• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Lễ tưởng niệm 55 năm ngày các chiến sĩ Trung đoàn 209 hy sinh tại Chư Tan Kra    Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Tuấn gặp gỡ, đối thoại với thanh niên    UBND tỉnh và Tập đoàn Viettel ký kết Thỏa thuận hợp tác chuyển đổi số    Phó Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Hòa thăm, tặng hoa Tỉnh đoàn    Nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Hòa Bình tặng cờ Tổ quốc tại huyện Ngọc Hồi   

Kinh tế

Qua những vùng ngoại ô

08/08/2016 14:06

Chỉ nằm cách trung tâm thành phố Kon Tum vài ba cây số, chỉ mất năm bảy phút chạy xe, những vùng quê ven thành phố lại có những nét riêng rất độc đáo. Đó là sự thanh bình, yên ả và đặc biệt là vẫn lưu giữ được nhiều nét văn hoá truyền thống…

Những cây cầu nối phố với làng

Nói là vùng ngoại ô, nhưng thực chất, các phường, xã trên đều nằm rất sát với nội thị thành phố Kon Tum; mỗi vùng ngoại ô đều được nối với phố thị bằng một cây cầu. Đi từ phố qua cầu là tới làng, xóm, rất gần. Thế nhưng, những cây cầu vẫn phân định rõ ranh giới khoảng cách giữa phố phường nhộn nhịp với các làng quê bình yên, cũng là sự nối kết giao hòa văn hóa thành thị và văn hóa làng quê. Đây có lẽ là nét độc đáo riêng có của thành phố Kon Tum.

Những vùng quê bình yên với bến thuyền nhỏ. Ảnh: T.H

 

Ví như cây cầu Kon Klor nối phố với vùng quê nhỏ bình yên - xã Đăk Rơ Wa. Vùng đất này chủ yếu là đồng bào Ba Na sinh sống và hiện nay vẫn còn những ngôi làng cổ lưu giữ nhiều nét văn hoá truyền thống của người dân địa phương như Kon Jơ Dri, Kon Ktu... nằm nép bên bờ sông Đăk Bla.

Nghe già làng A Mít (làng Kon Jơ Dri) kể ngày xưa khi chưa có cây cầu treo Kon Klor, Đăk Rơ Wa có rất ít người ở và qua lại; đây là vùng đất hoang vu và rậm rạp; nhưng từ năm 1994, khi cây cầu được đưa vào sử dụng, người dân bên phường Thống Nhất, Thắng Lợi sang đây lập làng đã đánh thức vùng đất này. Dân cư ngày càng đông đúc, cuộc sống phát triển khá nhanh; đi lại, mua bán đều thuận tiện; nhưng nếp sống của người dân thì vẫn rất bình dị và chân chất như xưa; làng quê vẫn thanh bình chứ không ồn ào, náo nhiệt như bên phố.  

Muốn đến xã Vinh Quang, người dân cũng phải đi qua một cây cầu, ngắn thôi nhưng đó nhịp cầu nối đôi bờ vui, đưa phố với làng gần nhau hơn; đồng thời nó cũng đủ phân ranh giới giữa làng và phố. Đi qua cây cầu này là tới các làng đồng bào DTTS như Kon Rờ Bàng I, II và miền đất trù phú nhiều cây trái mà nhiều người hay gọi đùa là xứ miệt vườn Phương Quý.

“Nơi đây có những con đường làng nhỏ quanh co mát rượi dưới những tán dừa xen lẫn những bụi tre xanh rì rào; những ngôi nhà ba gian hài hòa dưới không gian xanh của vườn cây như mít, sầu riêng, mãng cầu, chôm chôm... Cứ đến độ tháng 7, 8, những vườn cây trái lại xum xuê, trĩu quả chẳng khác gì miệt vườn ở Nam bộ” - Bà Trần Thị Thu Uyên, thôn Phương Quý I, xã Vinh Quang tự hào khoe về làng mình.

Làng Kon Jơ Dri với mái nhà rông cao vút, những nếp nhà cổ và người dân còn lưu giữ nhiều nét văn hoá truyền thống. Ảnh: T.H

 

Hay như phường Nguyễn Trãi, xã Đoàn Kết cũng được nối với phố bằng cây cầu Hnor. Cũng như ở Vinh Quang, những nơi này, các làng đồng bào DTTS sinh sống xen lẫn với làng của người dân từ các tỉnh Bình Định, Phú Yên lên lập nghiệp từ cách đây rất lâu. Họ sống chan hoà, thân thiết nhau với một nhịp sống khá bình dị, từ tốn.

Tôi cứ tự hỏi rằng, không biết vì sao chỉ cách nhau một cây cầu dăm chục mét đến vài trăm mét mà sao nhịp sống, cách sống giữa những vùng ngoại ô và nội thị lại có nhiều nét khác biệt đến thế. Những vùng ngoại ô thanh bình, thơ mộng, đất đai trù phú với rau, hoa xanh mướt, những ruộng lúa, bắp bạt ngàn; người dân sống rất mộc mạc, chân tình và cởi mở…

 

Ngoại ô chuyển mình

Nói như vậy không có nghĩa là những vùng ngoại ô tách biệt hẳn với nội thị, không phát triển, không bắt nhịp với cuộc sống hiện đại, mà nó vẫn hoà nhập được với cuộc sống phố thị một cách nhịp nhàng.

Những năm qua, với việc chú trọng đầu tư xây dựng hạ tầng nông thôn, đẩy mạnh phát triển sản xuất, diện mạo các vùng ngoại ô của thành phố Kon Tum đã có nhiều khởi sắc, kinh tế - xã hội phát triển nhanh, đời sống người dân được nâng lên, kéo gần khoảng cách giữa vùng ven với khu vực nội thị. Trong đó, thành phố Kon Tum đã ưu tiên đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng như đường giao thông, điện…, từ đó tạo động lực thúc đẩy đời sống kinh tế - xã hội ở các xã vùng ven phát triển; làm thay đổi diện mạo các vùng ven.

Song song với sự đầu tư của thành phố Kon Tum, người dân vùng ngoại ô cũng tích cực khai thác những tiềm năng và lợi thế về nông nghiệp, về tiểu thủ công nghiệp, giá trị văn hóa đặc sắc để đưa nông nghiệp, nông thôn phát triển nhanh tạo thành thể liên kết, thống nhất giữa khu vực nội thị và vùng nông thôn.

Chẳng hạn như ở Đăk Rơ Wa, Ngọc Bay, người dân không chỉ làm nương rẫy, mà còn phát triển các nghề truyền thống như dệt thổ cẩm, làm gốm, đồ đồng, đồ bạc; ở Ngô Mây, Nguyễn Trãi với lợi thế về đất đai màu mỡ, người dân chủ yếu trồng rau, hoa để cung ứng cho thị trường thành phố; hay ở xã Vinh Quang, Đoàn Kết, với đất đai canh tác rộng người dân trồng lúa, mì và cây ăn quả... Nhờ đó, các vùng quê đã từng bước chuyển mình; đời sống kinh tế – xã hội, văn hóa ngày càng thêm nhộn nhịp, sôi động hơn, chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng lên. Nhưng dáng dấp của mỗi vùng quê vẫn được người dân gìn giữ khá nguyên vẹn, đảm bảo sự hài hòa giữa phát triển và bảo tồn.

Thôn Phương Quý xã Vinh Quang được ví như xứ miệt vườn bởi có nhiều vườn trái cây. Ảnh: T.H

 

Tiêu biểu như vùng đất Đăk Rơ Wa bên kia sông Đăk Bla không còn hoang sơ như trước mà giờ đã chuyển mình. Nhờ biết khai thác lợi thế về đất đai, văn hoá; người dân ở đây đã đẩy mạnh sản xuất hàng hóa đa dạng trong trồng trọt, chăn nuôi; đồng thời khôi phục, giữ gìn những nét văn hóa truyền thống của dân tộc mình để phát triển du lịch.

Một người bạn của tôi từ Huế lên chơi đã từng ví von Kon Tum có thế đất và nếp sống na ná cố đô. Nếu như Huế có dòng sông Hương thơ mộng và man mác buồn, thì Kon Tum có dòng Đăk Bla mộc mạc và trầm tư. Ở Huế, từ kinh thành ra ngoại ô cũng gần như từ nội thị Kon Tum ra vùng ven vậy; cuộc sống ở các làng quê đều rất yên ả và thanh bình. Nhưng điểm khác biệt của  riêng Kon Tum đó là mỗi làng, mỗi xóm lại có một đặc trưng về văn hoá, phong tục, nếp sống khác nhau tương ứng với từng cộng đồng dân cư; đồng thời vẫn có sự giao thoa về văn hoá.

Gần chục năm sống ở thành phố Kon Tum, mỗi lần qua những vùng ngoại ô tôi đều thấy sự vươn lên mạnh mẽ của mỗi làng, mỗi xóm; trong tôi lại thêm yêu những miền quê nhỏ...

Thuỳ Hương

   

Các tin khác

  • Tín hiệu tích cực trong thu hút đầu tư
  • Thử sức trồng quýt đường ở Tu Mơ Rông
  • Đẩy mạnh cho vay tín dụng theo Nghị quyết số 11 của Chính phủ
  • PC Kon Tum đảm bảo cấp điện mùa nắng nóng
  • Mệnh lệnh giữ rừng
  • Triển vọng từ phát triển mắc ca ở Đăk Tô
  • Kon Rẫy chủ động phòng, chống cháy rừng
  • Căng sức phòng, chống cháy rừng
  • Băn khoăn định giá đất
  • Vườn Quốc gia Chư Mom Ray làm tốt công tác quản lý, bảo vệ rừng
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Bàn giao chủ thể quản lý di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Điểm cao 1015 và Điểm cao 1049
  • Xã Diên Bình: Rác thải ven Quốc lộ 14 đã được thu dọn
  • Thêm một nạn nhân tử vong trong vụ nổ đầu đạn ở huyện Đăk Hà
  • Gỡ “điểm nghẽn” để thúc đẩy phát triển
  • Nêu gương trong học tập và làm theo Bác
  • Dưới mặt đất hiền lành - Bài 3: Để mặt đất trở lại hiền hòa
  • Tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác đưa người đi xuất khẩu lao động
  • Hội nghị Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh khóa X, nhiệm kỳ 2019-2024

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Gỡ “điểm nghẽn” để thúc đẩy phát triển
  • Chùm ảnh: Xanh mát giữa nắng tháng Ba
  • “Điểm tựa” của làng
  • Đam mê với sản phẩm OCOP

Đất & Người Kon Tum

  • Độc đáo “hơ gọ” của người Xơ Đăng
  • Rong ruổi trên hành trình đến với các thôn làng, một lần, tôi được bà con Xơ Đăng ở làng Đăk Tăng (xã Đăk Tăng, huyện Kon Plông) chiêu đãi món “hơ gọ”- tức nõn chuối nấu thịt gác bếp. Dù chỉ một lần thưởng thức, nhưng món ăn độc đáo ấy đã để lại trong tôi những dư vị khó quên.
  • Nghệ nhân nặng lòng với văn hóa dân gian
  • Lớp học đàn t’rưng bên cầu Kon Klor
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Tổng Biên tập: Nguyễn Mạnh Hồng
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by