủ lực được UBND huyện chỉ đạo quyết liệt.

Theo ông Hà Tiến, từ khi thực hiện lĩnh vực đột phá phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với công nghiệp chế biến, hoạt động sản xuất trên địa bàn huyện đã có sự liên kết chặt chẽ, phối hợp đồng bộ và có sự chủ động của các ngành. Nhờ đó, diện tích cây chủ lực và sản phẩm chủ lực của huyện như cà phê, sắn, lúa, cá nước ngọt được nâng cao cả về số lượng lẫn chất lượng, từng bước đáp ứng thị trường trong nước và quốc tế. Đến nay, huyện Đăk Hà đã sản xuất những sản phẩm trái cây có chất lượng như cam sành, sầu riêng, vải, bưởi da xanh, mít Thái, ổi Đài Loan, cam Vinh. Các mô hình nuôi trồng thủy sản được mở rộng, khai thác có hiệu quả diện tích mặt nước hiện có trên các sông, đập thủy lợi, ao, hồ.

Quang Định

   

Các tin khác

  • Lắng nghe tiếng nói từ doanh nghiệp
  • Công nghiệp, thương mại - Động lực thúc đẩy tăng trưởng
  • Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh với công tác truyền thông và phổ biến kiến thức khoa học kỹ thuật
  • Tăng sức cạnh tranh cho nông sản
  • Quan tâm xây dựng sản phẩm OCOP đạt chất lượng cao
  • Người dân phấn khởi vì tỷ lệ sâm Ngọc Linh nảy mầm cao
  • Sự chuyển dịch tích cực của thị trường lao động
  • Nghị quyết 68 và bước đột phá tư duy phát triển kinh tế tư nhân
  • Đề xuất phương án đầu tư dự án xây dựng tuyến đường cao tốc Quảng Ngãi - Kon Tum khoảng 44.355 tỷ đồng
  • Đưa công nghệ bay vào sản xuất nông nghiệp
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Tỉnh ủy Kon Tum tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW
  • Hội nghị Triển khai hoạt động hè năm 2025 và Chương trình “Bình dân học vụ số”
  • Chùm ảnh: Ngọc Linh mùa lúa xanh
  • Thấm sâu lời Bác dạy
  • Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị: Mở ra cơ hội cho doanh nghiệp nhỏ, nhóm yếu thế, đồng bào DTTS
  • Nông dân xã Hiếu làm theo lời Bác
  • Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân
  • Học Bác từ những việc nhỏ

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Chùm ảnh: Ngọc Linh mùa lúa xanh
  • Chùm ảnh: Người sưu tầm đồ cổ ở Kon Tum
  • Bếp cơm ấm áp tình người
  • Sức hấp dẫn ở thiên đường du lịch Măng Đen

Đất & Người Kon Tum

  • Kỹ nghệ chỉnh âm cồng chiêng của người Xơ Đăng
  • Thời gian qua, dù xã hội có nhiều thay đổi, nhưng cộng đồng người Xơ Đăng trên địa bàn tỉnh vẫn luôn nỗ lực bảo tồn và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, đặc biệt là kỹ thuật chỉnh âm cồng chiêng. Không cầu kỳ, không phô trương, kỹ nghệ này vẫn được người Xơ Đăng nỗ lực gìn giữ, bảo tồn qua các thế hệ.
  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Đâu chỉ là máu xương
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by