• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện các nghị quyết của Bộ Chính trị    Hoạt động của Đoàn ĐBQH tỉnh trong tuần thứ hai của Kỳ họp lần thứ 9, Quốc hội khóa XV    Truy điệu, an táng 26 liệt sĩ hy sinh tại Lào và Campuchia    Quốc hội thảo luận Tổ về các dự án luật    Trao tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho các tập thể, cá nhân nước bạn Lào và Campuchia   

Kinh tế

Tập trung phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững

10/08/2022 13:03

Tỉnh ta đang tập trung triển khai thực hiện Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Qua đó, khai thác hiệu quả lợi thế của từng địa phương, nâng cao thu nhập, chất lượng cuộc sống, vai trò và vị thế người nông dân.

Mục tiêu cơ bản của chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 là tiếp tục khai thác tối đa các tiềm năng, lợi thế để xây dựng nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa, đưa ngành nông nghiệp trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp ngày càng cao cho tổng sản phẩm (GRDP) của tỉnh.

Các loại cây trồng chủ lực được duy trì ổn định. Ảnh: TH

 

Theo đó, tỉnh quyết tâm duy trì tăng trưởng bình quân của nhóm ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản 7,21% trong giai đoạn 2021-2025. Phấn đấu đến năm 2025, nâng diện tích cây ăn quả lên khoảng 10.000ha, hình thành một số vùng mắc ca, phát triển được khoảng 4.500ha sâm Ngọc Linh và khoảng 10.000ha các cây dược liệu khác; nâng tổng đàn gia súc lên khoảng 317.000 con. Đồng thời, phấn đấu trồng mới 15.000ha rừng tập trung, khoanh nuôi phục hồi rừng được ít nhất 7.300ha; nuôi dưỡng làm giàu rừng ít nhất 1.000ha; khai thác và chế biến 520.000 m3 gỗ từ rừng trồng, gỗ cao su thành các sản phẩm có giá trị kinh tế cao. Đến năm 2025, tỉnh ta có ít nhất 4 huyện và thành phố Kon Tum đạt chuẩn nông thôn mới hoặc hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và có ít nhất 60 xã đạt chuẩn xã nông thôn mới.

Để thực hiện mục tiêu đề ra, ngành nông nghiệp và chính quyền các địa phương đang triển khai đồng bộ nhiều nhiệm vụ, giải pháp. Trong đó, chú trọng đổi mới cơ cấu cây trồng; hoàn chỉnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp gắn với lợi thế cạnh tranh và yêu cầu thị trường; ưu tiên phát triển các sản phẩm có lợi thế của từng địa phương cùng với việc xây dựng các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn; đổi mới hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh theo chuỗi giá trị và thúc đẩy hợp tác, liên kết chặt chẽ giữa các địa phương trong tỉnh, kết nối chuỗi giá trị trong tỉnh và trong nước.

Người dân ngày càng chú trọng đưa cơ giới hóa vào sản xuất. Ảnh: TH

 

Bên cạnh đó, tỉnh chú trọng đầu tư nâng cao trình độ cơ giới hóa, tự động hóa đồng bộ từ sản xuất đến thu hoạch, bảo quản, chế biến theo chuỗi giá trị, trước hết đối với các sản phẩm chủ lực của tỉnh; phát triển công nghiệp chế biến, tăng tỷ trọng chế biến sâu để giảm chi phí và nâng cao giá trị nông sản; nâng cao năng lực chế biến, bảo quản và các dịch vụ logistics cho các vùng sản xuất chuyên canh.

Các ngành, các địa phương tập trung tranh thủ các nguốn vốn của Trung ương, huy động các nguồn vốn tại chỗ để  đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông, lâm nghiệp đồng bộ, hiện đại. Từng bước chuyển dần xây dựng các “chuỗi cung ứng nông sản” sang phát triển các “chuỗi giá trị ngành hàng”; phát triển và hướng đến đồng bộ các công cụ phục vụ chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp; số hóa, tạo lập dữ liệu, kết nối, chia sẻ cơ sở dữ liệu ngành, lĩnh vực phục vụ chỉ đạo, điều hành của các cơ quan nhà nước và sản xuất, kinh doanh của người dân, doanh nghiệp; xây dựng và phát triển các mô hình nông nghiệp thông minh. Đồng thời, thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ và giải pháp phòng chống, giảm nhẹ thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng cháy, chữa cháy rừng, bảo vệ môi trường.

Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững xác định người dân nông thôn là chủ thể, trọng tâm phát triển; nâng cao hiệu quả thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới phù hợp với trình độ phát triển, văn hóa và điều kiện cụ thể của từng địa phương. Để làm được điều này, tỉnh chỉ đạo ngành chức năng và chính quyền các cấp tập trung nguồn lực đầu tư cho các xã, các huyện chưa đạt chuẩn nông thôn mới, nhất là các xã an toàn khu, xã đạt dưới 15 tiêu chí; hỗ trợ các xã đã đạt chuẩn nông thôn mới tiếp tục duy trì, hoàn thiện và nâng cao chất lượng các tiêu chí, bảo đảm bền vững. Thực hiện chủ trương đa dạng hóa các nguồn lực để giảm nghèo bền vững; giữ gìn và phát huy những bản sắc văn hóa truyền thống, xây dựng các vùng nông thôn thành những nơi “đáng sống”. 

Các nhiệm vụ và giải pháp xây dựng nông nghiệp, nông thôn bền vững đều nhằm mục tiêu nâng cao đời sống người dân nông thôn, xây dựng nông thôn hiện đại, nông dân văn minh. Đây là một hành trình dài, đòi hỏi sự nỗ lực, sự chung tay hành động của cả hệ thống chính trị và mỗi người dân nông thôn.   

Thiên Hương

   

Các tin khác

  • Công nghiệp, thương mại - Động lực thúc đẩy tăng trưởng
  • Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh với công tác truyền thông và phổ biến kiến thức khoa học kỹ thuật
  • Tăng sức cạnh tranh cho nông sản
  • Quan tâm xây dựng sản phẩm OCOP đạt chất lượng cao
  • Người dân phấn khởi vì tỷ lệ sâm Ngọc Linh nảy mầm cao
  • Sự chuyển dịch tích cực của thị trường lao động
  • Nghị quyết 68 và bước đột phá tư duy phát triển kinh tế tư nhân
  • Đề xuất phương án đầu tư dự án xây dựng tuyến đường cao tốc Quảng Ngãi - Kon Tum khoảng 44.355 tỷ đồng
  • Đưa công nghệ bay vào sản xuất nông nghiệp
  • Tập huấn kỹ năng bán hàng, khởi nghiệp
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Công nghiệp, thương mại - Động lực thúc đẩy tăng trưởng
  • Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh với công tác truyền thông và phổ biến kiến thức khoa học kỹ thuật
  • Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện các nghị quyết của Bộ Chính trị
  • A Thuần học và làm theo Bác từ những điều giản dị
  • Xây dựng đội ngũ trí thức KH&CN tạo động lực phát triển
  • Tăng sức cạnh tranh cho nông sản
  • Hoạt động của Đoàn ĐBQH tỉnh trong tuần thứ hai của Kỳ họp lần thứ 9, Quốc hội khóa XV
  • Thông cáo báo chí số 12, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Chùm ảnh: Người sưu tầm đồ cổ ở Kon Tum
  • Bếp cơm ấm áp tình người
  • Sức hấp dẫn ở thiên đường du lịch Măng Đen
  • Chùm ảnh: Vẻ đẹp mỹ miều của hoạ tiết hoa văn trên cánh đồng mùa gặt

Đất & Người Kon Tum

  • Kỹ nghệ chỉnh âm cồng chiêng của người Xơ Đăng
  • Thời gian qua, dù xã hội có nhiều thay đổi, nhưng cộng đồng người Xơ Đăng trên địa bàn tỉnh vẫn luôn nỗ lực bảo tồn và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, đặc biệt là kỹ thuật chỉnh âm cồng chiêng. Không cầu kỳ, không phô trương, kỹ nghệ này vẫn được người Xơ Đăng nỗ lực gìn giữ, bảo tồn qua các thế hệ.
  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Đâu chỉ là máu xương
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by