• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Đại hội đại biểu Hội Nông dân tỉnh lần thứ IX, nhiệm kỳ 2023-2028    Phó Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Hòa thăm và làm việc với Đảng ủy xã Ia Dom    Phiên họp thường kỳ UBND tỉnh tháng 8    Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Trang thăm mô hình trồng mắc ca và Dự án CT thủy lợi Đăk PoKei tại Kon Rẫy    Tưng bừng khai giảng năm học mới 2023-2024   

Kinh tế

Sa Thầy: Chuyển biến từ thay đổi nếp nghĩ, cách làm

11/05/2023 06:04

Không còn trông chờ, ỷ lại vào hỗ trợ của Nhà nước, thời gian qua, đã có hàng trăm lượt hộ nghèo, cận nghèo người đồng bào DTTS ở huyện Sa Thầy thoát khỏi hộ nghèo, vươn lên ổn định cuộc sống. Sự chuyển biến ấy có được là nhờ người dân đã thay đổi nếp nghĩ, cách làm, thay đổi phương thức lao động sản xuất để vươn lên thoát nghèo bền vững.

Thực hiện Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào DTTS, làm cho đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững”, các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể ở huyện Sa Thầy đã vào cuộc đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân thay đổi nếp nghĩ cách làm; đồng thời, triển khai nhiều mô hình phát triển kinh tế để người dân học tập, làm theo. Cùng với đó, các cấp ủy đảng, chính quyền phân công, phân nhiệm từng đảng viên phụ trách hộ, nhóm hộ, tích cực về các thôn làng tuyên truyền vận động để người dân mạnh dạn áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng và nhu cầu của thị trường, thực hiện chi tiêu hợp lý để tích lũy vốn đầu tư tái sản xuất, xóa bỏ các hủ tục lạc hậu.

Ông A Pheo làng Lung Leng, xã Sa Bình là người tiên phong trong làng chăn nuôi có chuồng trại, mang lại hiệu quả cao. Ảnh: HN

 

Từ đó, đồng bào DTTS đã thay đổi nhận thức, tích cực lao động, đổi mới cách làm, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nâng cao hiệu quả và năng suất lao động. Do đó, nhiều hộ DTTS đã vươn lên thoát nghèo, trở thành các hộ khá, giàu, đời sống người dân ngày một được nâng cao. Đến nay, tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện giảm còn 1.676 hộ (chiếm tỷ lệ 21,25%), hộ cận nghèo là 851 hộ (chiếm tỷ lệ  10,79% tổng số hộ toàn huyện).

Điều đáng mừng là đến nay, toàn huyện có 535 hộ đồng bào DTTS nghèo, cận nghèo thay đổi nếp nghĩ, bỏ dần những hủ tục, phong tục không còn phù hợp, không trông chờ, ỷ lại vào hỗ trợ của Nhà nước, tự lực vươn lên thoát nghèo bền vững. Có 376 hộ biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, lựa chọn giống cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng của địa phương để nuôi, trồng, biết chi tiêu hợp lý để tích luỹ vốn tái đầu tư sản xuất và có 209 hộ đồng bào DTTS nghèo và cận nghèo có đời sống vật chất, tinh thần được cải thiện.              

Trường hợp của ông A Pheo (làng Lung Leng, xã Sa Bình) là một ví dụ. Trước đây, gia đình ông chủ yếu chăn nuôi heo làng thả rông vừa không hiệu quả, vừa gây ô nhiễm môi trường. Năm 2021, được chính quyền địa phương vận động, ông là người tiên phong trong làng tiến hành nuôi heo sọc dưa có chuồng trại cẩn thận và trồng cỏ xung quanh vườn nhà làm thức ăn cho heo. Cũng nhờ đó, mà từ 4 con heo sọc dưa ban đầu được xã hỗ trợ, đến nay, ông A Pheo đã phát triển đàn heo này lên hơn 30 con. Theo ông A Pheo, hiện tại, với 5 con heo nái, mỗi năm ông bán được hai lứa, đem về cho gia đình ông thu nhập khoảng 50 triệu đồng. Bên cạnh nuôi heo sọc dưa bán, gia đình ông còn nuôi bò vỗ béo để nâng cao thu nhập và mỗi năm cho thu thêm hàng chục triệu đồng.

Ông A Pheo chia sẻ: Trước đây gia đình nghèo, khổ lắm, khi Đảng và Nhà nước quan tâm, hỗ trợ, tôi quyết tâm thay đổi cách chăn nuôi từ thả rông sang nuôi nhốt có chuồng trại nên hiệu quả cao hơn nhiều, đời sống được cải thiện, nâng cao. Giờ đây, tôi đã thoát khỏi hộ nghèo, không còn cảnh phải chạy lo ăn từng bữa mùa giáp hạt nữa.

“Cũng từ mô hình chăn nuôi có chuồng trại của ông A Pheo hiệu quả kinh tế cao nên đến nay, tại làng Lung Leng đã có hàng chục hộ gia đình đến học tập mô hình nhà ông A Pheo chăn nuôi bài bản, có chuồng trại, góp phần bảo đảm vệ sinh môi trường, nâng cao hiệu quả sản xuất. Đây cũng là một trong những mô hình điểm để bà con học tập và làm theo”- ông Trần Văn Hữu, Phó Chủ tịch UBND xã Sa Bình cho biết.

Ông A Náo ở xã Ya Xiêr chuyển đổi 2,5ha trồng cao su sang trồng sầu riêng. Ảnh: H.N

 

Tương tự, ông A Náo (làng Rắc, xã Ya Xiêr) có hơn 2,5ha đất trồng cao su. Được sự vận động và hỗ trợ cây giống, ông A Náo đã quyết định chuyển sang trồng sầu riêng. Cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước, ông A Náo đã đầu tư hệ thống tưới nước tự động. Hiện tại cây sầu riêng của ông đã và đang phát triển tốt và triển vọng sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với trồng cao su.

Trao đổi với phóng viên Báo Kon Tum, bà Rơ Châm Lan- Phó Chủ tịch UBND huyện Sa Thầy cho biết:  Qua hơn 2 năm triển khai thực hiện Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS, làm cho đồng bào DTTS số vươn lên thoát nghèo bền vững”, các cấp ủy, chính quyền địa phương, người dân hưởng ứng tham gia, nhiều mô hình, cách làm hay đã được triển khai nhân rộng bước đầu đã mang lại hiệu quả thiết thực, đi vào cuộc sống giúp các hộ dân vươn lên thoát nghèo bền vững.

Cũng theo bà Lan, trong quá trình triển khai Cuộc vận động, ngoài trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, các đoàn thể thì huyện đã tận dụng và phát huy tốt trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, trong việc tăng cường kiểm tra giám sát và hỗ trợ cho bà con. Đồng thời, tranh thủ và phát huy được vai trò của đội ngũ bí thư chi bộ, trưởng thôn, người có uy tín, già làng ở các thôn, làng trong công tác tuyên truyền, vận động bà con thay đổi nhận thức, nếp nghĩ và cách làm. Nhờ đó, mà Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS, làm cho đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững” trên địa bàn đã thực sự mang lại hiệu quả. Bà con đồng bào DTTS có sự chuyển biến mạnh về tư duy, nếp nghĩ, cách làm và từ đó, đời sống người dân được cải thiện và nâng cao về mọi mặt.      

Hà Nam

   

Các tin khác

  • Chuyển biến tích cực từ các chương trình mục tiêu quốc gia
  • "Chuyện mới" ở Ngọc Linh
  • Kon Rẫy linh hoạt trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng
  • “Chìa khóa” cho tăng trưởng bền vững
  • Khó khăn trong giải ngân vốn chương trình mục tiêu quốc gia
  • Phát hiện nhiều sai phạm trong hoạt động khai thác khoáng sản
  • Cần tháo gỡ vướng mắc trong thực hiện chủ trương trồng rừng - Bài 3: Tháo gỡ vướng mắc
  • Cần tháo gỡ vướng mắc trong thực hiện chủ trương trồng rừng - Bài 2: Vướng mắc trong thực hiện chủ trương trồng rừng
  • Đăk Glei: Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình, dự án
  • Cần tháo gỡ vướng mắc trong thực hiện chủ trương trồng rừng - Bài 1: Điểm sáng trong thực hiện Nghị quyết phủ xanh rừng
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Khởi công xây dựng nhà cho đồng bào DTTS có đất bị thu hồi
  • Đăk Tô: Hiệu quả từ Chương trình “Sóng và máy tính cho em”
  • Phát huy hiệu quả công tác thông tin đối ngoại
  • Sa Thầy nâng cao chất lượng giáo dục học sinh DTTS
  • Ra mắt Câu lạc bộ Maraton Kon Tum
  • Cần sớm đầu tư xây dựng các tuyến đường trên địa bàn phường Thắng Lợi
  • [INFOGRAPHIC] Xây dựng Bộ tiêu chí về môi trường văn hóa trong lễ hội truyền thống
  • Nhớ sao cơm trắng muối mè!

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Mang niềm vui đến trẻ em vùng cao
  • Chùm ảnh: Chăm lo đời sống cho người dân vùng biên giới
  • Chùm ảnh: Lễ cưới truyền thống của người Gié Triêng
  • Vựa sầu riêng ở Hơ Moong

Đất & Người Kon Tum

  • A Par - nghệ nhân đa tài
  • Nghệ nhân A Par (sinh năm 1969, làng Kon Xơ Mlũh, xã Đăk Tờ Re, huyện Kon Rẫy) nổi tiếng bởi có đôi tay tài hoa. Ông có thể chỉnh chiêng, đan lát, làm các nhạc cụ từ tre, nứa và rèn nhiều dụng cụ phục vụ sản xuất của bà con trong vùng.
  • Nghệ nhân ưu tú nỗ lực truyền dạy cồng chiêng
  • Đưa thanh âm đại ngàn đi xa
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Tổng Biên tập: Nguyễn Mạnh Hồng
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by