• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Tỉnh ủy Kon Tum tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW    Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân    Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện các nghị quyết của Bộ Chính trị    Hoạt động của Đoàn ĐBQH tỉnh trong tuần thứ hai của Kỳ họp lần thứ 9, Quốc hội khóa XV    Truy điệu, an táng 26 liệt sĩ hy sinh tại Lào và Campuchia   

Kinh tế

Tăng cường huy động vốn, tập trung giải quyết nợ xấu

04/07/2019 06:20

Từ đầu năm đến nay, hoạt động huy động vốn tại các ngân hàng thương mại và các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh diễn ra thuận lợi, đạt mức tăng trưởng khá. Các ngân hàng tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm huy động tối đa nguồn vốn nhàn rỗi, nhất là trong khu vực dân cư; tích cực áp dụng các biện pháp xử lý nợ xấu theo tinh thần Nghị quyết số 42/2017/QH14 (Nghị quyết 42), ngày 21/6/2017 của Quốc hội “về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng”.

Theo số liệu thống kê, tổng nguồn vốn huy động toàn địa bàn đến 31/5/2019 đạt 14.430 tỷ đồng, tăng 0,4% (tăng 53 tỷ) so với đầu năm, trong đó tiền gửi kỳ hạn trên 12 tháng chiếm 40% nguồn vốn huy động (bằng 5.700 tỷ đồng).

Điều đáng mừng là nguồn vốn huy động trong tháng 4 và tháng 5 ổn định, đang có xu hướng tăng nhẹ so với các tháng đầu năm. Tăng trưởng huy động vốn đã tạo điều kiện cho các ngân hàng bảo đảm khả năng thanh toán và đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Trên cơ sở bám sát chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước về hoạt động tín dụng và tình hình kinh tế địa phương, các ngân hàng thương mại và các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tích cực thực hiện các giải pháp mở rộng đầu tư tín dụng có hiệu quả đi đôi với kiểm soát chất lượng tín dụng. Vốn tín dụng được tập trung đầu tư trực tiếp cho sản xuất, kinh doanh; cơ cấu cho vay tiếp tục dịch chuyển phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng tập trung đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, phát triển sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

Khách hàng giao dịch tại Ngân hàng Ngoại thương chi nhánh Kon Tum. Ảnh: DL

 

Hiện ngành ngân hàng tỉnh đang tích cực triển khai các giải pháp nhằm cơ cấu lại hệ thống tổ chức tín dụng, xử lý nợ xấu theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Ngân hàng Nhà nước tỉnh tập trung chỉ đạo các tổ chức tín dụng củng cố, chấn chỉnh hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, năng lực cạnh tranh. Đồng thời, tập trung xử lý, tăng cường các biện pháp kiểm soát, nâng cao chất lượng tín dụng, giảm dần hạn chế đầu tư vào các lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Tính đến 31/5/2019, tổng dư nợ tín dụng toàn địa bàn đến ước đạt 29.300 tỷ đồng, so với đầu năm tăng 2,7% (tăng 771 tỷ đồng). Trong đó dư nợ ngắn hạn 16.800 tỷ (chiếm 57% tổng dư nợ); dư nợ trung dài hạn 12.500 tỷ (chiếm 43%). Nợ xấu 550 tỷ đồng, chiếm 1,88% tổng dư nợ. Nợ xấu, chủ yếu tại Agribank Kon Tum, do 02 khách hàng doanh nghiệp tạm thời gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh, mặt hàng lâm sản giảm giá nên chưa trả nợ đúng hạn và các doanh nghiệp này cam kết khắc phục trước 30/6/2019.

Ông Hoàng Minh Tân - Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh cho biết, trong 5 tháng đầu năm, Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng thực hiện Nghị quyết 42 của Quốc hội và Thông tư số 02/2013/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tích cực kiểm soát chất lượng tín dụng, hạn chế phát sinh nợ xấu mới. Các tổ chức tín dụng chủ động triển khai các giải pháp, như đánh giá lại chất lượng và khả năng thu hồi của các khoản nợ để có biện pháp xử lý thích hợp; tăng cường trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu, cơ cấu nợ xấu; hỗ trợ vốn để khách hàng khắc phục khó khăn và phục hồi sản xuất, kinh doanh; bổ sung, hoàn thiện hồ sơ pháp lý tài sản bảo đảm, thu nợ và tăng cường xử lý tài sản bảo đảm…Đồng thời các tổ chức tín dụng trên địa bàn mở rộng tín dụng phù hợp với khả năng nguồn vốn; triển khai kịp thời các quy định của Ngân hàng Nhà nước về lãi suất huy động, lãi suất cho vay, các lĩnh vực được ưu tiên về vốn và lãi suất để các doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn…

Với việc đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu và xử lý nợ xấu, Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh đã góp phần đưa hoạt động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn ngày càng minh bạch, ổn định và phòng ngừa, hạn chế nợ xấu gia tăng trong tương lai để giữ ổn định thị trường tiền tệ trên địa bàn.        

Dương Lê

   

Các tin khác

  • Lắng nghe tiếng nói từ doanh nghiệp
  • Công nghiệp, thương mại - Động lực thúc đẩy tăng trưởng
  • Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh với công tác truyền thông và phổ biến kiến thức khoa học kỹ thuật
  • Tăng sức cạnh tranh cho nông sản
  • Quan tâm xây dựng sản phẩm OCOP đạt chất lượng cao
  • Người dân phấn khởi vì tỷ lệ sâm Ngọc Linh nảy mầm cao
  • Sự chuyển dịch tích cực của thị trường lao động
  • Nghị quyết 68 và bước đột phá tư duy phát triển kinh tế tư nhân
  • Đề xuất phương án đầu tư dự án xây dựng tuyến đường cao tốc Quảng Ngãi - Kon Tum khoảng 44.355 tỷ đồng
  • Đưa công nghệ bay vào sản xuất nông nghiệp
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Thông cáo báo chí số 13, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
  • KẾT LUẬN 155-KL/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ, BAN BÍ THƯ VỀ SẮP XẾP TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH
  • Hội LHPN tỉnh tổ chức Hội nghị điển hình tiên tiến lần thứ V
  • Đăk Glei: Bố trí hơn 5,8ha đất phục vụ chỗ ở ổn định cho người dân di cư tự do
  • Quốc hội chính thức thông qua nghị quyết đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân
  • Tỉnh ủy Kon Tum tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW
  • Hội nghị Triển khai hoạt động hè năm 2025 và Chương trình “Bình dân học vụ số”
  • Chùm ảnh: Ngọc Linh mùa lúa xanh

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Chùm ảnh: Ngọc Linh mùa lúa xanh
  • Chùm ảnh: Người sưu tầm đồ cổ ở Kon Tum
  • Bếp cơm ấm áp tình người
  • Sức hấp dẫn ở thiên đường du lịch Măng Đen

Đất & Người Kon Tum

  • Kỹ nghệ chỉnh âm cồng chiêng của người Xơ Đăng
  • Thời gian qua, dù xã hội có nhiều thay đổi, nhưng cộng đồng người Xơ Đăng trên địa bàn tỉnh vẫn luôn nỗ lực bảo tồn và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, đặc biệt là kỹ thuật chỉnh âm cồng chiêng. Không cầu kỳ, không phô trương, kỹ nghệ này vẫn được người Xơ Đăng nỗ lực gìn giữ, bảo tồn qua các thế hệ.
  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Đâu chỉ là máu xương
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by