• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Trang dự Lễ khánh thành các dự án đầu tư công trình hạ tầng tại xã Ngọc Linh    Quốc hội tiếp tục thảo luận Tổ các dự án luật    Tỉnh ủy Kon Tum tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW    Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân    Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện các nghị quyết của Bộ Chính trị   

Kinh tế

Nhìn lại việc thực hiện Luật Khoáng sản 2010 trên địa bàn tỉnh

24/06/2023 13:10

Thực hiện Luật Khoáng sản 2010 và các văn bản pháp luật có liên quan, thời gian qua, UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành, địa phương tăng cường quản lý nhà nước về quy hoạch, cấp phép thăm dò và khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh.

Ông Võ Thanh Hải- Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường cho biết: Thời gian qua, UBND tỉnh đã phê duyệt kế hoạch đấu giá quyền khai thác khoáng sản 216 khu vực; trong đó, 23 khu vực đã có kết quả thăm dò, 193 khu vực chưa thăm dò. Qua đó, đã tổ chức đấu giá thành công 113 khu vực; đấu giá không thành 95 khu vực; đang tổ chức đấu giá 8 khu vực khoáng sản theo Kế hoạch năm 2023. 

UBND tỉnh ban hành 47 Quyết định thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản của 37 Giấy phép khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh với tổng số tiền 48,462 tỷ đồng; trong đó, tiền cấp quyền khai thác khoáng sản do Bộ TN&MT phê duyệt 3,302 tỷ đồng, tiền cấp quyền do UBND tỉnh phê duyệt 45,160 tỷ đồng. Năm 2022, tổng số tiền cấp quyền khai thác khoáng sản thu được 39,569 tỷ đồng; số tiền còn nợ  349 triệu đồng; số tiền còn lại 5,794 tỷ đồng sẽ thu vào các năm tiếp theo. 

Sở TN&MT phối hợp với các sở, ngành xác định số tiền trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản của các tổ chức, cá nhân trúng đấu giá là 30,165 tỷ đồng/65 khu vực. Đến tháng 6/2023, tổng số tiền trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản đã thu được 30,165 tỷ đồng. 

Mỏ khai thác đá ở xã Măng Cành, huyện Kon Plông phục vụ cho việc làm đường. Ảnh: Q.Đ

 

Từ năm 2011 đến tháng 6/2023, UBND tỉnh đã cấp 95 Giấy phép thăm dò khoáng sản; cấp 93 Giấy phép khai thác khoáng sản; phê duyệt 4 Đề án đóng cửa mỏ khoáng.  Bộ TN&MT cấp 1 Giấy phép khai thác vàng gốc với diện tích 17,55 ha. Đến tháng 6/2023, trên địa bàn tỉnh có 76 Giấy phép khai thác khoáng sản còn hiệu lực khai thác; trong đó, thuộc thẩm quyền của Bộ TN&MT 1 Giấy phép, thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh 75 Giấy phép; 18 Giấy phép hết hiệu lực khai thác. 

Qua thực tế triển khai thực hiện Luật Khoáng sản năm 2010, có thể khẳng định, việc tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản nhằm đổi mới cơ chế quản lý hoạt động khoáng sản phù hợp với cơ chế kinh tế thị trường; đồng thời xóa bỏ cơ chế xin cho, hạn chế tiêu cực trong công tác quản lý, phát huy được tiềm năng khoáng sản, thu hút đầu tư khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản tại địa phương, tăng nguồn thu ngân sách nhà nước.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện Luật Khoáng sản 2010 và các văn bản pháp luật có liên quan vẫn còn một số khó khăn, vướng mắc cần được Chính phủ, Bộ TN&MT sửa đổi cho phù hợp với tình hình thực tế. Đó là quy định của pháp luật về khoáng sản cát, sỏi lòng sông vẫn chưa phù hợp điều kiện thực tế của địa phương như khoáng sản cát tập trung chủ yếu ở các sông nhánh, suối ngắn có độ dốc cao; khai thác cát phụ thuộc nhiều vào khí hậu (mưa nhiều cát về nhiều) nhưng chưa có quy định để khai thác đối với phần khối lượng cát sỏi bồi lắng.

Trên địa bàn tỉnh có nhiều công trình thủy điện, thủy lợi đang vận hành có lượng lớn cát, sỏi lắng trong lòng hồ, giảm dung tích hồ chứa; lượng cát, sỏi này có thể sử dụng làm vật liệu xây dựng nhưng hiện nay quy định pháp luật chưa có hướng xử lý cụ thể đối với sản phẩm sau nạo vét (đấu giá/xác nhận thu hồi), gây khó khăn cho công tác bảo trì công trình thủy điện, thủy lợi. Hoặc như trường hợp doanh nghiệp vi phạm các quy định về đầu tư, bị thu hồi hoặc chấm dứt dự án đầu tư thì hướng xử lý Giấy phép khai thác khoáng sản đã được cấp như thế nào, có thuộc đối tượng thu hồi Giấy phép khai thác khoáng sản hay không?

Việc san gạt cải tạo mặt bằng của các công trình được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đất dôi dư của công trình không sử dụng nhưng không được phép vận chuyển ra ngoài khu vực san gạt và sử dụng cho công trình khác. Hoặc việc sử dụng đá sau nổ mìn thu gom không sử dụng cho công trình, hay sử dụng không hết, tập kết tại bãi thải. nhưng không được phép vận chuyển ra ngoài khu vực khai thác. Hay như việc san gạt đối với diện tích đất ở thuộc quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân dôi dư không sử dụng nhưng không được phép vận chuyển ra ngoài khu vực hoặc sử dụng cho mục đích khác… là những khó khăn, vướng mắc cần được Chính phủ, Bộ TN&MT và các Bộ, ngành Trung ương quan tâm tháo gỡ trong thời gian tới để Luật Khoáng sản mang lại hiệu quả cao, phục vụ nhu cầu phát triển KT-XH của địa phương.         

Quang Định

   

Các tin khác

  • Nghị quyết số 68 thúc đẩy tinh thần, khát vọng khởi nghiệp
  • Khẳng định giá trị sâm Ngọc Linh qua các nghiên cứu khoa học
  • Nâng cao uy tín và giá trị sâm Ngọc Linh
  • Lễ công bố Quyết định công nhận thị trấn Đăk Hà đạt chuẩn đô thị văn minh năm 2024
  • Lắng nghe tiếng nói từ doanh nghiệp
  • Công nghiệp, thương mại - Động lực thúc đẩy tăng trưởng
  • Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh với công tác truyền thông và phổ biến kiến thức khoa học kỹ thuật
  • Tăng sức cạnh tranh cho nông sản
  • Quan tâm xây dựng sản phẩm OCOP đạt chất lượng cao
  • Người dân phấn khởi vì tỷ lệ sâm Ngọc Linh nảy mầm cao
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • [INFOGRAPHIC] Tóm tắt tiểu sử nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương
  • Nghị quyết số 68 thúc đẩy tinh thần, khát vọng khởi nghiệp
  • Giữ nghề dệt truyền thống của người Ba Na
  • Đồng lòng giữ biên cương
  • Quốc hội tiếp tục thảo luận Tổ các dự án luật, nghị quyết
  • Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương từ trần
  • Thông cáo báo chí số 15, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
  • Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh lấy ý kiến trực tiếp đối với dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Tình cha mang sắc xanh áo lính
  • Chùm ảnh: Ngọc Linh mùa lúa xanh
  • Chùm ảnh: Người sưu tầm đồ cổ ở Kon Tum
  • Bếp cơm ấm áp tình người

Đất & Người Kon Tum

  • Kỹ nghệ chỉnh âm cồng chiêng của người Xơ Đăng
  • Thời gian qua, dù xã hội có nhiều thay đổi, nhưng cộng đồng người Xơ Đăng trên địa bàn tỉnh vẫn luôn nỗ lực bảo tồn và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, đặc biệt là kỹ thuật chỉnh âm cồng chiêng. Không cầu kỳ, không phô trương, kỹ nghệ này vẫn được người Xơ Đăng nỗ lực gìn giữ, bảo tồn qua các thế hệ.
  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Đâu chỉ là máu xương
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by