• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện các nghị quyết của Bộ Chính trị    Hoạt động của Đoàn ĐBQH tỉnh trong tuần thứ hai của Kỳ họp lần thứ 9, Quốc hội khóa XV    Truy điệu, an táng 26 liệt sĩ hy sinh tại Lào và Campuchia    Quốc hội thảo luận Tổ về các dự án luật    Trao tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho các tập thể, cá nhân nước bạn Lào và Campuchia   

Kinh tế

Sa Thầy: Tiếp tục triển khai nhiều biện pháp phòng, chống bão số 4

28/09/2022 15:47

Theo UBND huyện Sa Thầy, hiện tại cơn bão số 4 vẫn chưa gây thiệt hại về người và tài sản người dân. Tuy vậy, huyện vẫn không chủ quan, tiếp tục triển khai nhiều biện pháp phòng, chống bão để hạn chế thiệt hại về người và tài sản.

Ông Phan Chí Thiện – Chánh văn phòng UBND huyện Sa Thầy cho biết: Đến thời điểm hiện tại, huyện đã thành lập 5 đoàn công tác để kiểm tra công tác phòng, chống, ứng phó với bão số tại các xã, thị trấn, đi kiểm tra đến hết ngày 30/9. Đồng thời, UBND huyện đã ban hành lịch trực phòng, chống, ứng phó với bão số 4 của Ban Chỉ huy cấp huyện, cấp xã, thực hiện nghiêm túc việc trực ban 24/24 giờ đến hết ngày 30/9. Tính đến thời điểm hiện tại, bão số 4 chưa gây thiệt hại về người và tài sản của người dân. Tuy nhiên, tại mội số tuyến đường bị ách tắc do cây đổ, đất đá tràn ra lòng đường, ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân.

Để tiếp tục đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản cho người dân, UBND huyện Sa Thầy đã cử lực lượng dân quân chốt chặn tại các lòng hồ thuỷ điện Ya Ly và Plei Krông không cho người dân qua lại đánh bắt cá trên lòng hồ thủy điện; vận động 7 hộ dân nuôi cá lòng hồ chằng chống bè cá và di dời lên nơi ở an toàn, đưa 63 thuyền và ngư cụ lên bờ cột buộc, neo vững chắc.

Huy động máy đào để khắc phục sự cố. Ảnh: VT

 

UBND huyện đã huy động 1 máy đào, 4 máy cày, 25 rọ đá, 100 mét bạt sẵn sàng khắc phục các sự cố để đảm bảo cho các phương tiện lưu thông an toàn. Các xã, thị trấn đã huy động hơn 200 người là lực lượng xung kích, dân quân, công an, đoàn thanh niên tham gia phát dọn các cây to có nguy cơ gãy đổ vào nhà dân và giúp đỡ nhân dân chằng chống lại 95 nhà không kiên cố, tổ chức di dời 50 hộ/177 khẩu có nguy cơ bị ngập lụt đên nơi an toàn.

Hỗ trợ thực phẩm cho các gia đình bị cô lập do bão. Ảnh: VT

 

Ông Phan Chí Thiện cho biết, hiện tại, UBND các xã, thị trấn đang huy động lực lượng cưa, cắt cây bị đổ ngã; khơi thông cống, rãnh và quét dọn đất, đá, sỏi… tại các tuyến đường để đảm bảo giao thông, an toàn cho công trình; tiếp tục rà soát, thống kê, đánh giá thiệt hại và huy động lực lượng giúp đỡ nhân dân tiêu úng diện tích hoa màu bị ngập úng; hỗ trợ lương thực, thực phẩm cho những hộ dân gặp khó khăn trong việc đi lại hoặc bị cô lập do ảnh hưởng bởi cơn bão số 4.

Trong thời gian tới, UBND huyện tiếp tục chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương theo dõi chặt chẽ diễn biến của cơn bão để chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống ứng phó theo phương châm “4 tại chỗ”; tổ chức trực ban 24/24 giờ để tiếp nhận các văn bản, ý kiến chỉ đạo của cấp trên và nắm bắt thông tin, diễn biến của mưa bão, các tình huống xấu phát sinh để chỉ đạo ứng phó kịp thời.

UBND huyện chỉ đạo UBND các xã, thị trấn tiếp tục rà soát các hộ dân có nguy cơ bị ngập, lũ ống, lũ quét, sạt lở đất khẩn trương di dời người dân đến nơi an toàn (nếu có), nhất là các hộ dân sống dưới hạ lưu đập Đăk Sia 1, xã Rờ Kơi, các hộ dân sống dọc suối Đăk Sia thuộc xã Sa Nhơn, khu dân cư làng Rẽ, xã Mô Rai...

Đồng thời, tăng cường kiểm tra, đảm bảo an toàn hồ đập, nhất là các hồ chứa có dung tích lớn, có nguy cơ mất an toàn, ảnh hưởng lớn đến tài sản và tính mạng của nhà nước và nhân dân, như: Đăk Sia 1, xã Rờ Kơi; Đăk Plôm, xã Sa Bình; phân công lực lượng túc trực 24/24 giờ, vận hành hồ chứa để kịp thời phát hiện, xử lý khi có tình huống xấu xảy ra; phân công lực lượng hướng dẫn giao thông, nghiêm cấn người và phương tiện qua lại các khu vực bị ngập sâu, nước chảy xiết, như: Cầu tràn làng lung xã Ya Xiêr, tuyến đường Sa Bình - Ya Ly; cầu tràn Lũng Lau, xã Sa Sơn; tuyến đường đi khu sản xuất thôn Kram, xã Rờ Kơi,...

Văn Tùng

   

Các tin khác

  • Công nghiệp, thương mại - Động lực thúc đẩy tăng trưởng
  • Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh với công tác truyền thông và phổ biến kiến thức khoa học kỹ thuật
  • Tăng sức cạnh tranh cho nông sản
  • Quan tâm xây dựng sản phẩm OCOP đạt chất lượng cao
  • Người dân phấn khởi vì tỷ lệ sâm Ngọc Linh nảy mầm cao
  • Sự chuyển dịch tích cực của thị trường lao động
  • Nghị quyết 68 và bước đột phá tư duy phát triển kinh tế tư nhân
  • Đề xuất phương án đầu tư dự án xây dựng tuyến đường cao tốc Quảng Ngãi - Kon Tum khoảng 44.355 tỷ đồng
  • Đưa công nghệ bay vào sản xuất nông nghiệp
  • Tập huấn kỹ năng bán hàng, khởi nghiệp
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Công nghiệp, thương mại - Động lực thúc đẩy tăng trưởng
  • Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh với công tác truyền thông và phổ biến kiến thức khoa học kỹ thuật
  • Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện các nghị quyết của Bộ Chính trị
  • A Thuần học và làm theo Bác từ những điều giản dị
  • Xây dựng đội ngũ trí thức KH&CN tạo động lực phát triển
  • Tăng sức cạnh tranh cho nông sản
  • Hoạt động của Đoàn ĐBQH tỉnh trong tuần thứ hai của Kỳ họp lần thứ 9, Quốc hội khóa XV
  • Thông cáo báo chí số 12, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Chùm ảnh: Người sưu tầm đồ cổ ở Kon Tum
  • Bếp cơm ấm áp tình người
  • Sức hấp dẫn ở thiên đường du lịch Măng Đen
  • Chùm ảnh: Vẻ đẹp mỹ miều của hoạ tiết hoa văn trên cánh đồng mùa gặt

Đất & Người Kon Tum

  • Kỹ nghệ chỉnh âm cồng chiêng của người Xơ Đăng
  • Thời gian qua, dù xã hội có nhiều thay đổi, nhưng cộng đồng người Xơ Đăng trên địa bàn tỉnh vẫn luôn nỗ lực bảo tồn và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, đặc biệt là kỹ thuật chỉnh âm cồng chiêng. Không cầu kỳ, không phô trương, kỹ nghệ này vẫn được người Xơ Đăng nỗ lực gìn giữ, bảo tồn qua các thế hệ.
  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Đâu chỉ là máu xương
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by