• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Họp Ban tổ chức các hoạt động kỷ niệm 110 năm Ngày thành lập tỉnh    Họp Ban Chỉ đạo tổ chức kỷ niệm 110 năm Ngày thành lập tỉnh    Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Tuấn dự Lễ ra quân đầu năm xây dựng nông thôn mới tại huyện Đăk Hà    Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Trang dự Lễ ra quân đầu năm xây dựng nông thôn mới tại thành phố Kon Tum    Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy A Pớt dự Lễ ra quân làm đường giao thông tại huyện Đăk Tô   

Kinh tế

Quyết liệt hơn với buôn lậu, gian lận thương mại

19/10/2022 13:01

Buôn lậu, gian lận thương mại sẽ “như nấm mùa mưa” trong các tháng cuối năm, nếu như chính quyền, các ngành chức năng và toàn xã hội không quyết liệt hơn trong đấu tranh, ngăn chặn.

Lần đầu tiên tôi được biết sự gian nan, phức tạp của công tác đấu tranh, ngăn chặn hoạt động buôn lậu là vào cuối năm 2007, khi tôi tham gia chuyến tuần tra biên giới cùng cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Bờ Y (huyện Ngọc Hồi).

Tôi vẫn nhớ như in cảm giác đi trên những sườn núi trong đêm lạnh, mệt mỏi và mất nước nhanh chóng. Những cơn gió khô khốc, lồng lộn quăng mình qua các thung lũng xơ xác cỏ đuôi chồn, quất vào người như roi.

Trong khi tôi xuống sức, miệng mũi thi nhau thở, thì cán bộ, chiến sĩ đội tuần tra vẫn miệt mài kiểm tra kỹ mỗi chặng đường đi qua. Nhiệm vụ của họ không chỉ là tuần tra, bảo vệ đường biên, cột mốc, mà còn phát hiện, ngăn chặn các đối tượng vận chuyển, buôn bán pháo lậu qua biên giới.

Lực lượng Bộ đội Biên phòng tỉnh kiểm tra hàng qua biên giới. Ảnh: H.L

 

Qua câu chuyện của các anh, tôi biết rằng, các đối tượng này rất tinh vi, xảo quyệt, hoạt động có tổ chức. Bất kể cung đường nào, vị trí nào tại vùng biên giới bao la này đều có thể trở thành nơi tập kết hàng, sau đó vận chuyển vào nội địa tiêu thụ.

Để qua mắt lực lượng chức năng, các đối tượng buôn pháo lậu thường ngụy trang, cất giấu pháo vào thùng carton rồi gia cố thùng xe ô-tô, trộn lẫn pháo vào các loại hàng hóa khác, hoặc thuê người cõng theo đường mòn.

Khi vận chuyển hàng, chúng cử người canh chừng các tuyến đường; dò la, theo dõi hoạt động tuần tra của Bộ đội Biên phòng; chuyển hàng vào khung giờ anh em phải nghỉ ngơi, như giữa trưa, nửa đêm, gần sáng.

Trong khi đó, hai bên cửa khẩu có nhiều đường mòn, lối mở khiến việc kiểm soát và bắt giữ gặp rất nhiều khó khăn. Phần lớn vụ việc chỉ bắt được hàng, vì khi bị phát hiện, người vận chuyển hàng sẽ lợi dụng địa hình phức tạp “bỏ của chạy lấy người”.

Đã 15 năm trôi qua, kể từ chuyến đi bắt pháo lậu năm ấy, tôi luôn hình dung rằng, buôn lậu, gian lận thương mại đã được ngăn chặn tốt hơn nhiều. Nhưng theo thông tin từ các lực lượng chức năng, tình hình chỉ có phức tạp hơn chứ không hề giảm đi.

Hoạt động buôn lậu, hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại ngày càng diễn biến khó lường; thủ đoạn của các đối tượng ngày càng tinh vi. Nhất là vào những tháng cuối năm, không ít đối tượng lợi dụng thời điểm hàng hóa lưu chuyển nhiều để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật.

Những năm gần đây, các lực lượng chức năng tỉnh đã tăng cường kiểm tra, xử lý nhiều vụ việc vi phạm có quy mô lớn, bắt giữ nhiều vụ vận chuyển, chứa hàng hóa vi phạm, với các chủng loại vô cùng đa dạng.

Năm 2002, trong 6 tháng đầu năm, các lực lượng chức năng tỉnh đã kiểm tra, phát hiện, xử lý hơn 600 vụ liên quan đến buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, trong đó, khởi tố 9 vụ và xử lý vi phạm hành chính hơn 200 vụ.

Riêng trong tháng 9/2022, các lực lượng chức năng của tỉnh đã kiểm tra 86 vụ, xử lý hình sự 2 vụ, xử lý hành chính 36 vụ với tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính hơn 1,2 tỷ đồng.

Nổi bật là Bộ đội Biên phòng tỉnh đã đấu tranh thành công chuyên án KT522 bắt giữ 2 đối tượng đang vận chuyển hàng cấm qua biên giới. Công an tỉnh phát hiện, bắt giữ, xử lý 2 vụ với 3 đối tượng kinh doanh hàng hóa nhập lậu, vận chuyển hàng cấm và vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp quý hiếm. Quản lý thị trường tỉnh kiểm tra độc lập 9 vụ, xử lý vi phạm 7 vụ, thực hiện phối hợp kiểm tra 71 vụ.

Theo Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tỉnh (Ban Chỉ đạo 389 tỉnh), hiện nay, tình hình dịch bệnh Covid-19 đã được kiểm soát hiệu quả, hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu hàng hóa trở lại bình thường. Vì vậy, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả có chiều hướng gia tăng trên tuyến biên giới và địa bàn nội địa.

Tiêu hủy hàng hóa là tang vật gian lận thương mại. Ảnh: HL

 

Các mặt hàng bị lợi dụng để buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả chủ yếu là hàng tiêu dùng thiết yếu (xăng dầu, khoáng sản, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, dược phẩm, thực phẩm chức năng, vật tư y tế, linh kiện điện tử…); các mặt hàng cấm (ma túy, pháo nổ, động vật hoang dã...).

Thực trạng trên tiềm ẩn nhiều nguy cơ, thách thức đối với phát triển kinh tế - xã hội, an ninh trật tự và đời sống của nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Vì vậy, thực hiện Kế hoạch số 3251/KH-BCĐ389 ngày 29/9/2022 của Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tỉnh (Ban Chỉ đạo 389 tỉnh), các sở, ngành và địa phương đang tích cực triển khai công tác đấu tranh, ngăn chặn các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

Trong đó, xác định đối tượng, tuyến, địa bàn, hàng hóa trọng điểm; tăng cường kiểm soát tại khu vực biên giới và cửa khẩu, các đường mòn, lối mở, khu vực tập kết hàng hóa gần biên giới, các chợ đầu mối, các trung tâm thương mại, đại lý, cửa hàng tạp hóa. Không để phát sinh các kho, điểm trung chuyển hàng lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng.

Tập trung vào các nhóm hàng hóa nhập khẩu có điều kiện, có thuế suất cao và các mặt hàng tiêu dùng trong dịp Tết Nguyên đán như: Thực phẩm, rượu, bia, thuốc lá, bánh kẹo, hoa quả, pháo nổ, ngoại tệ, xăng dầu, gia súc, gia cầm, hàng điện tử, mỹ phẩm, thời trang.

Nhiều ý kiến cho rằng, bên cạnh các nhóm biện pháp “cứng”, Ban Chỉ đạo 389, chính quyền các địa phương và lực lượng chức năng cần quan tâm triển khai các giải pháp “mềm”. Tức là tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức về chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả ở các cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Một đối tượng có vai trò rất quan trọng trong chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả là các doanh nghiệp, chủ sơ sở, chủ hộ sản xuất, kinh doanh hàng hóa.

Theo đại diện Ban Chỉ đạo 389 tỉnh, khi các doanh nghiệp làm ăn chân chính có sản phẩm bị làm giả nâng cao trách nhiệm tự bảo vệ thương hiệu của mình, ít nhất là chủ dộng và tích cực phối hợp với lực lượng chức năng để ngăn chặn hàng nhái, hàng giả, thay vì xem đây là trách nhiệm của chính quyền và ngành chức năng, thì công tác đấu tranh ngăn chặn sẽ đạt hiệu quả cao hơn.     

Hồng Lam

   

Các tin khác

  • PC Kon Tum: Cung cấp điện Tết Quý Mão ổn định, an toàn
  • Đăk Tô kiểm soát tốt dịch bệnh truyền nhiễm ở người
  • Lợi ích từ ứng dụng chuyển đổi số
  • Tết của người bảo vệ sâm Ngọc Linh
  • Nông dân phấn khởi ra đồng đầu năm
  • Quyết liệt hành động ngay từ những ngày đầu
  • Kinh tế dược liệu
  • Đăk Glei: Hiệu quả công tác giao khoán bảo vệ rừng
  • PC Kon Tum triển khai nhiều hoạt động Tháng Tri ân khách hàng
  • Viettel Kon Tum: Trao thưởng cho khách hàng trúng thưởng
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Đăk Hà: Đẩy mạnh các hoạt động chào mừng kỷ niệm 110 năm Ngày thành lập tỉnh
  • “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản”
  • Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh triển khai nhiệm vụ năm 2023
  • Đầu năm thăm vùng biên giới
  • “Trên dưới đồng lòng”, “dọc ngang thông suốt”
  • Họp Ban tổ chức các hoạt động kỷ niệm 110 năm Ngày thành lập tỉnh
  • Thành lập Hợp tác xã Du lịch-Nông nghiệp xã Đăk Rơ Wa
  • Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước, 2 bị cáo lĩnh án 12 năm tù

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Chùm ảnh: Sắc xuân Kon Tum
  • Chuyện người cán bộ “hai vai”
  • Chùm ảnh: Lễ Mở cửa kho lúa của người Rơ Măm
  • Chùm ảnh: Măng Đen thu hút du khách dịp Tết Nguyên đán

Đất & Người Kon Tum

  • Tết ấm của người Tày nơi miền biên
  • Năm 2012, hàng chục hộ người Tày đã đến xã Ia Đal, huyện Ia H’Drai làm kinh tế mới. Giờ đây, đời sống của họ đã ổn định, cùng nhau đón một cái Tết ấm trên quê hương mới.
  • Giữ nhịp xòe Thái đen nơi vùng biên
  • Nghệ nhân ưu tú nặng lòng với cồng chiêng
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Tổng Biên tập: Nguyễn Mạnh Hồng
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by