• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Quảng Ngãi - Kon Tum: Thống nhất 4 nội dung liên quan tới sáp nhập tỉnh    ĐỘNG LỰC MỚI CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ    Quảng Ngãi - Kon Tum làm việc định kỳ lần 2 về việc sáp nhập tỉnh    Quyết liệt triển khai nhiệm vụ xóa nhà tạm, nhà dột nát    6 nhiệm vụ trọng tâm xóa nhà tạm, nhà dột nát năm 2025   

Kinh tế

Sa Thầy: Chủ động các biện pháp phòng, chống hạn hán

06/03/2024 06:09

Với các nhận định về tình trạng hạn hán, thiếu nước có nguy cơ xảy ra cục bộ trong thời gian mùa khô do ảnh hưởng của El Nino, là địa bàn trọng điểm về nguy cơ hạn hán, huyện Sa Thầy đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống hạn hán, thiếu nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp, dân sinh, hạn chế đến mức thấp nhất các thiệt hại do hạn hán gây ra.

Theo ông Hoàng Kim Điện- Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Sa Thầy: Để chủ động trong công tác phòng, chống hạn đảm bảo nguồn nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp cho nhân dân, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do hạn hán gây ra, UBND huyện đã ban hành văn bản chỉ đạo về tăng cường thực hiện các giải pháp phòng, chống hạn hán, thiếu nước mùa khô năm 2024, đồng thời, ban hành Kế hoạch phòng, chống hạn vụ Đông Xuân 2023-2024 và vụ mùa 2024 trên địa bàn.

Trong đó, chỉ đạo cơ quan chuyên môn chủ động phối hợp với các địa phương tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, hướng dẫn người dân chủ động thực hiện các biện pháp tích trữ nước, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm nước, triệt để chống thất thoát, lãng phí nguồn nước, phổ biến kinh nghiệm tưới tiên tiến, tiết kiệm nước, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả để các địa phương, doanh nghiệp và người dân áp dụng. 

Sông Pô Kô cạn nước. Ảnh: H.N

 

Đến nay, qua kiểm tra, trên địa bàn huyện chưa xảy ra hạn hán về sản xuất và thiếu nước sinh hoạt. Tuy nhiên, trước tình hình thời tiết khô hạn thì nguy cơ xảy ra hạn hán là rất cao. Trong đó, dự báo sẽ xảy ra thiếu nước sinh hoạt ở các xã Sa Bình, Sa Nghĩa, Ya Tăng. Còn đối với cây trồng, diện tích lúa nước có khả năng bị hạn trên địa bàn huyện khoảng 58ha; trong đó, ở thị trấn Sa Thầy khoảng 6,5ha, xã Sa Nghĩa 3,5ha, xã Sa Bình 4ha, xã Sa Sơn 8ha, xã Sa Nhơn 9ha, xã Ya Tăng 5ha, xã Hơ Moong 3,5, xã Ya Xiêr 4ha, xã Ya Ly 4,5ha, xã Mô Rai 4 ha, xã Rờ Kơi 6ha.

Cũng theo ông Điện, huyện đang tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân sử dụng nước tiết kiệm, chia sẻ nước cho nhau giữa các hộ khi xảy ra hạn hán. Khuyến cáo nhân dân thường xuyên nạo vét, khơi thông đáy giếng để chủ động nguồn nước phục vụ sinh hoạt. Đối với các công trình nước tự chảy, tăng cường vệ sinh đầu nguồn, kiểm tra hệ thống đường ống, thau rửa các bể (lắng, lọc, chứa), điều chỉnh nguồn nước phù hợp với từng thời điểm khô hạn hợp lý, chú ý các bể chứa ở các vị trí cao.

Thực tế tại xã Sa Bình, một trong những xã có nhiều nguy cơ xảy ra thiếu nước và hạn hán. Tại đây, quan sát thấy mực nước trên sông Pô Kô xuống khá thấp. Lòng sông trơ đáy và nắng nóng kéo dài nên nguy cơ thiếu nước xảy ra là rất cao. Một số diện tích cây trồng cà phê của người dân cho thấy tình trạng thiếu nước, bắt đầu khô, héo, vàng lá. Người trồng cà phê cũng đang tích cực dùng máy bơm bơm nước từ sông lên chống hạn cho cây trồng.

Người dân Sa Thầy tích cực chống hạn cho cây trồng. Ảnh: HN

 

Anh A Xoan (xã Sa Bình) cho biết, nhà anh có 3 sào cà phê. Do nắng nóng kéo dài, nên anh đã phải tiến hành tưới lần thứ 3 rồi. “Khô lắm, cây cà phê cứ héo dần vì thiếu nước, nên mình phải cố gắng tưới chống hạn cho cây. Rất may là rẫy nhà mình gần sông Pô Kô nên nguồn nước ổn định. Tuy nhiên, do nắng nóng kéo dài, nên mình phải tưới nhiều hơn những vụ trước để cho cây sinh trưởng và phát triển”- A Xoan cho hay.

Ông Dương Quang Phục- Chủ tịch UBND huyện Sa Thầy cho biết: Để đảm bảo duy trì sản xuất, UBND huyện đã chỉ đạo cơ quan chuyên môn phối hợp với UBND các xã, thị trấn tuyên truyền, vận động người dân chuyển đổi diện tích lúa nước vụ Đông Xuân 2023 - 2024 thường xuyên bị khô hạn, không chủ động được nguồn nước tưới sang trồng các loại cây trồng khác phù hợp để tránh bị thiệt hại do hạn hán gây ra. Đồng thời, chỉ đạo UBND các xã, thị trấn chủ động phối hợp với Trạm Quản lý thủy nông huyện và các đơn vị có liên quan thường xuyên kiểm tra nguồn nước của các công trình thủy lợi để có biện pháp xây dựng phương án điều tiết hợp lý, hiệu quả nguồn nước từ các công trình thủy lợi phục vụ cho sản xuất, sinh hoạt trên địa bàn. Thực hiện các giải pháp chủ động tích nước ở các đập, hồ chứa; tổ chức kiểm tra, đánh giá cụ thể đến từng công trình, dự báo khả năng cấp nước, thiếu nước của từng công trình ứng với giai đoạn sinh trưởng, phát triển của từng loại cây trồng để có kế hoạch điều tiết nước, cấp nước và bố trí lịch thời vụ hợp lý tránh thiệt hại về cây trồng do hạn hán.

Cũng theo ông Phục, huyện cũng đã chủ động, dự trù kinh phí, triển khai các biện pháp, phương án khắc phục khi xảy ra hạn hán đối với cây trồng và thiếu nước sinh hoạt, đảm bảo phục vụ sản xuất, sinh hoạt của người dân trên địa bàn.    

Hà Nam

   

Các tin khác

  • Đề xuất phương án đầu tư dự án xây dựng tuyến đường cao tốc Quảng Ngãi - Kon Tum khoảng 44.355 tỷ đồng
  • Đưa công nghệ bay vào sản xuất nông nghiệp
  • Tập huấn kỹ năng bán hàng, khởi nghiệp
  • Hoàn thành đầu tư xây dựng kè chống sạt lở Đăk Snghé
  • Nâng cao giá trị trái cây qua chế biến
  • Lan tỏa phong trào khởi nghiệp trong thanh niên người DTTS
  • Thu nhập cao nhờ mô hình nuôi côn trùng
  • Chi nhánh Ngân hàng Phát triển khu vực Gia Lai – Kon Tum thực hiện chính sách tín dụng đầu tư của Nhà nước
  • Sở Nông nghiệp và Môi trường: Đưa công nghệ thông tin vào sản xuất nông nghiệp
  • Đẩy mạnh cải tạo vườn tạp
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Tăng cường đấu tranh phòng, chống thuốc chữa bệnh giả, sữa giả, thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả
  • Trao tiền ủng hộ cho 3 chị em mồ côi ở xã Rờ Kơi, huyện Sa Thầy
  • Đứa trẻ bị bỏ rơi
  • Nâng cao mức độ hài lòng của du khách
  • Sự nguy hiểm của thời tiết cực đoan và những cảnh báo không thể xem nhẹ
  • Khởi tố đối tượng lừa “chạy án” chiếm đoạt hàng trăm triệu đồng
  • Công bố và trao quyết định nghỉ hưu trước tuổi cho 8 cán bộ
  • Bộ Quốc phòng triển khai Phong trào “Bình dân học vụ số" trong Quân đội

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Chùm ảnh: Người sưu tầm đồ cổ ở Kon Tum
  • Bếp cơm ấm áp tình người
  • Sức hấp dẫn ở thiên đường du lịch Măng Đen
  • Chùm ảnh: Vẻ đẹp mỹ miều của hoạ tiết hoa văn trên cánh đồng mùa gặt

Đất & Người Kon Tum

  • Kỹ nghệ chỉnh âm cồng chiêng của người Xơ Đăng
  • Thời gian qua, dù xã hội có nhiều thay đổi, nhưng cộng đồng người Xơ Đăng trên địa bàn tỉnh vẫn luôn nỗ lực bảo tồn và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, đặc biệt là kỹ thuật chỉnh âm cồng chiêng. Không cầu kỳ, không phô trương, kỹ nghệ này vẫn được người Xơ Đăng nỗ lực gìn giữ, bảo tồn qua các thế hệ.
  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Đâu chỉ là máu xương
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by