• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
THƯ TÒA SOẠN    Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh    [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới    SỨC MẠNH CỦA ĐOÀN KẾT    Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy kiểm tra vận hành thử nghiệm bộ máy chính quyền cấp xã tại thành phố Kon Tum   

Kinh tế

Nhìn PCI nghĩ về PAPI

03/05/2023 13:30

Trong khi Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) có bước nhảy ngoạn mục, tăng 24 bậc, thì Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) gần như giẫm chân tại chỗ. Thực tế trên cho thấy cần có sự nỗ lực và quyết tâm cao hơn nữa.

Ngày 12/4, Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) phối hợp với Trung tâm Bồi dưỡng cán bộ và nghiên cứu khoa học Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam và Trung tâm Nghiên cứu phát triển và hỗ trợ cộng đồng (CECODES) công bố Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) 2022 ở Việt Nam.

Theo báo cáo, điểm tổng hợp PAPI năm 2022 của tỉnh ta là 39,98 điểm, chỉ tăng 0,09 điểm so với năm 2021 (39,89 điểm).

Như vậy, trong khi Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) có bước nhảy ngoạn mục, tăng 24 bậc, thì Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) gần như giẫm chân tại chỗ. Thậm chí, điểm một số chỉ số thành phần còn giảm, như Công khai minh bạch (4,66 điểm- năm 2021 là 4,75), Cung ứng dịch vụ công (7,44 điểm- năm 2021 là 7,56), Quản trị môi trường (3,25 điểm- năm 2021 là 3,31 điểm).

Không thể nói rằng chúng ta không nỗ lực, không quyết tâm trong việc cải thiện, nâng cao Chỉ số PAPI.  

Công khai, minh bạch thông tin các dự án để người dân hiểu, đồng thuận và giám sát việc thực hiện. Ảnh: HL

 

Trong những năm qua, với quyết tâm cải thiện, nâng cao Chỉ số PAPI của tỉnh, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã có chỉ đạo quyết liệt, tập trung triển khai nhiều giải pháp. Qua đó, nhận thức về tầm quan trọng của Chỉ số PAPI đối với công tác cải cách hành chính được nâng lên.

Các cơ chế, chính sách liên quan đến người dân đều được lấy ý kiến của nhân dân. Sự tham gia đóng góp ý kiến, kiểm tra, giám sát của người dân về thực hiện công vụ của cơ quan nhà nước ngày một cao.

Việc công khai, minh bạch các cơ chế, chính sách liên quan đến người dân được quan tâm thực hiện bằng nhiều hình thức, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân kiểm tra, giám sát; công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo được các ngành quan tâm thực hiện nghiêm túc.

Các thủ tục hành chính thường xuyên được rà soát, đơn giản hóa; công tác bảo vệ môi trường được quan tâm bảo vệ; hệ thống công nghệ thông tin phục vụ người dân chất lượng ngày một cao.

Nhưng chúng ta lại không thể phủ nhận thực tế chỉ số PAPI chưa được cải thiện rõ rệt như PCI.

Câu hỏi đặt ra là: Chúng ta đã thật sự nỗ lực, thật sự quyết liệt chưa? 

Rõ ràng là chưa. Theo đánh giá của UBND tỉnh, vẫn còn một số sở, ngành và UBND cấp huyện, cấp xã chưa quan tâm đến mục tiêu nâng cao PAPI tại đơn vị; mức độ công khai, minh bạch chưa cao; xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo còn chậm; TTHC thường xuyên được rà soát đơn giản hóa nhưng vẫn còn rườm rà, nhất là lĩnh vực đất đai; còn hồ sơ TTHC giải quyết quá hạn.

Đặc biệt, tỷ lệ người dân tham gia vào các cơ chế, chính sách còn ít; việc khai thác sử dụng công nghệ thông tin của người dân để giao dịch công việc với các cơ quan nhà nước còn hạn chế.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Ngọc Sâm cho rằng, việc điểm đánh giá chưa được cải thiện rõ rệt nghĩa là tỉnh ta đang đứng lại, là tụt lùi so với các địa phương khác.

Theo Phó Chủ tịch Nguyễn Ngọc Sâm, chỉ số PAPI góp phần trả lời những vấn đề đặt ra trong quá trình cải cách hành chính như: Cơ chế nào để người dân tham gia tích cực và hữu hiệu vào công tác giám sát và phản biện xã hội? Làm thế nào để hoàn thiện các chính sách và hành động trên tinh thần “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”? Làm thế nào để tạo ra một môi trường tương tác thân thiện hơn giữa người dân và bộ máy hành chính nhà nước?

Nghĩa là PAPI không chỉ hỗ trợ quá trình cải cách về quản trị, hành chính công, cung ứng dịch vụ công, mà còn góp phần thực hiện phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, thông qua cung cấp thông tin khách quan về những trải nghiệm, các mối quan hệ của người dân với các cơ quan chính quyền địa phương, hay những vấn đề “dân biết” và tạo điều kiện cho người dân thực hiện quyền “dân kiểm tra”.

Vì vậy, cải thiện, nâng cao Chỉ số PAPI đang là yêu cầu thực tiễn của cải cách hành chính công, hướng tới một nền hành chính minh bạch và hiệu quả, đòi hỏi cả hệ thống chính trị vào cuộc, không riêng một tổ chức hay cá nhân nào- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Ngọc Sâm nhấn mạnh.

Lấy sự hài lòng của người dân làm thước đo cải cách hành chính. Ảnh: H.L

 

Trong đó, cần tăng cường quán triệt, tuyên truyền, phổ biến để cán bộ, công chức, viên chức nhận thức đầy đủ, sâu sắc về ý nghĩa, tầm quan trọng của chỉ số PAPI; xem đây là một nguồn thông tin có cơ sở khoa học đánh giá hiệu quả công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành của bộ máy. Từ đó tạo sự chuyển biến về nhận thức, tinh thần và thái độ trong thực thi nhiệm vụ theo hướng lấy sự hài lòng của người dân làm thước đo.

Tiếp tục nâng cao chất lượng các dịch vụ công, nhất là các lĩnh vực y tế, giáo dục, đất đai, xây dựng, môi trường. Thực hiện tốt việc công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; khung giá đền bù, thu hồi đất để người dân hiểu, đồng thuận và giám sát việc thực hiện.

Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ mọi mặt gắn với thường xuyên giáo dục, nâng cao đạo đức công vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, nhất là số cán bộ, công chức, viên chức thường xuyên tiếp xúc, tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, tổ chức và doanh nghiệp.

Không để xảy ra tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà trong giải quyết thủ tục hành chính cho nhân dân; thực hiện nghiêm túc việc xin lỗi tổ chức, cá nhân đối với các trường hợp trễ hẹn, sai sót trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính.

Và cuối cùng, phân công, giao trách nhiệm cụ thể cho từng cơ quan, đơn vị, địa phương trong việc khắc phục, cải thiện và nâng cao điểm cho PAPI. Lấy  kết quả thực hiện là một trong các tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ, phân loại cán bộ, công chức, viên chức hằng năm.

Hồng Lam

   

Các tin khác

  • Cộng đồng chung tay bảo vệ rừng
  • Tương lai xanh từ những tán rừng
  • Hướng mở cho việc xây dựng thương hiệu và phát triển thị trường sâm Ngọc Linh
  • Hiệu quả khi doanh nghiệp đổi mới sáng tạo
  • Trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý “Ngọc Linh” cho sản phẩm củ cho các tổ chức, cá nhân
  • Nhà thuê ở trung tâm hành chính Quảng Ngãi: Nhu cầu lớn, thị trường nhộn nhịp
  • Các trường Chính trị khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên hội thảo về công tác tài chính
  • Kiến nghị khắc phục, bàn giao công trình tuyến đường tránh ngập lòng hồ khu vực huyện Kon Plông
  • “Cấp bừa” giấy chứng nhận mã số vùng trồng sâm Ngọc Linh
  • Tu Mơ Rông: Hàng chục cây sâm Ngọc Linh bị cây đổ gẫy, hư hỏng
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • THƯ TÒA SOẠN
  • Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • THƯ CẢM ƠN
  • Thông báo về việc hợp nhất các ấn phẩm báo in, báo điện tử; chương trình phát thanh, truyền hình của Báo Quảng Ngãi và Trung tâm Truyền thông tỉnh Kon Tum
  • Danh sách Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi sau sáp nhập
  • Vững niềm tin, xây khát vọng
  • Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh
  • Hợp nhất để đi xa hơn, bền vững hơn

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • Kon Tum: Sự hào sảng của đất và nét hiền hòa của người
  • Chùm ảnh: Đồi chè ở vùng Đông Trường Sơn
  • Điểm tựa yêu thương

Đất & Người Kon Tum

  • Người truyền lửa cồng chiêng cho thế hệ trẻ ở thôn Kon Hia 1
  • Chiều tối thứ Sáu hằng tuần, sân nhà ông A Bi ở thôn Kon Hia 1 (xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông) lại vang lên tiếng cồng chiêng rộn ràng. Đó là lớp học dành cho các em nhỏ trong thôn do ông A Bi mở và duy trì đều đặn suốt nhiều mùa hè để truyền dạy những nhịp chiêng truyền thống của dân tộc mình. Từ niềm đam mê thuở nhỏ, ông A Bi trở thành người thắp lên tình yêu cồng chiêng cho thế hệ sau, góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống dân tộc.
  • Rượu ghè men lá H’nham
  • Gìn giữ kho tàng Sử thi Kon Tum
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 258A Phan Đình Phùng, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by