• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Tỉnh ủy Kon Tum tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW    Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân    Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện các nghị quyết của Bộ Chính trị    Hoạt động của Đoàn ĐBQH tỉnh trong tuần thứ hai của Kỳ họp lần thứ 9, Quốc hội khóa XV    Truy điệu, an táng 26 liệt sĩ hy sinh tại Lào và Campuchia   

Kinh tế

Nông dân Cao Văn Luận tiên phong trồng cà phê ghép

25/09/2019 13:01

Ông Cao Văn Luận ở thôn 3, xã Tân Cảnh, huyện Đăk Tô triển khai mô hình trồng cà phê ghép đã được 10 năm và chính mô hình này góp phần quan trọng đưa ông trở thành “triệu phú chân đất”.

Cơ duyên trồng cà phê ghép

Được sự giới thiệu của Hội Nông dân xã Tân Cảnh, chúng tôi cùng lãnh đạo huyện Đăk Tô đến thăm mô hình cà phê ghép của gia đình ông Cao Văn Luận. Ông là người đầu tiên ở Tân Cảnh và cả huyện Đăk Tô xây dựng mô hình cà phê ghép. Nhìn vườn cà phê nặng trĩu quả, mọi người đều trầm trồ khen ngợi. Một mùa cà phê bội thu đang hiện hữu tại khu vườn nhà ông Luận. Nhiều cành trĩu quả, ông phải dùng cây chống đề phòng gãy cành.

Ông Cao Văn Luận cho biết, đến nay, mô hình cà phê ghép này của gia đình ông phát triển được 10 năm.

Khi được hỏi, xuất phát từ đâu dẫn đến quyết định trồng cà phê ghép, ông Cao Văn Luận vui vẻ sẻ chia: Năm 2009, tôi được Hội Nông dân xã Tân Cảnh cử tham gia tập huấn về kỹ thuật trồng cà phê tại thị trấn Đăk Tô. Tại buổi tập huấn này, tôi được cán bộ kỹ thuật giới thiệu về mô hình cà phê ghép và những hiệu quả kinh tế mang lại trong thực tế. Tôi bị cuốn hút và say mê lắng nghe từng lời của cán bộ kỹ thuật thuyết giải. Sau đó, tôi tự tìm tài liệu nghiên cứu, đọc kỹ thấy cà phê ghép năng suất và hiệu quả vậy mà sao chưa thấy trồng phổ biến tại địa phương. Đọc tài liệu tôi thấy ưng ý nhất là loại cà phê vối ghép vào gốc cà phê mít. Vì vậy, tôi quyết định tìm đến xã Hòa Thắng (thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk) tìm hiểu, học tập kinh nghiệm trồng cà phê ghép.

Khi tìm hiểu kỹ, ông Luận tìm đến Viện EKaMat, tỉnh Đăk Lăk đặt mua hơn 2.000 cây (mỗi cây giá 6.000 đồng) để về trồng thử. Quá trình trồng thử nghiệm ông được sự hướng dẫn nhiệt tình của cán bộ kỹ thuật của Viện EKaMat nên khi áp dụng vào trồng cây cà phê ghép sinh trưởng và phát triển khá tốt. Sau 3 năm cây cho thu bói và năm đầu năng suất đạt khoảng 15 tấn/ha.

Mở rộng diện tích

Sau khi có kinh nghiệm trong trồng và chăm sóc cây cà phê ghép, ông Luận mày mò, nghiên cứu, tự ghép để phát triển vườn cà phê của mình. Ông chọn giống cà phê vối ghép vào thân cây cà phê mít và để chăm sóc chung cho chúng phát triển song song. Khi ngọn cà phê ghép phát triển tốt, ông bắt đầu chặt dần những cành trên cây cà phê cũ để nhường chỗ cho cà phê ghép phát triển. Cứ vậy, mỗi năm một ít, sau 10 năm kiên trì, đến nay, vườn cà phê 3ha của gia đình ông được thay thế hoàn toàn bằng cà phê ghép.

Cà phê ghép của gia đình ông Luận trĩu quả. Ảnh: PN

Theo ông Luận, so với cà phê vối bình thường, sau khi trồng 3 năm cho thu bói thì năng suất của cà phê ghép cũng cao hơn vài tấn/ha và đã được chứng minh bằng thực tế.

Như để minh chứng cho lời mình nói, ông Luận dẫn chúng tôi tham quan tại vườn cà phê ghép của gia đình ông và so sánh với vườn cà phê ngay sát bên cạnh; thực tế cho thấy, vườn cà phê ghép quả nhiều, dày hơn...

Ông Luận cho biết: So với cà phê cũ, cà phê ghép năng suất cao hơn từ 30-40%. Đơn cử như năm 2018, với diện tích 3ha cà phê ghép, nhà tôi thu được hơn 83 tấn. Còn cũng với diện tích này, trước kia giống cà phê cũ chỉ đạt khoảng 50 tấn. Năm 2018, chỉ riêng bán cà phê tươi, gia đình tôi thu lãi được hơn 300 triệu đồng.

Điều đáng nói, theo kinh nghiệm của ông Luận trồng cà phê ghép 10 năm nay, bản thân ông nhận thấy cà phê ghép có khả năng chịu hạn tốt và hạn chế sâu bệnh.

Trao đổi với chúng tôi, ông Trần Cường - Chủ tịch Hội Nông dân xã Tân Cảnh cho biết: Gia đình ông Cao Văn Luận là hộ gia đình tiên phong trong việc phát triển cà phê ghép. Từ mô hình này và được sự giúp đỡ, hỗ trợ của ông Luận, hiện nay trên địa bàn đã có hàng chục hộ gia đình học tập, triển khai cho mô hình trồng cà phê ghép tại vườn cà phê gia đình. Đến nay, diện tích cà phê ghép xã Tân Cảnh phát triển được hơn 20ha.

Hy vọng, mô hình trồng cà phê ghép của ông Cao Văn Luận tại xã Tân Cảnh sẽ được nhân rộng, phát triển hơn nữa, góp phần tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo tại địa phương này.        

Phúc Nguyên

   

Các tin khác

  • Lắng nghe tiếng nói từ doanh nghiệp
  • Công nghiệp, thương mại - Động lực thúc đẩy tăng trưởng
  • Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh với công tác truyền thông và phổ biến kiến thức khoa học kỹ thuật
  • Tăng sức cạnh tranh cho nông sản
  • Quan tâm xây dựng sản phẩm OCOP đạt chất lượng cao
  • Người dân phấn khởi vì tỷ lệ sâm Ngọc Linh nảy mầm cao
  • Sự chuyển dịch tích cực của thị trường lao động
  • Nghị quyết 68 và bước đột phá tư duy phát triển kinh tế tư nhân
  • Đề xuất phương án đầu tư dự án xây dựng tuyến đường cao tốc Quảng Ngãi - Kon Tum khoảng 44.355 tỷ đồng
  • Đưa công nghệ bay vào sản xuất nông nghiệp
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hữu Tháp kiểm tra công tác chuẩn bị tổ chức Lễ phát động Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ năm 2025 tại huyện Kon Rẫy
  • Chương trình nghệ thuật kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
  • Không ngừng rèn luyện đạo đức cách mạng theo lời dạy của Bác
  • Tinh thần “thần tốc” trong xóa nhà tạm, nhà dột nát
  • Mong một phép màu cho người thợ xây gặp nạn
  • Thông cáo báo chí số 13, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
  • KẾT LUẬN 155-KL/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ, BAN BÍ THƯ VỀ SẮP XẾP TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH
  • Hội LHPN tỉnh tổ chức Hội nghị điển hình tiên tiến lần thứ V

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Chùm ảnh: Ngọc Linh mùa lúa xanh
  • Chùm ảnh: Người sưu tầm đồ cổ ở Kon Tum
  • Bếp cơm ấm áp tình người
  • Sức hấp dẫn ở thiên đường du lịch Măng Đen

Đất & Người Kon Tum

  • Kỹ nghệ chỉnh âm cồng chiêng của người Xơ Đăng
  • Thời gian qua, dù xã hội có nhiều thay đổi, nhưng cộng đồng người Xơ Đăng trên địa bàn tỉnh vẫn luôn nỗ lực bảo tồn và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, đặc biệt là kỹ thuật chỉnh âm cồng chiêng. Không cầu kỳ, không phô trương, kỹ nghệ này vẫn được người Xơ Đăng nỗ lực gìn giữ, bảo tồn qua các thế hệ.
  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Đâu chỉ là máu xương
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by