• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Truy điệu, an táng 26 liệt sĩ hy sinh tại Lào và Campuchia    Quốc hội thảo luận Tổ về các dự án luật    Trao tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho các tập thể, cá nhân nước bạn Lào và Campuchia    Hội thảo khoa học Các nghiên cứu mới về sâm Ngọc Linh - Thành tựu và ứng dụng    [INFOGRAPHIC] Các bước lấy ý kiến về sửa đổi Hiến pháp năm 2013 trên VNeID   

Kinh tế

Phát triển rừng bền vững

15/04/2023 07:55

Giữa “rừng” chi tiết đáng quan tâm trong báo cáo mới nhất của UBND tỉnh (số 100/BC-UBND ngày 10/4) về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh từ năm 2016 đến nay, tôi đặc biệt chú ý đến chi tiết độ che phủ rừng được cải thiện.

Báo cáo nêu rõ: Năm 2017, diện tích có rừng toàn tỉnh là 602.334,02ha (rừng tự nhiên 545.807,33ha; rừng trồng 56.526,69ha), độ che phủ rừng đạt 62,3%.

Tính đến hết năm 2022, diện tích có rừng là 610.612,54ha (rừng tự nhiên 547.580,86ha; rừng trồng 63.031,68ha), độ che phủ rừng đạt 63,12%, tăng 0,82%.

Hẳn sẽ có người cho rằng, việc tăng độ che phủ chưa tới 1% thì có gì đáng nói. Nhưng nếu đặt trong thực trạng rừng bị xâm hại, bị thoái hóa và trở thành đồi trọc trước áp lực dân số tăng, nạn phá rừng lấy đất sản xuất và khai thác gỗ trái phép thì sẽ thấy con số ấy rất ý nghĩa.

Đẩy mạnh trồng rừng để tăng độ che phủ rừng. Ảnh: H.L

 

Để có được mức tăng 0,82% ấy, trong những năm qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo triển khai công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng có trọng tâm, trọng điểm.

Qua đó, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng được thống nhất từ cấp ủy đảng đến chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể các cấp, tạo ra sức mạnh tổng hợp về lực lượng, phương tiện và vị thế pháp lý trong phát triển rừng bền vững cũng như ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm trong lĩnh vực lâm nghiệp.

Giá trị đầy đủ của rừng đã được đưa vào các quy trình và cơ chế lập quy hoạch, kế hoạch phát triển chung từng giai đoạn; được lồng ghép vào chương trình phát triển kinh tế-xã hội và các ưu tiên liên quan.

Nhận thức và khả năng điều hành công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng của cấp ủy và chính quyền địa phương đã có chuyển biến tích cực, tổ chức thực hiện có hiệu quả rõ rệt. 

Thực hiện nghiêm chủ trương đóng cửa rừng và không thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng rừng tự nhiên hiện còn sang mục đích khác, trừ các dự án được Thủ tướng Chính phủ thống nhất chủ trương chuyển đổi.

Trong 5 năm 2017-2022, trên địa bàn tỉnh có 18 dự án phát triển kinh tế -xã hội, quốc phòng an ninh liên quan đến chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, tổng diện tích đã chuyển đổi hơn 325ha. Việc kiểm tra, giám sát hoạt động của dự án được triển khai chặt chẽ, thường xuyên, hạn chế đến mức thấp nhất việc lợi dụng thi công công trình để xâm hại rừng.

Tăng cường vận động người dân tham gia quản lý, bảo vệ rừng. Ảnh: HL

 

Các giải pháp nhằm ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng vi phạm pháp luật về lâm nghiệp được thực hiện đồng bộ. Vì vậy, số vụ vi phạm  giảm dần qua các năm, cụ thể: Năm 2018 giảm 73 vụ so với năm 2017 (12,85%); năm 2019 giảm 76 vụ so với năm 2018 (15,35 %); năm 2021 giảm 160 vụ so với năm 2020 (44,32 %); năm 2022 giảm 115 vụ so với năm 2021 (57,21 %).

Người dân được khuyến khích chuyển đổi phương thức canh tác rẫy sang trồng rừng. Giai đoạn 2017-2022, toàn tỉnh trồng mới được 11.686,56ha rừng tập trung, 2.520.252 cây lâm nghiệp phân tán.

Bên cạnh đó, thực hiện khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên đạt 1.174,98ha; giao 2.714,51ha rừng cho cộng đồng, hộ gia đình quản lý; bàn giao 20.155,42 ha rừng do UBND cấp xã đang tạm quản lý về cho các đơn vị chủ rừng, đồng thời thực hiện khoán bảo vệ rừng với 131.957,78ha.

Có thể khẳng định rằng, nỗ lực của cả hệ thống chính trị và sự tham gia ngày càng tăng của khu vực tư nhân, cộng đồng và người dân đã tạo nên một nền tảng vững chắc để thay đổi và tiến bộ trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững.

Tuy nhiên, công tác quản lý, bảo vệ rừng vẫn còn bộc lộ những khó khăn, hạn chế cần được giải quyết. Trong đó nổi lên tình hình vi phạm Luật Lâm nghiệp vẫn còn xảy ra. Theo thống kê của Chi cục Kiểm lâm, trong 5 năm 2017-2022, toàn tỉnh phát hiện 2.130 vụ vi phạm; trong đó vi phạm về vận chuyển, buôn bán lâm sản trái phép chiếm 63,57% (1.354 vụ).

Một số cấp ủy, chính quyền địa phương chưa thật sự quyết liệt trong  lãnh, chỉ đạo; một bộ phận viên chức, người lao động làm nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng còn thiếu tinh thần, trách nhiệm, chưa cương quyết trong thực hiện nhiệm vụ.

Để phát triển rừng bền vững, hoàn thành mục tiêu trước mắt là đưa độ che phủ rừng vượt 63,12% trong năm 2023, yêu cầu đầu tiên là tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý rừng và đất lâm nghiệp của chính quyền địa phương, đặc biệt là cấp xã; phát huy vai trò, trách nhiệm của các chủ rừng

Thường xuyên thanh tra, kiểm tra, phát hiện và xử lý nghiêm trách nhiệm đối với tổ chức, cá nhân buông lỏng quản lý, thiếu tinh thần trách nhiệm trong bảo vệ rừng. Đồng thời đẩy mạnh phong trào toàn dân tham gia quản lý, bảo vệ và trồng rừng. Trước mắt hoàn thành kế hoạch trồng 4.000ha rừng năm 2023 và 15.000ha rừng giai đoạn 2020-2025.

Quản lý, giám sát chặt chẽ các dự án có chuyển đổi mục đích sử dụng rừng; kiên quyết đình chỉ, thu hồi đất đối với các dự án chuyển mục đích sử dụng rừng có sai phạm, hoặc có nguy cơ gây thiệt hại lớn về rừng, môi trường sinh thái.

Đặc biệt, cần tăng cường quản lý dân di cư tự do; tổ chức tuyên truyền, vận động người dân trở lại nơi cư trú cũ. Trường hợp xác định người dân thực sự không có điều kiện về nơi ở cũ thì tổ chức ổn định cuộc sống, giải quyết đất sản xuất phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương, không để xảy ra tình trạng phá rừng lấy đất sản xuất.

Hồng Lam

   

Các tin khác

  • Người dân phấn khởi vì tỷ lệ sâm Ngọc Linh nảy mầm cao
  • Sự chuyển dịch tích cực của thị trường lao động
  • Nghị quyết 68 và bước đột phá tư duy phát triển kinh tế tư nhân
  • Đề xuất phương án đầu tư dự án xây dựng tuyến đường cao tốc Quảng Ngãi - Kon Tum khoảng 44.355 tỷ đồng
  • Đưa công nghệ bay vào sản xuất nông nghiệp
  • Tập huấn kỹ năng bán hàng, khởi nghiệp
  • Hoàn thành đầu tư xây dựng kè chống sạt lở Đăk Snghé
  • Nâng cao giá trị trái cây qua chế biến
  • Lan tỏa phong trào khởi nghiệp trong thanh niên người DTTS
  • Thu nhập cao nhờ mô hình nuôi côn trùng
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Ủy ban An toàn giao thông tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai nhiệm vụ quý II/2025
  • Bộ đội Biên phòng tỉnh tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW
  • Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tổ chức Hội nghị lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013
  • Hội LHPN tỉnh lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013
  • Nhiều hoạt động hướng tới kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam
  • Khai mạc Hội thao Báo chí khu vực Tây Nguyên mở rộng năm 2025
  • Truy điệu, an táng 26 liệt sĩ hy sinh tại Lào và Campuchia
  • "Bóng cả" của thôn Kon Cheo

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Chùm ảnh: Người sưu tầm đồ cổ ở Kon Tum
  • Bếp cơm ấm áp tình người
  • Sức hấp dẫn ở thiên đường du lịch Măng Đen
  • Chùm ảnh: Vẻ đẹp mỹ miều của hoạ tiết hoa văn trên cánh đồng mùa gặt

Đất & Người Kon Tum

  • Kỹ nghệ chỉnh âm cồng chiêng của người Xơ Đăng
  • Thời gian qua, dù xã hội có nhiều thay đổi, nhưng cộng đồng người Xơ Đăng trên địa bàn tỉnh vẫn luôn nỗ lực bảo tồn và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, đặc biệt là kỹ thuật chỉnh âm cồng chiêng. Không cầu kỳ, không phô trương, kỹ nghệ này vẫn được người Xơ Đăng nỗ lực gìn giữ, bảo tồn qua các thế hệ.
  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Đâu chỉ là máu xương
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by