• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Quảng Ngãi - Kon Tum: Thống nhất 4 nội dung liên quan tới sáp nhập tỉnh    ĐỘNG LỰC MỚI CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ    Quảng Ngãi - Kon Tum làm việc định kỳ lần 2 về việc sáp nhập tỉnh    Quyết liệt triển khai nhiệm vụ xóa nhà tạm, nhà dột nát    6 nhiệm vụ trọng tâm xóa nhà tạm, nhà dột nát năm 2025   

Kinh tế

Phát triển đa dạng các sản phẩm OCOP

18/02/2023 13:12

Sau 3 năm triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh, Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đạt được nhiều kết quả nhất định, tác động tích cực đến đời sống của người dân, thúc đẩy kinh tế tập thể phát triển và đóng góp cho công cuộc xây dựng nông thôn mới ở địa phương.

Theo Văn phòng điều phối Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới tỉnh, qua 7 đợt đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP tỉnh (từ năm 2019 đến nay), toàn tỉnh có 207 sản phẩm được công nhận đạt hạng 3 sao trở lên. Riêng đợt 2 đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP tỉnh năm 2022 (được tổ chức từ ngày 27-30/12/2022), trong số 57 sản phẩm của các huyện: Kon Rẫy, Kon Plông, Tu Mơ Rông, Ngọc Hồi và thành phố Kon Tum đăng ký tham gia, có 3 sản phẩm được công nhận đạt hạng 4 sao và 47 sản phẩm được công nhận đạt hạng 3 sao. Nhiều sản phẩm tham gia đánh giá, phân hạng trong đợt này có chất lượng tốt, mẫu mã bao bì bắt mắt, đã hình thành thương hiệu và có chỗ đứng trên thị trường.

Nhờ chú trọng trong khâu lựa chọn nguồn nguyên liệu đầu vào, xây dựng bộ nhận diện thương hiệu, tiêu thụ trên thị trường..., đến nay, chị Trần Thị Kim Huệ (trú tại tổ dân phố 3, thị trấn Măng Đen) đã có 4 sản phẩm, gồm thịt bò khô que, thịt bò hun khói, thịt trâu hun khói và thịt heo hun khói, được UBND tỉnh công nhận là sản phẩm OCOP tỉnh hạng 3 sao.

Gian hàng sản phẩm thịt hun khói của chị Huệ luôn đông khách ghé thăm, hỏi mua. Ảnh: ĐT

 

Các sản phẩm thịt hun khói của chị Huệ đều có nguyên liệu nguồn gốc từ địa phương, quá trình chế biến, sản xuất thành phẩm đều thực hiện hoàn toàn bằng thủ công. “Kế hoạch của tôi trong thời gian tới tiếp tục xây dựng, phát triển thêm các sản phẩm sản xuất thủ công, có tính truyền thống, gắn liền với đời sống, văn hóa ẩm thực lâu đời của người DTTS trên địa bàn”- chị Huệ cho biết.

Kon Tum là địa phương có lợi thế về điều kiện tự nhiên, thuận lợi để phát triển đa dạng các sản phẩm đặc trưng thành sản phẩm OCOP. Nắm bắt cơ hội này, nhiều chủ thể là hộ kinh doanh, tổ chức kinh tế tập thể, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh trên tinh thần chủ động, sáng tạo và hợp tác, đã và đang tập trung khai thác, phát triển sản xuất các sản phẩm thế mạnh, có chất lượng, đủ sức cạnh tranh trên thị trường, đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Trong 207 sản phẩm OCOP được công nhận đạt hạng 3 sao trở lên hiện nay của tỉnh, có 1 sản phẩm được Trung ương công nhận đạt hạng 5 sao cấp Quốc gia, 24 sản phẩm đạt hạng 4 sao và 182 sản phẩm đạt hạng 3 sao. Các sản phẩm thuộc các nhóm: Thực phẩm, đồ uống, dược liệu và sản phẩm từ dược liệu, dịch vụ du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái và điểm du lịch.

Các sản phẩm đặc trưng-OCOP của huyện Tu Mơ Rông phát triển đa dạng trên thị trường. Ảnh: Đ.T

 

Kết quả trên cho thấy, Chương trình mỗi xã một sản phẩm ngày càng được phổ biến sâu rộng và đi vào chiều sâu, thu hút nhiều tầng lớn người dân, thành phần kinh tế tham gia, qua đó, góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp, thúc đẩy kinh tế tập thể ở vùng nông thôn phát triển, giải quyết việc làm, cải thiện thu nhập, giảm nghèo cho người dân, đóng góp cho việc triển khai thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, bảo tồn các giá trị văn hóa và phát triển du lịch cộng đồng cho các địa phương trong tỉnh.

Toàn tỉnh đặt mục tiêu đến năm 2025, phát triển 350 sản phẩm OCOP, có khoảng 200 chủ thể tham gia và các sản phẩm tạo ra có thương hiệu, chất lượng hàng hóa cao, có từ 10 sản phẩm có tiềm năng đạt 5 sao, có nhiều sản phẩm OCOP về dịch vụ du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái và điểm du lịch, các sản phẩm OCOP được trưng bày, bán rộng rãi ở hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi, sàn giao dịch thương mại điện tử, đáp ứng được yêu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.  

Đức Thành

   

Các tin khác

  • Đề xuất phương án đầu tư dự án xây dựng tuyến đường cao tốc Quảng Ngãi - Kon Tum khoảng 44.355 tỷ đồng
  • Đưa công nghệ bay vào sản xuất nông nghiệp
  • Tập huấn kỹ năng bán hàng, khởi nghiệp
  • Hoàn thành đầu tư xây dựng kè chống sạt lở Đăk Snghé
  • Nâng cao giá trị trái cây qua chế biến
  • Lan tỏa phong trào khởi nghiệp trong thanh niên người DTTS
  • Thu nhập cao nhờ mô hình nuôi côn trùng
  • Chi nhánh Ngân hàng Phát triển khu vực Gia Lai – Kon Tum thực hiện chính sách tín dụng đầu tư của Nhà nước
  • Sở Nông nghiệp và Môi trường: Đưa công nghệ thông tin vào sản xuất nông nghiệp
  • Đẩy mạnh cải tạo vườn tạp
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Tăng cường đấu tranh phòng, chống thuốc chữa bệnh giả, sữa giả, thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả
  • Trao tiền ủng hộ cho 3 chị em mồ côi ở xã Rờ Kơi, huyện Sa Thầy
  • Đứa trẻ bị bỏ rơi
  • Nâng cao mức độ hài lòng của du khách
  • Sự nguy hiểm của thời tiết cực đoan và những cảnh báo không thể xem nhẹ
  • Khởi tố đối tượng lừa “chạy án” chiếm đoạt hàng trăm triệu đồng
  • Công bố và trao quyết định nghỉ hưu trước tuổi cho 8 cán bộ
  • Bộ Quốc phòng triển khai Phong trào “Bình dân học vụ số" trong Quân đội

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Chùm ảnh: Người sưu tầm đồ cổ ở Kon Tum
  • Bếp cơm ấm áp tình người
  • Sức hấp dẫn ở thiên đường du lịch Măng Đen
  • Chùm ảnh: Vẻ đẹp mỹ miều của hoạ tiết hoa văn trên cánh đồng mùa gặt

Đất & Người Kon Tum

  • Kỹ nghệ chỉnh âm cồng chiêng của người Xơ Đăng
  • Thời gian qua, dù xã hội có nhiều thay đổi, nhưng cộng đồng người Xơ Đăng trên địa bàn tỉnh vẫn luôn nỗ lực bảo tồn và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, đặc biệt là kỹ thuật chỉnh âm cồng chiêng. Không cầu kỳ, không phô trương, kỹ nghệ này vẫn được người Xơ Đăng nỗ lực gìn giữ, bảo tồn qua các thế hệ.
  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Đâu chỉ là máu xương
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by