• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Lễ tưởng niệm 55 năm ngày các chiến sĩ Trung đoàn 209 hy sinh tại Chư Tan Kra    Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Tuấn gặp gỡ, đối thoại với thanh niên    UBND tỉnh và Tập đoàn Viettel ký kết Thỏa thuận hợp tác chuyển đổi số    Phó Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Hòa thăm, tặng hoa Tỉnh đoàn    Nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Hòa Bình tặng cờ Tổ quốc tại huyện Ngọc Hồi   

Kinh tế

TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP:
Nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững

06/10/2014 08:03

Thực hiện tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, một vấn đề quan trọng được tỉnh tập trung chỉ đạo là giải quyết diện tích đất chồng lấn, lấn chiếm nằm trong lâm phần của các chủ rừng. Trước mắt, tỉnh chỉ đạo triển khai thực hiện tại Ban Quản lý rừng phòng hộ Tu Mơ Rông và Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Ngọc Hồi, sau đó đánh giá, rút kinh nghiệm và triển khai các địa bàn khác.

Thực hiện Quyết định số 339/QĐ-TTg ngày 19/2/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013-2020; Quyết định 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, UBND tỉnh đã chỉ đạo ngành Nông nghiệp xây dựng và ban hành Chương trình hành động thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp trên địa bàn tỉnh, đồng thời tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện có hiệu quả cây trồng có lợi thế và sản xuất các sản phẩm chủ lực.

Phát triển thanh long ruột đỏ ở thành phố Kon Tum. Ảnh: V.N

 

Theo UBND tỉnh, tính đến thời điểm này, trên lĩnh vực nông nghiệp, toàn tỉnh phát triển được 75.548ha cao su, 13.961ha cà phê. Các loại rau hoa xứ lạnh có giá trị kinh tế cao được khảo nghiệm cho thấy đều phù hợp với điều kiện tự nhiên ở huyện Kon Plông. Việc khảo nghiệm và thí điểm mô hình rau hoa xứ lạnh thành công đã mở ra hướng đi cho sản phẩm hàng hóa này ở địa phương. Hiện nay, có một số dự án của tổ chức, cá nhân đang triển khai tại huyện Kon Plông theo quy hoạch được UBND tỉnh phê duyệt với diện tích gần 30ha.

Trong sản xuất, ngành Nông nghiệp chú trọng chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, xây dựng các mô hình trình diễn thâm canh cao su, cà phê, lúa, bắp, rau, hoa, nuôi cá… Thông qua việc thực hiện các mô hình khuyến nông đã góp phần thay đổi tập quán sản xuất lạc hậu của dân, từng bước đáp ứng yêu cầu tái cơ cấu kinh tế.

Trên lĩnh vực lâm nghiệp, tỉnh tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng. Tính đến nay, tỉnh đã giao khoán trên 150.000ha rừng cho người dân và các đơn vị quản lý bảo vệ; quy hoạch trồng rừng nguyên liệu Nhà máy bột giấy và giấy Tân Mai-Kon Tum trên 74.000ha; phát triển được 177ha sâm Ngọc Linh dưới tán rừng (7,84ha thuộc Dự án bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh có sự tham gia của cộng đồng, 0,4ha do dân trồng và 169ha do doanh nghiệp trồng). Để phát triển sâm Ngọc Linh thành sản phẩm hàng hóa chủ lực mang thương hiệu quốc gia, tỉnh đã phê duyệt Quy hoạch bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh, đồng thời nghiên cứu phương thức và giá cho thuê rừng để thu hút các thành phần kinh tế tham gia phát triển sâm.

Trên lĩnh vực thủy sản, hiện nay, trên địa bàn huyện Kon Plông có 2 doanh nghiệp nuôi cá nước lạnh là Công ty Hoàng Ngư nuôi khoảng 6.000 con cá tầm, Công ty cổ phần số 1 Kon Tum nuôi 52 con cá tầm bố mẹ và 120 con cá tầm thương phẩm. Việc phát triển thủy sản theo hướng bền vững ở các lòng hồ thủy điện với diện tích nuôi khoảng 800ha.

Phát triển rau hoa trong nhà màng ở Măng Đen. Ảnh: V.N

 

Xác định những vấn đề đặt ra trong tái cơ cấu kinh tế, trong thời gian đến, trên lĩnh vực nông nghiệp tỉnh đã đề ra nhiệm vụ và giải pháp tiếp tục đẩy mạnh phát triển các loại cây trồng có lợi thế và có giá trị kinh tế cao (cao su, cà phê, rau hoa xứ lạnh, sâm Ngọc Linh) gắn chế biến, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị; xây dựng mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm an toàn sinh học và đảm bảo vệ sinh môi trường theo phương thức chăn nuôi tập trung, trang trại, công nghiệp gắn với chế biến theo hình thức khép kín.

Trên lĩnh vực lâm nghiệp, rà soát lại diện tích đất sử dụng không hiệu quả của các công ty, lâm trường để bàn giao cho các huyện, thành phố quản lý và giao cho dân sản xuất; rà soát quy hoạch lại diện tích 3 loại rừng trên địa bàn tỉnh đảm bảo yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng giai đoạn 2014-2020; quy hoạch lại mạng lưới chế biến gỗ và lâm sản; thực hiện tốt Phương án chấn chỉnh và tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng; sắp xếp lại các công ty lâm nghiệp, lâm trường.

Trên lĩnh vực thủy sản, ban hành cơ chế, chính sách nhằm đẩy mạnh phát triển nuôi cá trên các hồ chứa công trình thủy điện, thủy lợi và nuôi cá nước lạnh.

Trên lĩnh vực nông thôn, đầu tư hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng gắn với việc xúc tiến thương mại để hỗ trợ khôi phục, phát triển ngành nghề truyền thống; đẩy mạnh chuyển giao công nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất ở các làng nghề; hiện đại hóa công nghệ xử lý chất thải, kiểm soát và giảm thiểu ô nhiễm môi trường làng nghề...

Văn Nhiên

   

Các tin khác

  • Agribank Kon Tum đồng hành cùng địa phương phát triển bền vững
  • Liên minh HTX tỉnh ký kết giao ước thi đua năm 2023
  • Tín hiệu tích cực trong thu hút đầu tư
  • Thử sức trồng quýt đường ở Tu Mơ Rông
  • Đẩy mạnh cho vay tín dụng theo Nghị quyết số 11 của Chính phủ
  • PC Kon Tum đảm bảo cấp điện mùa nắng nóng
  • Mệnh lệnh giữ rừng
  • Triển vọng từ phát triển mắc ca ở Đăk Tô
  • Kon Rẫy chủ động phòng, chống cháy rừng
  • Căng sức phòng, chống cháy rừng
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Prudential chi trả 23 tỷ đồng cho một khách hàng tại Cần Thơ
  • Diễn tập chữa cháy tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh
  • Người dân đồng tình quy định mới về đăng kiểm xe
  • Agribank Kon Tum đồng hành cùng địa phương phát triển bền vững
  • Nhiệt huyết tuổi trẻ
  • Liên minh HTX tỉnh ký kết giao ước thi đua năm 2023
  • Hội nghị góp ý Dự thảo tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Kon Tum lớp 4 sử dụng trong cơ sở GDPT
  • “Giữ hồn” tượng gỗ dân gian ở Klâu Ngol Zố

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Chùm ảnh: Sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại Măng Đen
  • Gỡ “điểm nghẽn” để thúc đẩy phát triển
  • Chùm ảnh: Xanh mát giữa nắng tháng Ba
  • “Điểm tựa” của làng

Đất & Người Kon Tum

  • “Giữ hồn” tượng gỗ dân gian ở Klâu Ngol Zố
  • Những ngày không đi rẫy, nghệ nhân A Thoan (SN 1983) và nghệ nhân Rơ Châm Banh (SN 1966) cùng sinh sống ở làng Klâu Ngol Zố (xã Ia Chim, thành phố Kon Tum) lại hẹn nhau tạc tượng gỗ. Qua óc thẩm mỹ tinh tế và đôi bàn tay khéo léo của 2 nghệ nhân, những khúc gỗ vô tri như được “thổi hồn”, trở thành những tác phẩm điêu khắc đặc sắc, chứa đựng tình yêu thương con người và sắc thái đời sống của dân tộc Gia Rai ở làng Klâu Ngol Zố.
  • Độc đáo “hơ gọ” của người Xơ Đăng
  • Nghệ nhân nặng lòng với văn hóa dân gian
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Tổng Biên tập: Nguyễn Mạnh Hồng
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by