• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện các nghị quyết của Bộ Chính trị    Hoạt động của Đoàn ĐBQH tỉnh trong tuần thứ hai của Kỳ họp lần thứ 9, Quốc hội khóa XV    Truy điệu, an táng 26 liệt sĩ hy sinh tại Lào và Campuchia    Quốc hội thảo luận Tổ về các dự án luật    Trao tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho các tập thể, cá nhân nước bạn Lào và Campuchia   

Kinh tế

Ra chợ đầu năm

07/02/2019 18:29

Mùng 3 Tết, các chợ trên địa bàn thành phố Kon Tum đã bắt đầu nhộn nhịp trở lại. Ngoài bán mua các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân, với nhiều người buôn bán, phiên chợ đầu năm còn là để mở hàng lấy may; còn với người mua, đi chợ là để “rinh” chút lộc đầu xuân.

Mùng 2 Tết, tại các chợ Trung tâm thương mại thành phố Kon Tum, Duy Tân, Võ Lâm, một số tiểu thương đã mở hàng trở lại, nhưng phải sang đến ngày mùng 3 Tết, các chợ mới sôi động hơn và có không khí họp chợ. Các mặt hàng được bày bán nhiều nhất là trái cây, hoa tươi, rau xanh, thịt, cá và đặc biệt là mặt hàng cau trầu, muối... Không có cảnh kỳ kèo, trả giá, những buổi chợ đầu năm diễn ra khá nhẹ nhàng, vui vẻ trong tiếng cười của cả người bán lẫn người mua.

Sáng mùng 3 Tết, tại chợ Trung tâm thương mại thành phố Kon Tum, những sạp hàng bán các loại lộc đầu xuân như muối, lửa, cau trầu... được các bà, các mẹ ghé thăm nhiều nhất.

Tôi cũng chọn mua một bì muối nhỏ, một trái đu đủ, vài quả cau lá trầu thêm chút vôi hồng để cầu mong những điều may mắn, hạnh phúc, bình an cho gia đình mình trong năm mới.

Vừa đon đả lựa hàng cho khách, bà Trần Thị Mai Hồng vừa chia sẻ: Con à, đầu năm mới, mua một chút muối để mong cho tình cảm của gia đình ngày càng thắm thiết, mặn nồng, vợ chồng yêu thương nhau hơn và còn là để chống xú uế, xua đuổi những điều không may mắn; mua mấy lá trầu, quả cau thật đẹp là để cầu phúc lộc từ ông bà, tổ tiên hay chọn một quả đu đủ, mãng cầu mong cho cả năm đủ đầy, no ấm. Năm nào cũng vậy, cứ mùng 3 Tết bà đều mang mấy món hàng này ra bán, lợi lộc không hẳn nhiều, nhưng ngày tết, việc mua bán cũng không cần tính toán quá, chủ yếu là có lộc đầu năm, khởi đầu một năm thuận lợi và may mắn.

Tôi để ý thấy các sạp hàng của những người lớn tuổi luôn có nhiều khách mua hơn. Tò mò hỏi một vị khách thì chị giải thích, mua lộc đầu xuân của các bà, các má lớn tuổi vừa là để ủng hộ cho người bán, vừa là mong phúc, lộc từ những người già mang lại cho chúng ta.

Bên cạnh đó, những quầy hàng trái cây, rau xanh cũng thu hút khá đông người mua. Năm nay, mấy ngày tết, trời nắng nóng nên nhu cầu tiêu thụ các loại rau, quả tăng cao hơn; các tiểu thương nhờ vậy mà cũng đắt hàng ngay từ phiên chợ đầu năm mới.

Các sạp hàng rau xanh thu hút nhiều khách mua

 

Chị Nguyễn Thị Phương (đường Tô Hiến Thành, phường Duy Tân) cho biết: Mấy hôm nay, ăn nhiều thịt cá, bánh trái nên cả nhà tôi ai cũng háo rau xanh, trái cây tươi. Sáng nay, ra chợ thấy rau, quả đều mới được người bán lấy về tươi rói, rất hấp dẫn nên tôi mua nhiều một chút mời anh em, bạn bè đến ăn cho vui.

Hoa tươi cũng được nhiều người dân chọn mua trong buổi chợ mùng 3 Tết. Đặc biệt, các loại hoa dơn, cúc được bày bán nhiều nhất và cũng có nhiều khách mua hơn hẳn so với hoa hồng, cát tường, ly...

Giá các mặt hàng có biến động chút ít so với ngày thường nhưng mức tăng không nhiểu. Chẳng hạn như đậu cô ve, bắp xú, khổ qua, xà lách dao động từ 15.000 – 20.000 đồng/kg, tăng từ 3.000 – 5.000 đồng/kg, cải xanh, cải cúc, cải ngọt bán ra khoảng 6.000 – 8.000 đồng/bó, tăng khoảng 2.000 đồng/bó...Các loại trái cây như xoài, cam, quýt có giá bán từ 35.000 - 45.000 đồng/kg (tuỳ loại). Hoa dơn chỉ từ 20.000 – 30.000 đồng/chục tuỳ thuộc vào bông lớn hay nhỏ, cúc Kon Tum từ 7.000 – 10.000 đồng/cây...

Người bán không nói thách, người mua cũng ít ai trả giá. Trong buổi chợ này, dường như giá cả, lợi nhuận không phải là vấn đề người ta quan tâm nhiều nhất mà ai cũng muốn mua mau, bán lẹ để lấy hên. Buổi chợ diễn ra đơn giản; không xô bồ, không náo nhiệt như thường ngày mà thay vào đó là những trao đổi mua bán nhẹ nhàng, vui vẻ.

Không chỉ bán mua, không khí phiên chợ đầu xuân dường như vui hơn khi những người buôn bán còn dành cho khách mua hàng những lời hỏi thăm về năm mới, sức khoẻ, những câu chúc may mắn, bình an. Chính vì thế, buổi chợ của năm mới ngoài mục đích về giao thương hàng hoá còn đầy ắp sự ấm áp, vui vẻ và hy vọng.

Bài, ảnh: Thuỳ Hương

   

Các tin khác

  • Công nghiệp, thương mại - Động lực thúc đẩy tăng trưởng
  • Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh với công tác truyền thông và phổ biến kiến thức khoa học kỹ thuật
  • Tăng sức cạnh tranh cho nông sản
  • Quan tâm xây dựng sản phẩm OCOP đạt chất lượng cao
  • Người dân phấn khởi vì tỷ lệ sâm Ngọc Linh nảy mầm cao
  • Sự chuyển dịch tích cực của thị trường lao động
  • Nghị quyết 68 và bước đột phá tư duy phát triển kinh tế tư nhân
  • Đề xuất phương án đầu tư dự án xây dựng tuyến đường cao tốc Quảng Ngãi - Kon Tum khoảng 44.355 tỷ đồng
  • Đưa công nghệ bay vào sản xuất nông nghiệp
  • Tập huấn kỹ năng bán hàng, khởi nghiệp
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Công nghiệp, thương mại - Động lực thúc đẩy tăng trưởng
  • Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh với công tác truyền thông và phổ biến kiến thức khoa học kỹ thuật
  • Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện các nghị quyết của Bộ Chính trị
  • A Thuần học và làm theo Bác từ những điều giản dị
  • Xây dựng đội ngũ trí thức KH&CN tạo động lực phát triển
  • Tăng sức cạnh tranh cho nông sản
  • Hoạt động của Đoàn ĐBQH tỉnh trong tuần thứ hai của Kỳ họp lần thứ 9, Quốc hội khóa XV
  • Thông cáo báo chí số 12, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Chùm ảnh: Người sưu tầm đồ cổ ở Kon Tum
  • Bếp cơm ấm áp tình người
  • Sức hấp dẫn ở thiên đường du lịch Măng Đen
  • Chùm ảnh: Vẻ đẹp mỹ miều của hoạ tiết hoa văn trên cánh đồng mùa gặt

Đất & Người Kon Tum

  • Kỹ nghệ chỉnh âm cồng chiêng của người Xơ Đăng
  • Thời gian qua, dù xã hội có nhiều thay đổi, nhưng cộng đồng người Xơ Đăng trên địa bàn tỉnh vẫn luôn nỗ lực bảo tồn và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, đặc biệt là kỹ thuật chỉnh âm cồng chiêng. Không cầu kỳ, không phô trương, kỹ nghệ này vẫn được người Xơ Đăng nỗ lực gìn giữ, bảo tồn qua các thế hệ.
  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Đâu chỉ là máu xương
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by