• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Quốc hội tiếp tục thảo luận Tổ các dự án luật    Tỉnh ủy Kon Tum tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW    Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân    Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện các nghị quyết của Bộ Chính trị    Hoạt động của Đoàn ĐBQH tỉnh trong tuần thứ hai của Kỳ họp lần thứ 9, Quốc hội khóa XV   

Kinh tế

Rau an toàn vẫn loay hoay tìm đầu ra

06/11/2019 06:03

Năm 2014, thành phố Kon Tum triển khai thực hiện Dự án sản xuất rau an toàn, hỗ trợ mở các cửa hàng giúp người dân tiêu thụ sản phẩm. Sau 5 năm thực hiện, thành phố có tất cả 4 cửa hàng rau an toàn (tăng 2 cửa hàng so với thời điểm ban đầu). Tuy nhiên, điều đáng nói, tại các cửa hàng rau lại có đến gần 50% rau có nguồn gốc từ Gia Lai, Đà Lạt, trong khi đó, rau an toàn của thành phố Kon Tum vẫn loay hoay tìm chỗ đứng trên thị trường.

Mấy năm trở lại đây, người dân trên địa bàn thành phố Kon Tum sử dụng rau an toàn ngày càng nhiều. Có cầu ắt có cung, từ 2 cửa hàng rau an toàn ban đầu, đến nay, trên địa bàn thành phố có 4 cửa hàng rau để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng.

Những tưởng, với nhu cầu lớn về rau an toàn, người trồng rau theo mô hình này sẽ có đầu ra ổn định. Thế nhưng, thực tế, sản phẩm của Tổ hợp tác rau an toàn tại tổ 4, phường Thắng Lợi lại không thể cạnh tranh với rau ở các tỉnh Gia Lai, Đà Lạt, Bình Định... ngay trên thị trường tỉnh nhà.

Tại các cửa hàng kinh doanh rau an toàn của thành phố, dù người bán hàng khẳng định, đa số sản phẩm đều được sản xuất tại thành phố Kon Tum, nhưng thực tế tìm hiểu, gần 50% sản phẩm đều là rau củ nhập từ địa phương khác. “Một số sản phẩm người dân trên địa bàn thành phố không trồng được như súp lơ, khoai tây… buộc phải nhập từ Đà Lạt” - chị Vương Thị Phước - đại diện một cửa hàng rau an toàn trên địa bàn thành phố cho biết.

Hiện nay, Tổ sản xuất rau an toàn tại tổ 4, phường Thắng Lợi có 15 hộ tham gia, với diện tích khoảng 4ha, sản lượng mỗi năm đạt khoảng 400 tấn rau, củ. Trong đó, 11 hộ vẫn chưa tìm được đầu ra cho sản phẩm, buộc phải bán rau cho thương lái, chấp nhận giá cả bấp bênh. 4 hộ còn lại, dù liên kết với các cửa hàng kinh doanh rau an toàn, song lượng nhập từ các cửa hàng thấp, số rau tồn đọng mỗi ngày buộc phải nhập ra chợ đêm.

Nhiều người trồng rau an toàn buộc phải nhập rau ra chợ đêm. Ảnh: BA

 

Ông Huỳnh Quốc Tuấn - Tổ viên Tổ hợp tác rau an toàn, phường Thắng Lợi cho biết: Nhập rau tại các cửa hàng không ổn định, có lúc họ đặt hàng 8-10kg rau/ngày, có lúc chỉ 1-2kg/ngày. Rau sản xuất ra bán không hết, không thể trông đợi vào cửa hàng rau an toàn, mình buộc phải tìm cách bán, chấp nhận nhập ra chợ đêm dù giá rẻ hơn...

Một trong những yếu tố khiến rau an toàn tại thành phố Kon Tum “lép vế” so với các thương hiệu rau của địa phương khác đó là việc thiếu nhà sơ chế. Dù theo ngành chức năng, cùng với việc xây dựng vùng nguyên liệu rau an toàn, thành phố cũng hỗ trợ thành lập 1 nhà sơ chế. Tuy nhiên, đến nay, nhà sơ chế này vẫn chưa được đưa vào hoạt động như kỳ vọng. Người trồng rau phải tự phân loại, đóng gói và tự nhập ra cửa hàng.

Bên cạnh đó, bà Đinh Thị Mỹ Linh - Phó trưởng Phòng Kinh tế thành phố Kon Tum cho biết: Một trong những nguyên nhân chính là do người dân chưa biết cách điều tiết sản xuất, thiếu sự liên kết, phân công rõ ràng về diện tích và giống rau cần gieo trồng.

“Mặc dù đã được tập huấn rất nhiều lần nhưng người dân vẫn sản xuất theo kiểu truyền thống, sản xuất đại trà một vài chủng loại rau trên diện tích lớn, thu hoạch đồng loạt. Chính điều đó dẫn đến tình trạng rau thừa vẫn thừa, nhưng thiếu vẫn thiếu, không đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Hiện nay, sau quá trình tập huấn, tuyên truyền, 4 hộ dân tham gia dự án đã bắt đầu tổ chức triển khai sản xuất tốt, còn các hộ dân tham gia sau vẫn chưa bắt nhịp kịp. Hiện, chúng tôi đang tiếp tục triển khai dự án giai đoạn 2, hỗ trợ thêm cho các hộ dân tổ chức sản xuất, đảm bảo sản xuất được nhiều chủng loại rau, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng” - bà Linh cho hay.

Bên cạnh việc chú trọng tổ chức, điều tiết sản xuất, hiện nay, thành phố đã chỉ đạo các ngành chức năng, định hướng đưa rau an toàn vào quầy hàng của các siêu thị. Tuy nhiên, để có thể tiếp cận được với thị trường lớn, cùng với sự hỗ trợ, giúp đỡ từ phía thành phố, người trồng rau buộc phải có sự thay đổi về tư duy và cách làm, phải linh hoạt trong cách tổ chức sản xuất để luôn có đủ rau cung ứng, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

Bình An

   

Các tin khác

  • Nâng cao uy tín và giá trị sâm Ngọc Linh
  • Lễ công bố Quyết định công nhận thị trấn Đăk Hà đạt chuẩn đô thị văn minh năm 2024
  • Lắng nghe tiếng nói từ doanh nghiệp
  • Công nghiệp, thương mại - Động lực thúc đẩy tăng trưởng
  • Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh với công tác truyền thông và phổ biến kiến thức khoa học kỹ thuật
  • Tăng sức cạnh tranh cho nông sản
  • Quan tâm xây dựng sản phẩm OCOP đạt chất lượng cao
  • Người dân phấn khởi vì tỷ lệ sâm Ngọc Linh nảy mầm cao
  • Sự chuyển dịch tích cực của thị trường lao động
  • Nghị quyết 68 và bước đột phá tư duy phát triển kinh tế tư nhân
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Kết thúc hoạt động các hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện cấp huyện trước ngày 30/6
  • Quốc hội tiếp tục thảo luận Tổ các dự án luật
  • Thành lập tổ công tác phối hợp điều tra, làm rõ vụ phá rừng ở Ia H’Drai
  • 5/10 huyện, thành phố xếp loại Trung bình về chuyển đổi số năm 2024
  • Sở GD&ĐT đối thoại với học sinh THPT trên địa bàn tỉnh
  • Đăk Glei: Xe tự lật một người chết và một người bị thương nặng
  • Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh tổ chức về nguồn tại khu di tích Căn cứ Tỉnh ủy
  • Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy Trương Thị Linh thăm và trao nhà Đại đoàn kết tại xã Ngọc Linh

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Chùm ảnh: Ngọc Linh mùa lúa xanh
  • Chùm ảnh: Người sưu tầm đồ cổ ở Kon Tum
  • Bếp cơm ấm áp tình người
  • Sức hấp dẫn ở thiên đường du lịch Măng Đen

Đất & Người Kon Tum

  • Kỹ nghệ chỉnh âm cồng chiêng của người Xơ Đăng
  • Thời gian qua, dù xã hội có nhiều thay đổi, nhưng cộng đồng người Xơ Đăng trên địa bàn tỉnh vẫn luôn nỗ lực bảo tồn và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, đặc biệt là kỹ thuật chỉnh âm cồng chiêng. Không cầu kỳ, không phô trương, kỹ nghệ này vẫn được người Xơ Đăng nỗ lực gìn giữ, bảo tồn qua các thế hệ.
  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Đâu chỉ là máu xương
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by