• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Tỉnh ủy Kon Tum tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW    Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân    Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện các nghị quyết của Bộ Chính trị    Hoạt động của Đoàn ĐBQH tỉnh trong tuần thứ hai của Kỳ họp lần thứ 9, Quốc hội khóa XV    Truy điệu, an táng 26 liệt sĩ hy sinh tại Lào và Campuchia   

Kinh tế

Nhân lực cho hợp tác xã

04/07/2022 13:36

Câu chuyện về nguồn nhân lực của hợp tác xã không mới nhưng chưa bao giờ cũ. Đặc biệt, khi chuyển đổi mô hình hoạt động hợp tác xã từ kiểu cũ sang kiểu mới thì vấn đề nhân lực lại càng được quan tâm.

Sau một thời gian học, mày mò tìm hiểu, chị Y Pót – Chủ tịch Hội đồng quản trị Hợp tác xã Cộng đồng phụ nữ Đăk Viên, huyện Tu Mơ Rông đã sử dụng thành thạo máy sấy bơm nhiệt, máy hút chân không. Qua nỗ lực vượt khó, chị bất ngờ về bản thân mình. Với học lực hết lớp 9, hơn nữa, từ trước đến nay, ở làng, đã quen với việc dùng sức người là chính, vậy mà nay, với sự nỗ lực, kiên trì, chị cũng biết sử dụng máy móc để phục vụ nhu cầu sản xuất.

Hai chiếc máy đưa vào sử dụng, một phần để giảm nhân công, hơn nữa, tạo ra đa dạng các sản phẩm mà không lo ảnh hưởng bởi thời tiết. Cũng nhờ đó, Hợp tác xã Cộng đồng phụ nữ Đăk Viên có nhiều sản phẩm ra đời với chất lượng và mẫu mã đẹp hơn.

Thế nhưng, điều chị Y Pót lo lắng, cả Hợp tác xã có 33 thành viên, chỉ có chị vận hành thành thạo máy móc. Các thành viên khác, dù đã được hướng dẫn, nhưng phần e sợ vì công suất máy cao, phần khác lại quên cách sử dụng nên không thể thực hiện được. Phải ôm đồm nhiều việc, nhiều lúc chị cảm thấy mệt lả người.

Hợp tác xã Cộng đồng phụ nữ Đăk Viên vẫn lúng túng vì thiếu nhân lực có trình độ chuyên môn điều hành hoạt động. Ảnh: HT

 

Hợp tác xã Cộng đồng phụ nữ Đăk Viên đã có các sản phẩm OCOP cấp tỉnh, tuy nhiên, việc kinh doanh lại gặp vấn đề bởi thiếu người biết quản lý thu chi, hóa đơn, chứng từ; thiếu người biết xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh; thiếu người quản lý có chuyên môn, biết sử dụng các phần mềm máy tính...

Đồng hành, theo dõi sự phát triển của Hợp tác xã, chị Trần Thị Phong Lan – Phó Chủ tịch Hội LHPN tỉnh nhìn nhận rằng, cái khó nhất của Hợp tác xã Cộng đồng phụ nữ Đăk Viên chính là nhân lực. Là nông dân, các chị em phụ nữ nhiệt tình, chịu khó nhưng chưa biết cách điều hành, quản lý tài chính cũng như vận hành máy móc. Để Hợp tác xã Cộng đồng phụ nữ Đăk Viên phát triển, Hội LHPN tỉnh đang trăn trở, tìm kiếm nhân lực có trình độ đại học, cao đẳng, có năng lực dẫn dắt, để kết nối, để tạo ra các chiến lược kinh doanh cũng như định hướng để các thành viên khác cùng chung sức thực hiện.

Cái khó của Hợp tác xã Cộng đồng phụ nữ Đăk Viên cũng chính là cái khó của nhiều hợp tác xã trên địa bàn tỉnh. Không chỉ đơn thuần là sản xuất, để trụ vững, các hợp tác xã phải làm ra sản phẩm và có doanh thu từ sản phẩm. Nhiều hợp tác xã thiếu hụt nguồn nhân lực có trình độ, dẫn đến, làm ra sản phẩm nhưng không thể bán được; có vùng nguyên liệu sản xuất nhưng lại  “chết yểu” vì thiếu người đảm nhận việc điều hành, vận hành hoạt động kinh doanh; chưa nhạy bén tham gia các dịch vụ chế biến, tiêu thụ sản phẩm hoặc tổ chức sản xuất kinh doanh như một doanh nghiệp.

Câu chuyện về nguồn nhân lực của hợp tác xã không mới nhưng lại chưa bao giờ cũ. Đặc biệt, khi chuyển đổi mô hình hoạt động hợp tác xã từ kiểu cũ sang kiểu mới thì vấn đề nhân lực lại càng được quan tâm. Việc thu hút người nông dân tham gia vào hợp tác xã không khó, nhưng, thu hút người có trình độ chuyên môn để đảm nhận vai trò điều hành lại là không dễ. Và khi thành lập hợp tác xã, nếu thiếu sự định hướng, điều hành, không tạo ra sinh kế cho các thành viên, thì việc giải thể là điều khó tránh.

Kinh tế tập thể với nòng cốt là hợp tác xã luôn có vai trò và vị trí quan trọng đối với sự nghiệp phát triển nông nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh. Do đó, ngoài các chính sách về thu hút, tạo điều kiện để phát triển các hợp tác xã, cần có thêm chính sách để thu hút nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn.

Để giải “bài toán” về nhân lực cho các hợp tác xã, hàng năm, Liên minh Hợp tác xã tỉnh đã tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng về quản lý cho các hợp tác xã. Cùng với đó, tổ chức cho cán bộ, quản lý đi tham quan, học tập kinh nghiệm từ các mô hình hiệu quả trong tỉnh và ngoài tỉnh. Các hoạt động hỗ trợ  này luôn là “đòn bẩy” quan trọng. Tuy nhiên, tự thân mỗi hợp tác xã phải chủ động hơn trong việc tìm kiếm nhân lực, thu hút nhân lực có trình độ chuyên môn cao. Cùng với đó, mỗi hợp tác xã phải chủ động phát huy nội lực, tự tìm tòi, học hỏi, nâng cao năng lực và linh hoạt trong điều hành sản xuất, kinh doanh để nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh.   

Giải được “bài toán khó” về nguồn nhân lực, các hợp tác xã sẽ có cơ hội để phát huy hiệu quả việc sản xuất, kinh doanh và vươn lên phát triển bền vững hơn.

Hoài Tiến

   

Các tin khác

  • Lắng nghe tiếng nói từ doanh nghiệp
  • Công nghiệp, thương mại - Động lực thúc đẩy tăng trưởng
  • Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh với công tác truyền thông và phổ biến kiến thức khoa học kỹ thuật
  • Tăng sức cạnh tranh cho nông sản
  • Quan tâm xây dựng sản phẩm OCOP đạt chất lượng cao
  • Người dân phấn khởi vì tỷ lệ sâm Ngọc Linh nảy mầm cao
  • Sự chuyển dịch tích cực của thị trường lao động
  • Nghị quyết 68 và bước đột phá tư duy phát triển kinh tế tư nhân
  • Đề xuất phương án đầu tư dự án xây dựng tuyến đường cao tốc Quảng Ngãi - Kon Tum khoảng 44.355 tỷ đồng
  • Đưa công nghệ bay vào sản xuất nông nghiệp
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Tỉnh ủy Kon Tum tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW
  • Hội nghị Triển khai hoạt động hè năm 2025 và Chương trình “Bình dân học vụ số”
  • Chùm ảnh: Ngọc Linh mùa lúa xanh
  • Thấm sâu lời Bác dạy
  • Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị: Mở ra cơ hội cho doanh nghiệp nhỏ, nhóm yếu thế, đồng bào DTTS
  • Nông dân xã Hiếu làm theo lời Bác
  • Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân
  • Học Bác từ những việc nhỏ

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Chùm ảnh: Ngọc Linh mùa lúa xanh
  • Chùm ảnh: Người sưu tầm đồ cổ ở Kon Tum
  • Bếp cơm ấm áp tình người
  • Sức hấp dẫn ở thiên đường du lịch Măng Đen

Đất & Người Kon Tum

  • Kỹ nghệ chỉnh âm cồng chiêng của người Xơ Đăng
  • Thời gian qua, dù xã hội có nhiều thay đổi, nhưng cộng đồng người Xơ Đăng trên địa bàn tỉnh vẫn luôn nỗ lực bảo tồn và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, đặc biệt là kỹ thuật chỉnh âm cồng chiêng. Không cầu kỳ, không phô trương, kỹ nghệ này vẫn được người Xơ Đăng nỗ lực gìn giữ, bảo tồn qua các thế hệ.
  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Đâu chỉ là máu xương
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by