• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
UBND tỉnh đối thoại với thanh niên    QUẢNG NGÃI TỔ CHỨC LỄ TRUY ĐIỆU NGUYÊN CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐỨC LƯƠNG    Đoàn đại biểu tỉnh Kon Tum viếng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương tại quê nhà Quảng Ngãi    Tuyên dương, khen thưởng học sinh giỏi, giáo viên tiêu biểu năm học 2024 - 2025    Định hướng xử lý các dự án đầu tư công và tháo gỡ vướng mắc trong xóa nhà tạm, nhà dột nát   

Kinh tế

Nuôi lươn không bùn ở Hơ Moong

11/05/2024 06:03

Mô hình nuôi lươn không bùn được Hội Nông dân xã Hơ Moong (huyện Sa Thầy) triển khai trong thời gian qua bước đầu đạt hiệu quả, cho thu nhập cao, có triển vọng để nhân rộng trên địa bàn.

Cùng cán bộ Hội Nông dân xã Hơ Moong, tôi đến thăm mô hình nuôi lươn không bùn của hộ gia đình chị Y Chát ở thôn Đăk Wớt. Anh A Đứu – Chủ tịch Hội Nông dân xã Hơ Moong vui vẻ giới thiệu: Đây là mô hình điểm về nuôi lươn không bùn do Hội Nông dân xã hỗ trợ thực hiện. Việc triển khai mô hình này nhằm giúp hội viên người DTTS thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong lao động sản xuất; biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Đồng thời cũng nhằm xây dựng mô hình điểm để hội viên, nhân dân trên địa bàn học hỏi, áp dụng vào phát triển kinh tế gia đình.

Theo anh A Đứu, Hội Nông dân xã hỗ trợ gia đình chị Y Chát thực hiện mô hình nuôi lươn không bùn từ tháng 5/2023 với quy mô 3.000 con giống, tổng vốn đầu tư là 20 triệu đồng (trong đó, 12 triệu đồng do Hội Nông dân hỗ trợ về giống và thức ăn, 8 triệu đồng của gia đình đầu tư xây bể nuôi). Sau 10 tháng nuôi, lươn phát triển tốt, tỷ lệ sống đạt 90%, trọng lượng lươn đạt 200 -300g/con.

Mô hình nuôi lươn không bùn của gia đình chị Y Chát ở thôn Đăk Wớt, xã Hơ Moong, huyện Sa Thầy. Ảnh: N.Ê

 

Chị Y Chát phấn khởi chia sẻ: Dù chưa từng nuôi lươn, nhưng được Hội Nông dân vận động và hỗ trợ, tôi cũng mạnh dạn thực hiện. Qua quá trình nuôi, tôi thấy mô hình nuôi lươn không bùn này thực hiện rất đơn giản, chăm sóc không tốn nhiều thời gian, đặc biệt là ít tốn diện tích đất, rất phù hợp với những hộ gia đình có ít đất sản xuất.

Được hỏi về quy trình chăm sóc lươn, chị Y Chát chia sẻ: Trước khi thực hiện mô hình, tôi được Hội Nông dân xã tập huấn về kỹ thuật xây bể nuôi và chăm sóc, quản lý lươn. Trong quá trình nuôi, tôi cũng tự tìm hiểu trên internet, các trang mạng xã hội và tự đúc rút kinh nghiệm nên việc chăm sóc lươn cũng thuận lợi.

Theo chị Y Chát, để việc nuôi lươn thuận lợi, trước tiên khi làm bể nuôi phải đạt yêu cầu, đảm bảo yếu tố thoáng mát. Lươn khá mẫn cảm với môi trường nước, nước phải luôn sạch vì vậy bể nuôi phải có hệ thống cấp thoát nước để tiện cho việc thay nước hàng ngày. Đặc biệt, trên bề mặt nước nhất định phải rải nhiều sợi nilon kết thành chùm để làm giá thể tạo chỗ trú ẩn cho lươn.

Bên cạnh đó, để lươn khỏe mạnh, phát triển nhanh,  người nuôi cần cho ăn đúng thời gian, đúng liều lượng. Sau khi cho ăn phải thay nước, không để thức ăn dư trên bề mặt nước, có như thế mới tránh được các bệnh trên lươn. Mỗi ngày người nuôi chỉ phải bỏ ra khoảng 15 phút cho lươn ăn và thay nước. Thức ăn cho lươn rất đa dạng có thể chăn nuôi bằng thức ăn được chế biến từ cá tạp, ốc, tép (không ươn thối) hoặc cho ăn hoàn toàn bằng cám công nghiệp.

Sau 10 tháng nuôi, lươn đạt trọng lượng từ 200 -300g/con. Ảnh: N.Ê

 

“Theo tôi tìm hiểu, trên thị trường lươn thương phẩm được bán với giá dao động từ 130.000 – 150.000 đồng/kg. Tuy nhiên, ở đây tôi chủ yếu bán cho bà con, người dân trong xã. Từ đầu tháng 4 đến nay, tôi thu hơn 10 triệu đồng từ bán lươn” – chị Y Chát nhẩm tính.

Từ ưu điểm vượt trội của mô hình nuôi lươn không bùn và nhu cầu tiêu thụ lươn lớn, chị Y Chát dự định sau khi bán hết vụ lươn này, vợ chồng chị sẽ dùng số tiền thu được để tái đầu tư, xây thêm bể nuôi, mở rộng quy mô. Đồng thời, chị sẵn sàng chia sẻ kỹ thuật, kinh nghiệm nuôi lươn không bùn cho bà con, người dân có nhu cầu áp dụng để phát triển kinh tế gia đình.

Anh A Đứu cho biết: Mô hình nuôi lươn không bùn tuy khá mới trên địa bàn, nhưng bước đầu đã mang lại hiệu quả. Với những ưu điểm như là thực hiện đơn giản, ít tốn diện tích, chi phí thấp, dễ tiêu thụ, mô hình này cần được nhân rộng để giúp nhiều hộ nông dân phát triển kinh tế gia đình, tăng thu nhập. Thời gian tới, Hội sẽ vận động hội viên Y Chát duy trì mô hình, đồng thời cũng tuyên truyền, tổ chức cho hội viên đến tham quan mô hình điểm, học tập kinh nghiệm để nhân rộng mô hình trên địa bàn xã.         

Nêl Êban

   

Các tin khác

  • Phát triển vùng nguyên liệu mía và chanh dây gắn với chế biến
  • “Mở cửa” tiếp cận nguồn lực đất đai cho kinh tế tư nhân
  • Bứt phá phát triển công nghiệp, nông nghiệp và du lịch
  • Hành trình 20 năm vượt gian khó ở “thủ phủ dược liệu”
  • Chủ động phòng ngừa, ứng phó với thiên tai
  • Sử dụng hiệu quả vốn Quỹ hỗ trợ nông dân
  • Nghị quyết số 68 thúc đẩy tinh thần, khát vọng khởi nghiệp
  • Khẳng định giá trị sâm Ngọc Linh qua các nghiên cứu khoa học
  • Nâng cao uy tín và giá trị sâm Ngọc Linh
  • Lễ công bố Quyết định công nhận thị trấn Đăk Hà đạt chuẩn đô thị văn minh năm 2024
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Lập Tổ công tác liên ngành chuyển tiếp quản lý dự án đầu tư công trong quá trình sắp xếp bộ máy
  • Từ ngày 28/5, điều tra dư luận xã hội về kết quả thực hiện một số chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội XVI Đảng bộ tỉnh
  • Đăk Glei: Người dân chưa đồng thuận giao đất xây dựng nhà máy thủy điện
  • Tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính không rõ nguồn gốc
  • Thủ tướng yêu cầu tập trung ứng phó nguy cơ mưa lớn, sạt lở đất, lũ quét và chủ động phòng chống thiên tai
  • Đăk Na phát triển du lịch cộng đồng, du lịch trải nghiệm
  • Chùm ảnh: Ngắm vẻ đẹp hùng vĩ tuyến đường Trường Sơn Đông
  • Tháng Năm ngập tràn màu nhớ

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Chùm ảnh: Ngắm vẻ đẹp hùng vĩ tuyến đường Trường Sơn Đông
  • Tình cha mang sắc xanh áo lính
  • Chùm ảnh: Ngọc Linh mùa lúa xanh
  • Chùm ảnh: Người sưu tầm đồ cổ ở Kon Tum

Đất & Người Kon Tum

  • Suối Đăk Lôi níu chân du khách
  • Một buổi trưa nắng nóng cuối tuần, chúng tôi tìm đến điểm du lịch cộng đồng được nhiều người nhắc đến là suối Đăk Lôi (thôn Kon Jong, xã Ngọc Réo, huyện Đăk Hà). Từ thành phố Kon Tum, chỉ khoảng 20 phút di chuyển bằng xe máy trên con đường bê tông phẳng lì, hai bên rợp bóng cây cao su xanh mướt, chúng tôi đã đến và được khám phá trọn vẹn vẻ đẹp nguyên sơ nơi đây.
  • Người dành trọn đời cho thổ cẩm
  • Kỹ nghệ chỉnh âm cồng chiêng của người Xơ Đăng
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by