• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Tỉnh ủy Kon Tum tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW    Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân    Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện các nghị quyết của Bộ Chính trị    Hoạt động của Đoàn ĐBQH tỉnh trong tuần thứ hai của Kỳ họp lần thứ 9, Quốc hội khóa XV    Truy điệu, an táng 26 liệt sĩ hy sinh tại Lào và Campuchia   

Kinh tế

Sử dụng hiệu quả nguồn vốn tài trợ

06/08/2019 13:00

Các công trình giao thông nông thôn (GTNT) tại các xã đặc biệt khó khăn thuộc 6 huyện trên địa bàn tỉnh được đầu tư từ nguồn vốn viện trợ ODA không hoàn lại của Chính phủ Ai Len đã góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đi lại và sản xuất, góp phần phát triển kinh tế - xã hội tại các địa phương...

Trong năm 2018, tỉnh Kon Tum được bố trí từ nguồn vốn viện trợ ODA không hoàn lại của Chính phủ Ai Len 16,4 tỷ đồng để đầu tư xây dựng 10 công trình cấp bách tại các xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh. 

UBND tỉnh ban hành Quyết định số 798, ngày 31/7/2018 giao Ban Dân tộc tỉnh làm chủ đầu tư 4 công trình tại các huyện Kon Plông, Kon Rẫy, Đăk Hà, Đăk Glei; giao UBND các xã Đăk Sao, Đăk Rơ Ông, Đăk Tờ Kan, Măng Ri (huyện Tu Mơ Rông) và Sa Bình, Hơ Moong (huyện Sa Thầy) làm chủ đầu tư 6 công trình.

Theo đó, huyện Kon Plông xây dựng đường GTNT tại thôn Tu Rằng (giai đoạn 2), xã Măng Cành; huyện Kon Rẫy xây dựng đường đi khu sản xuất Đăk Nâm tại thôn 2, xã Đăk Pne; huyện Đăk Hà xây dựng đường GTNT từ thôn 4 đi thôn 3, xã Đăk Ui; huyện Đăk Glei xây dựng cầu tràn qua suối Đăk Lát 1 tại xã Đăk Kroong.

Huyện Tu Mơ Rông xây dựng đường từ thôn Năng Lớn 2 đi khu sản xuất tại xã Đăk Sao; đường đi khu sản xuất tại thôn Mô Bành (nhánh 2), xã Đăk Rơ Ông; đường đi khu sản xuất tại thôn Đăk Prông, xã Đăk Tờ Kan; cầu treo qua suối Y Hai tại thôn Đăk Dơn, xã Măng Ri. Huyện Sa Thầy xây dựng đường GTNT nội vùng tại thôn Ka Bầy, xã Sa Bình và đường đi khu sản xuất đập Đăk Nui 3 (giai đoạn 2) tại xã Hơ Moong.

Tất cả các công trình GTNT kể trên đều thực hiện dựa trên nhu cầu cấp thiết của địa phương và nguyện vọng của nhân dân các xã đặc biệt khó khăn. Ngoài nguồn vốn 16,4 tỷ đồng do Chính phủ Ai Len tài trợ, nhân dân các xã còn hiến đất và tài sản gắn liền trên đất để giải phóng mặt bằng với tổng số tiền sau khi được quy đổi là 520 triệu đồng.

Ông Trần Văn Nết – Chủ tịch UBND xã Măng Cành cho biết, năm 2017, thôn Tu Rằng (xã Măng Cành, huyện Kon Plông) được đầu tư làm 812,1m đường bê tông nội thôn (giai đoạn 1) từ nguồn vốn ODA do Chính phủ Ai Len tài trợ. Năm 2018, cũng từ nguồn vốn trên, thôn Tu Rằng tiếp tục được hỗ trợ làm đường bê tông (giai đoạn 2) tiếp nối với đường giai đoạn 1 đi thôn Kon Tu Rằng.

Công trình giai đoạn 2 ở thôn Tu Rằng được xây dựng theo tiêu chuẩn đường GTNT cấp B theo TCVN 10380:2014, có chiều dài 447,68m, nền đường rộng 4m, mặt đường rộng 3m, móng cấp phối đá dăm, mặt bê tông xi măng, có  cống thoát nước ngang và rãnh thoát nước dọc. Công trình có tổng vốn đầu tư hơn 2 tỷ đồng, trong đó, nguồn vốn viện trợ ODA không hoàn lại của Chính phủ Ai Len hơn 1,999 tỷ đồng, 12 hộ dân hiến 1.823m2 đất (quy đổi thành tiền 38 triệu đồng).

Sau khi hoàn thành và đưa vào sử dụng, công trình giai đoạn 2 đã giúp bà con nhân dân đi lại và sản xuất thuận lợi, không còn vất vả như trước kia- ông Trần Văn Nết đánh giá.

Ông A Đoang (thôn Tu Rằng) cho hay, trước đây vào mùa mưa hàng năm, đoạn đường trên sình lầy, ông phải đi đường khác mới lên được rẫy của mình. Khi làm đường bê tông, gia đình ông tự nguyện hiến 205m2 đất. Bây giờ con đường hoàn thành, mọi người trong thôn đi lại đỡ vất vả, việc vận chuyển nông sản, vật tư sản xuất cũng thuận lợi hơn nhiều.

18 hộ dân ở thôn 4 và thôn 3 (xã Đăk Ui, huyện Đăk Hà) cũng tự nguyện hiến 2.750m2 đất để xây dựng công trình đường GTNT từ thôn 4 đi thôn 3. Công trình có tổng vốn đầu tư hơn 1,746 tỷ đồng, trong đó, nguồn vốn viện trợ ODA không hoàn lại của Chính phủ Ai Len hơn 1,699 tỷ đồng. Công trình có quy mô đầu tư đường GTNT cấp B theo TCVN 10380:2014, dài 873,13m, mặt đường rộng 3m, bê tông dày 18cm…

Ông Trần Đinh Trình - Phó Chủ tịch UBND xã Đăk Ui đánh giá, sau khi đoạn đường từ thôn 4 đi thôn 3 được đổ bê tông, việc đi lại của bà con nhân dân của 7/11 thôn trên địa bàn xã đến 3 khu sản xuất Đăk Nông, Đăk Mát và Đăk Ring, cũng như việc đi lại học hành của các cháu học sinh của thôn 3 và thôn 4 tại các trường ngoài trung tâm xã rất thuận lợi. Nhất là việc thương lái vào tận nhà thu mua nông sản nên giá trị nông sản, vật nuôi tăng lên, bà con rất phấn khởi.

Có đường bê tông mới, việc đi lại và sản xuất của bà con nhân dân xã Đăk Ui rất thuận lợi. Ảnh: ĐT

 

Theo báo cáo từ Ban Dân tộc, các công trình được khởi công xây dựng từ đầu tháng 12/2018 và hoàn thành trước tháng 4/2019. Qua thực tế sử dụng cho thấy, các công trình đều đạt yêu cầu về chất lượng và quan trọng là đáp ứng đúng nhu cầu, nguyện vọng của bà con nhân dân.

Từ hiệu quả trên cho thấy, nguồn vốn viện trợ ODA không hoàn lại của Chính phủ Ai Len đang được sử dụng một cách hiệu quả, góp phần cải thiện hệ thống hạ tầng nông thôn; cải thiện và nâng cao đời sống người dân...     

Đức Thành

   

Các tin khác

  • Lắng nghe tiếng nói từ doanh nghiệp
  • Công nghiệp, thương mại - Động lực thúc đẩy tăng trưởng
  • Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh với công tác truyền thông và phổ biến kiến thức khoa học kỹ thuật
  • Tăng sức cạnh tranh cho nông sản
  • Quan tâm xây dựng sản phẩm OCOP đạt chất lượng cao
  • Người dân phấn khởi vì tỷ lệ sâm Ngọc Linh nảy mầm cao
  • Sự chuyển dịch tích cực của thị trường lao động
  • Nghị quyết 68 và bước đột phá tư duy phát triển kinh tế tư nhân
  • Đề xuất phương án đầu tư dự án xây dựng tuyến đường cao tốc Quảng Ngãi - Kon Tum khoảng 44.355 tỷ đồng
  • Đưa công nghệ bay vào sản xuất nông nghiệp
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hữu Tháp kiểm tra công tác chuẩn bị tổ chức Lễ phát động Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ năm 2025 tại huyện Kon Rẫy
  • Chương trình nghệ thuật kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
  • Không ngừng rèn luyện đạo đức cách mạng theo lời dạy của Bác
  • Tinh thần “thần tốc” trong xóa nhà tạm, nhà dột nát
  • Mong một phép màu cho người thợ xây gặp nạn
  • Thông cáo báo chí số 13, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
  • KẾT LUẬN 155-KL/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ, BAN BÍ THƯ VỀ SẮP XẾP TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH
  • Hội LHPN tỉnh tổ chức Hội nghị điển hình tiên tiến lần thứ V

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Chùm ảnh: Ngọc Linh mùa lúa xanh
  • Chùm ảnh: Người sưu tầm đồ cổ ở Kon Tum
  • Bếp cơm ấm áp tình người
  • Sức hấp dẫn ở thiên đường du lịch Măng Đen

Đất & Người Kon Tum

  • Kỹ nghệ chỉnh âm cồng chiêng của người Xơ Đăng
  • Thời gian qua, dù xã hội có nhiều thay đổi, nhưng cộng đồng người Xơ Đăng trên địa bàn tỉnh vẫn luôn nỗ lực bảo tồn và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, đặc biệt là kỹ thuật chỉnh âm cồng chiêng. Không cầu kỳ, không phô trương, kỹ nghệ này vẫn được người Xơ Đăng nỗ lực gìn giữ, bảo tồn qua các thế hệ.
  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Đâu chỉ là máu xương
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by