• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Quảng Ngãi - Kon Tum: Thống nhất 4 nội dung liên quan tới sáp nhập tỉnh    ĐỘNG LỰC MỚI CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ    Quảng Ngãi - Kon Tum làm việc định kỳ lần 2 về việc sáp nhập tỉnh    Quyết liệt triển khai nhiệm vụ xóa nhà tạm, nhà dột nát    6 nhiệm vụ trọng tâm xóa nhà tạm, nhà dột nát năm 2025   

Kinh tế

Quyền của người tiêu dùng

17/03/2023 06:13

Khi kinh tế thị trường ngày càng phát triển, quá trình hội nhập ngày càng mạnh mẽ thì việc bảo vệ quyền của người tiêu dùng ngày càng khó khăn, phức tạp. Cùng với việc Nhà nước tiếp tục hoàn thiện chính sách, cơ chế, thì chính người tiêu dùng cần hiểu và chủ động bảo vệ quyền của mình.

Ai bảo khi mua không tìm hiểu kỹ. Giờ còn ầm ĩ ở đây làm gì, hay ho lắm à? Tiếng một người đàn ông quát lên trong cửa hàng trên đường Trần Phú (thành phố Kon Tum) sáng 15/3. Mấy người tò mò dừng xe đứng nhìn.

Chuyện gì vậy cậu? Tôi hỏi một thanh niên. À, chị vợ anh này mua hàng, không xem kỹ hay sao đó, về kiểm tra lại thì trúng hàng nhái, đem ra trả lại thì cửa hàng không nhận vì không có hóa đơn, nhãn mác đã bị xé. Thế là to chuyện- cậu ta trả lời.

Lúc này thì người đàn ông nọ đã kéo được chị vợ ra. Có người dửng dưng đứng xem, có người hiếu kì bàn tán.

Có người chia sẻ, khuyên chị nọ kiện ra chính quyền. “Con kiến kiện củ khoai thôi ạ, biết đi đâu để kiện. Mình dại rồi thì ráng chịu. Coi như bỏ tiền ra mua một bài học”- chị tặc lưỡi.

Câu chuyện này cho thấy có nhiều vấn đề về bảo vệ quyền của người tiêu dùng hiện nay.

Người tiêu dùng vẫn giữ thói quen tiện là ghé mua, giá cả rẻ là được. Ảnh: HL

 

Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được Quốc hội thông qua tháng 11/2010 bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/7/2011 và được kỳ vọng là tấm lá chắn để bảo vệ người tiêu dùng trước những hành vi xâm phạm đến quyền lợi của mình.

5 năm sau, ngày 10/7/2015, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1035/QĐ-TTg công nhận ngày 15/3 là Ngày quyền của người tiêu dùng Việt Nam.

Trong những năm qua, công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã có sự chuyển biến tích cực. Các cấp, các ngành của tỉnh đã và đang có những hành động thiết thực nhằm bảo vệ ngày càng tốt hơn quyền lợi người tiêu dùng.

Đặc biệt là sau khi Ban Bí thư Trung ương có Chỉ thị số 30-CT/TW, ngày 22/1/2019  “về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và trách nhiệm quản lý của Nhà nước đối với công tác bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng”, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kon Tum đã ban hành Kế hoạch số 105-KH/TU, ngày 15/7/2019, chỉ đạo UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 2220/KH-UBND, ngày 26/8/2019 để lãnh đạo, tổ chức triển khai thực hiện.

Một tiến bộ rất đáng ghi nhận là tháng 12/2018, Hội Bảo vệ người tiêu dùng tỉnh được thành lập (theo Quyết định số 597/QĐ-UBND ngày 6/12/2018 của UBND tỉnh). Mục tiêu chính là tư vấn và giải quyết ít nhất 90% các vụ khiếu nại, tố cáo của người tiêu dùng; thành lập tổ chức Hội trên địa bàn các huyện, thành phố; phát triển hội viên.

Tuy nhiên, trong thực tế công tác bảo vệ quyền của người tiêu dùng còn những hạn chế nhất định.

Đáng chú ý là nhận thức của người tiêu dùng chưa đầy đủ về quyền lợi của mình; ý thức tự bảo vệ của người tiêu dùng chưa cao.

Trên thực tế, đa số người tiêu dùng chưa ý thức được trách nhiệm tự bảo vệ quyền lợi của mình, như mua hàng phải lấy hóa đơn; xem xét kỹ xuất xứ hàng hóa, hạn sử dụng của sản phẩm; khi mua hàng thì quan tâm giá rẻ, mẫu mã đẹp hơn chất lượng hàng hóa.

Tất cả những hành vi ấy, vô hình chung tạo cơ hội cho hàng hóa “phi tiêu chuẩn” có “đất sống”.         

Ngay cả khi phát hiện mình bị xâm phạm quyền lợi, người tiêu dùng cũng chưa có thói quen đấu tranh hay phản ứng quyết liệt mà chấp nhận thua thiệt, nên dễ bị các nhà sản xuất, kinh doanh bất chính lợi dụng, xâm phạm đến quyền lợi. Từ đó chưa tạo được sức mạnh “buộc” các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh không chân chính tự nguyện thực hiện nghĩa vụ đối với người tiêu dùng.

Không ít người tiêu dùng vẫn giữ thói quen tiện là ghé mua, giá cả rẻ là được, chẳng quan tâm xuất xứ, chất lượng.

Theo một doanh nghiệp, đây cũng là nguyên nhân chính khiến các nhà sản xuất thực phẩm đầu tư một cách bài bản, đáp ứng được các tiêu chuẩn khắt khe rất khó cạnh tranh với sản phẩm có giá rẻ, không đáp ứng các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm.

Trong khi đó, hội bảo vệ người tiêu dùng chưa phát huy được vai trò của mình; bộ máy chưa được mở rộng từ tỉnh đến huyện; mức độ trợ giúp đối với người tiêu dùng còn rất hạn chế.

Trang bị thêm các kiến thức pháp luật, kỹ năng để trở thành người tiêu dùng thông thái. Ảnh: H.L

 

Nhân tiện xin nhắc đến một câu chuyện khác. Dù Hội Bảo vệ người tiêu dùng tỉnh  đã được thành lập 5 năm nay, nhưng khi được tôi gợi ý có thể kiến nghị lên Hội Bảo vệ người tiêu dùng tỉnh và yêu cầu được bảo vệ quyền lợi của mình, thì nhiều người đã tỏ ra rất ngạc nhiên khi biết có tổ chức này.

Rõ ràng là để công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được thực thi có hiệu quả, cần có những giải pháp cụ thể và đồng bộ. Trong đó bao gồm tăng cường công tác quản lý chất lượng hàng hoá, dịch vụ. Đảm bảo khi hàng hóa, dịch vụ đưa đến tay người tiêu dùng có chất lượng đúng như giá trị của nó, chống lại thủ đoạn “treo đầu dê bán thịt chó” của một số nhà sản xuất hàng hoá và cung cấp dịch vụ.

Xây dựng mạng lưới giám sát thực thi pháp luật nhiều chiều, nhiều tầng. Mạng lưới này không chỉ gồm các cơ quan thực thi pháp luật mà còn phải gồm các tổ chức xã hội, các cơ quan báo chí, các hội đoàn thể. Có như vậy mới có thể đấu tranh hiệu quả chống lại nạn hàng giả hàng nhái, hàng kém chất lượng, chống lừa đảo trong đo lường bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Trang bị cho người tiêu dùng kiến thức để có thể tự bảo vệ quyền lợi của mình thông qua việc tăng cường thông tin, hướng dẫn, phổ biến, giáo dục pháp luật. Cung cấp cho người tiêu dùng kiến thức, kỹ năng bảo vệ quyền lợi của mình trước các thủ đoạn lừa đảo, ép buộc từ phía những nhà sản xuất hàng hoá và cung cấp dịch vụ.

Cùng với việc Nhà nước tiếp tục hoàn thiện chính sách, cơ chế, thì chính người tiêu dùng cần chủ động nâng cao khả năng tự bảo vệ của mình. Trong đó, chủ động học hỏi để trở nên “thông thái”; trang bị thêm các kiến thức pháp luật về quyền của người tiêu dùng để chủ động bảo vệ quyền lợi khi cần.

Lời khuyên của các chuyên gia là nên tìm đến những địa chỉ tin cậy để mua sắm hàng hóa, vì tại những địa chỉ bán hàng uy tín, người tiêu dùng có thể dễ dàng khiếu nại nếu mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng. Giữ lại các loại hóa đơn chứng từ mua hàng, phiếu bảo hành để phòng khi cần.

Ngay cả khi mua hàng online, người tiêu dùng cũng phải có địa chỉ chính xác của các trang mạng bán hàng và phải kiểm tra địa chỉ đó còn tồn tại hay không.

Đừng nghĩ đây là những “chuyện nhỏ”. Chúng có ý nghĩa rất quan trọng khi chúng ta gặp rắc rối liên quan đến quyền lợi của mình.

Hồng Lam

   

Các tin khác

  • Đề xuất phương án đầu tư dự án xây dựng tuyến đường cao tốc Quảng Ngãi - Kon Tum khoảng 44.355 tỷ đồng
  • Đưa công nghệ bay vào sản xuất nông nghiệp
  • Tập huấn kỹ năng bán hàng, khởi nghiệp
  • Hoàn thành đầu tư xây dựng kè chống sạt lở Đăk Snghé
  • Nâng cao giá trị trái cây qua chế biến
  • Lan tỏa phong trào khởi nghiệp trong thanh niên người DTTS
  • Thu nhập cao nhờ mô hình nuôi côn trùng
  • Chi nhánh Ngân hàng Phát triển khu vực Gia Lai – Kon Tum thực hiện chính sách tín dụng đầu tư của Nhà nước
  • Sở Nông nghiệp và Môi trường: Đưa công nghệ thông tin vào sản xuất nông nghiệp
  • Đẩy mạnh cải tạo vườn tạp
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • [INFOGRAPHIC] Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc lần thứ X: Thiếu nhi Việt Nam vững bước tiến vào kỷ nguyên mới
  • Kịp thời bố trí kinh phí chi trả chế độ cho CB,CC,VC khi sắp xếp tổ chức bộ máy
  • Triển khai nghiêm túc và hiệu quả việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
  • Kỹ nghệ chỉnh âm cồng chiêng của người Xơ Đăng
  • Nhọc nhằn đi lại vì đường hư hỏng, xuống cấp
  • Đại hội Đảng bộ Chi nhánh 716 nhiệm kỳ 2025-2030
  • Thông cáo báo chí số 7, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
  • Đề xuất phương án đầu tư dự án xây dựng tuyến đường cao tốc Quảng Ngãi - Kon Tum khoảng 44.355 tỷ đồng

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Chùm ảnh: Người sưu tầm đồ cổ ở Kon Tum
  • Bếp cơm ấm áp tình người
  • Sức hấp dẫn ở thiên đường du lịch Măng Đen
  • Chùm ảnh: Vẻ đẹp mỹ miều của hoạ tiết hoa văn trên cánh đồng mùa gặt

Đất & Người Kon Tum

  • Kỹ nghệ chỉnh âm cồng chiêng của người Xơ Đăng
  • Thời gian qua, dù xã hội có nhiều thay đổi, nhưng cộng đồng người Xơ Đăng trên địa bàn tỉnh vẫn luôn nỗ lực bảo tồn và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, đặc biệt là kỹ thuật chỉnh âm cồng chiêng. Không cầu kỳ, không phô trương, kỹ nghệ này vẫn được người Xơ Đăng nỗ lực gìn giữ, bảo tồn qua các thế hệ.
  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Đâu chỉ là máu xương
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by