• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Quảng Ngãi - Kon Tum: Thống nhất 4 nội dung liên quan tới sáp nhập tỉnh    ĐỘNG LỰC MỚI CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ    Quảng Ngãi - Kon Tum làm việc định kỳ lần 2 về việc sáp nhập tỉnh    Quyết liệt triển khai nhiệm vụ xóa nhà tạm, nhà dột nát    6 nhiệm vụ trọng tâm xóa nhà tạm, nhà dột nát năm 2025   

Kinh tế

Nông nghiệp hữu cơ - hướng phát triển bền vững

19/04/2024 13:23

Phát triển nông nghiệp hữu cơ là hướng đi mang lại sự phát triển bền vững dần được các doanh nghiệp, cá nhân trên địa bàn tỉnh quan tâm trong những năm gần đây. Sau nhiều nỗ lực, đến nay tỉnh ta đã có các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ bước đầu khẳng định được thương hiệu, giá trị.

Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, tổng diện tích sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh hiện đạt khoảng 550ha, nhưng chỉ có 30,70ha đạt đúng và đủ theo tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ Organic được các tổ chức chứng nhận hữu cơ công nhận và cấp giấy chứng nhận.

Dù số lượng và diện tích phát triển nông nghiệp hữu cơ còn ít, tuy nhiên giá trị mang lại của các mô hình khá cao. Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật cho biết, theo số liệu tổng hợp từ các doanh nghiệp sản xuất rau củ quả lớn trên địa bàn huyện Kon Plông, lợi nhuận thu được trong việc sản xuất củ quả công nghệ cao, đạt tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ Organic chiếm khoảng 30% tổng doanh thu. Đối với rau củ quả, thông thường 1 năm sản xuất 3 vụ, lợi nhuận thu được trong 1 ha đất sản xuất bình quân khoảng 1 tỷ đồng. Thị trường tiêu thụ chủ yếu là các siêu thị tại Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Đồng Nai.

Kon Plông phát huy thế mạnh về nông nghiệp hữu cơ công nghệ cao. Ảnh: P.N

 

Hợp tác xã Rau, hoa và du lịch Thanh niên Măng Đen có quy mô sản xuất rau, củ, quả xứ lạnh hữu cơ 1,8ha, sản lượng bình quân 6 tấn rau/tháng, doanh thu bình quân 2,5 tỷ đồng/ha/năm.  Theo bà Trần Ngọc Diệp - Giám đốc Hợp tác xã, nhờ phát triển nông nghiệp hữu cơ, ứng dụng công nghệ, kỹ thuật hiện đại vào sản xuất, Hợp tác xã đã có thể bán được sản phẩm của mình với giá cao hơn 20% so với các sản phẩm khác. Bởi vì, các sản phẩm của Hợp tác xã luôn có đầy đủ, minh bạch thông tin truy xuất nguồn gốc gieo trồng, quá trình chăm sóc, thu hái đảm bảo, sử dụng các chế phẩm sinh học, sản phẩm hoàn toàn tốt cho sức khỏe con người và thân thiện với môi trường nên tạo sự an tâm cho người dùng và được các hệ thống siêu thị lớn ở Thành phố Hồ Chí Minh đặt mua. Nhờ vậy, sản lượng của Hợp tác xã đã tăng 4 lần, doanh thu gấp 10 lần so với trước.  

Dù đạt được những kết quả đáng khích lệ, nhưng việc mở rộng sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh vẫn còn những khó khăn. Nguồn ngân sách còn hạn chế, chưa bố trí được nhiều kinh phí để triển khai thực hiện các nội dung về nông nghiệp hữu cơ. Các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh gặp nhiều khó khăn trong việc đáp ứng đủ các tiêu chí để được công nhận sản phẩm nông nghiệp hữu cơ vì các tiêu chí đạt chứng nhận hữu cơ đòi hỏi rất cao. Chưa hình thành được mô hình sản xuất mới và xây dựng chuỗi liên kết tương ứng. Việc xây dựng các chuỗi liên kết ứng với các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ chưa đạt theo yêu cầu.

Cũng theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, hiện chưa có đánh giá chính xác đối với từng khu vực, từng địa phương về sự phù hợp của các yếu tố đất trong sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ; chưa có các cơ chế chính sách riêng hỗ trợ cho sản xuất hữu cơ, mà chủ yếu lồng ghép thực hiện trong các chương trình, dự án khác như chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, hỗ trợ liên kết sản xuất tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng. 

Vườn cam hữu cơ ở Kon Plông thu hút khách du lịch. Ảnh: PN

 

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh chưa có tổ chức chứng nhận nào đang hoạt động và đang làm thủ tục để được hoạt động trong lĩnh vực cấp giấy chứng nhận sản phẩm nông nghiệp hữu cơ theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) và  tiêu chuẩn nước ngoài. Chỉ có Trung tâm Nghiên cứu, ứng dụng và dịch vụ khoa học công nghệ (thuộc Sở Khoa học và Công nghệ) đang triển khai các giải pháp nâng cao năng lực để đáp ứng đủ tiêu chuẩn là đơn vị cấp chứng nhận VietGAP. Bên cạnh đó, quy trình sản xuất nông nghiệp hữu cơ, tài liệu tập huấn đào tạo về sản xuất hữu cơ còn hạn chế, chưa phổ biến; chưa xây dựng các chương trình trọng điểm và đầu tư nguồn lực tương xứng để tạo đột phá nông nghiệp hữu cơ.

Để phát triển nông nghiệp hữu cơ, trong thời gian tới, ngành Nông nghiệp và các địa phương tiếp tục quán triệt, tuyên truyền, cụ thể hóa và triển khai có hiệu quả các mục tiêu, chỉ tiêu Đề án Phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020 - 2030 được Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 885/QĐ-TTg, ngày 23/6/2020 và Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030 được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1325/QĐ-UBND, ngày 29/12/2020. Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện theo lộ trình từng năm để đạt và vượt các mục tiêu của Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh. Lồng ghép các nguồn vốn từ các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình khuyến nông và vốn huy động khác để xây dựng các mô hình phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh đến năm 2025.  

Phúc Nguyên

   

Các tin khác

  • Đề xuất phương án đầu tư dự án xây dựng tuyến đường cao tốc Quảng Ngãi - Kon Tum khoảng 44.355 tỷ đồng
  • Đưa công nghệ bay vào sản xuất nông nghiệp
  • Tập huấn kỹ năng bán hàng, khởi nghiệp
  • Hoàn thành đầu tư xây dựng kè chống sạt lở Đăk Snghé
  • Nâng cao giá trị trái cây qua chế biến
  • Lan tỏa phong trào khởi nghiệp trong thanh niên người DTTS
  • Thu nhập cao nhờ mô hình nuôi côn trùng
  • Chi nhánh Ngân hàng Phát triển khu vực Gia Lai – Kon Tum thực hiện chính sách tín dụng đầu tư của Nhà nước
  • Sở Nông nghiệp và Môi trường: Đưa công nghệ thông tin vào sản xuất nông nghiệp
  • Đẩy mạnh cải tạo vườn tạp
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Kịp thời bố trí kinh phí chi trả chế độ cho CB,CC,VC khi sắp xếp tổ chức bộ máy
  • Triển khai nghiêm túc và hiệu quả việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
  • Kỹ nghệ chỉnh âm cồng chiêng của người Xơ Đăng
  • Nhọc nhằn đi lại vì đường hư hỏng, xuống cấp
  • Đại hội Đảng bộ Chi nhánh 716 nhiệm kỳ 2025-2030
  • Thông cáo báo chí số 7, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
  • Đề xuất phương án đầu tư dự án xây dựng tuyến đường cao tốc Quảng Ngãi - Kon Tum khoảng 44.355 tỷ đồng
  • Quán triệt, triển khai chỉ đạo của Ban Bí thư về lưu trữ, quản lý tài liệu

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Chùm ảnh: Người sưu tầm đồ cổ ở Kon Tum
  • Bếp cơm ấm áp tình người
  • Sức hấp dẫn ở thiên đường du lịch Măng Đen
  • Chùm ảnh: Vẻ đẹp mỹ miều của hoạ tiết hoa văn trên cánh đồng mùa gặt

Đất & Người Kon Tum

  • Kỹ nghệ chỉnh âm cồng chiêng của người Xơ Đăng
  • Thời gian qua, dù xã hội có nhiều thay đổi, nhưng cộng đồng người Xơ Đăng trên địa bàn tỉnh vẫn luôn nỗ lực bảo tồn và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, đặc biệt là kỹ thuật chỉnh âm cồng chiêng. Không cầu kỳ, không phô trương, kỹ nghệ này vẫn được người Xơ Đăng nỗ lực gìn giữ, bảo tồn qua các thế hệ.
  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Đâu chỉ là máu xương
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by