• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Truy điệu, an táng 26 liệt sĩ hy sinh tại Lào và Campuchia    Quốc hội thảo luận Tổ về các dự án luật    Trao tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho các tập thể, cá nhân nước bạn Lào và Campuchia    Hội thảo khoa học Các nghiên cứu mới về sâm Ngọc Linh - Thành tựu và ứng dụng    [INFOGRAPHIC] Các bước lấy ý kiến về sửa đổi Hiến pháp năm 2013 trên VNeID   

Kinh tế

Thanh niên Tu Mơ Rông cùng nhau trồng dược liệu

29/06/2018 07:02

​Những loại cây dược liệu quý như sâm Ngọc Linh, hồng đẳng sâm(sâm dây), đương quy, sơn tra, ngũ vị tử… tại huyện Tu Mơ Rông luôn là sự lựa chọn đầu tiên của các nhà thuốc đông y bởi hàm lượng dinh dưỡng cao. Nhằm khai thác triệt để tiềm năng,thế mạnh của địa phương, huyện Tu Mơ Rông đã triển khai nhiều đề án bảo tồn, phát triển các loài cây dược liệu; trong đó lực lượng nòng cốt, tiên phong thực hiện các đề án này là thanh niên trên địa bàn.

Giữ rừng trồng dược liệu

Từ thành phố Kon Tum, tôi phóng xe một mạch đến xã Măng Ri (huyện Tu Mơ Rông). Vượt qua hơn 100km đường đèo núi quanh co và con dốc dựng đứng trên đèo Măng Rơi, sau gần 4 giờ đồng hồ tôi cũng đến được Măng Ri. Không khí ở đây mát lạnh cứ như đang ở vườn thông Đà Lạt, tôi hít căng lồng ngực bầu không khí tinh khiết.

Một ý nghĩ ngộ nghĩnh bỗng thoáng qua trong đầu tôi. Tôi ví Măng Ri như chiếc máy điều hòa khổng lồ - máy điều hòa của rừng xanh. Nơi đây là vùng căn cứ cách mạng Tỉnh ủy Kon Tum trong những năm kháng chiến và đây là thủ phủ của nhiều loại cây dược liệu.

Bí thư xã đoàn Măng Ri A Nhoai (bên phải) chăm sóc vườn sâm dây của mình

 

Tôi còn nhớ như in cuộc gặp 2 năm trước với Chủ tịch UBND xã Măng Ri - Nguyễn Bá Thành. Khi ấy, anh Thành thông tin, đầu năm 2017, Huyện đoàn Tu Mơ Rông phát động mô hình trồng sâm dây (hồng đẳng sâm) cho thanh niên 11 xã trên địa bàn. Bí thư đoàn Xã Măng Ri 30 tuổi A Nhoai (sinh năm 1986) là ngọn cờ tiên phong, đi vào bới lá rừng tìm hạt sâm dây mang về gieo trồng trên mảnh đất hơn 2.000m2 được UBND xã Măng Ri cấp cạnh khu căn cứ cách mạng. Điều đó đã cuốn hút tôi - một người làm báo, khiến tôi chú ý và dõi theo những kết quả đạt được của mô hình này thông qua sự liên lạc với những người quen sống trên địa bàn.

Và hiện nay vườn sây dây ấy đã và đang phát triển tốt.

Hôm nay - một ngày đầu tháng Sáu, chúng tôi lại tìm về Măng Ri. A Nhoai dẫn chúng tôi “mục sở thị” vườn sâm của mình.

Trải qua khoảng 2km lội bộ và leo núi, tôi chứng kiến nhiều khu rừng già với cây cổ thụ 4 người ôm mới đến mô hình sâm dây của A Nhoai - chàng thanh niên Bí thư Đoàn xã Măng Ri.

A Nhoai thông tin vụ đầu tiên với giá 100 nghìn đồng/kg, mỗi sào ước tính đạt 5 tạ. Tổng thu nhập là hơn 100 triệu đồng. Với thành quả gặt hái được sau mùa đầu tiên, A Nhoai rất muốn “làm tới”. Anh cho biết sẽ tiếp tục xin UBND xã Măng Ri cấp thêm 1,5ha đất rừng để mở rộng diện tích, trồng thêm sâm Ngọc Linh và các loại cây dược liệu để bảo vệ rừng.

Theo A Nhoai, 30 củ sâm dây đạt 1kg sẽ thích hợp để thu hoạch. Ngoài việc thu hoạch củ, A Nhoai tích trữ nguồn giống để nhân rộng diện tích. “Sâm dây có ưu điểm là dễ chăm sóc. Bởi vậy, mình vừa có thể lo công việc trên xã vừa phát triển kinh tế” - A Nhoai phấn khởi nói với tôi.

Là nông dân tiêu biểu của huyện Tu Mơ Rông, từng nhận nhiều bằng khen khác nhau từ Hội Nông dân Việt Nam với sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu sâm Ngọc Linh, Chủ tịch Hội Nông dân xã Tê Xăng - ông A Hình (54 tuổi) luôn là điểm đến đầu tiên được thanh niên các xã lân cận tìm đến để học hỏi kinh nghiệm trồng sâm, hoặc các loại cây dược liệu phát triển bất thường.

Ông A Hình chia sẻ, những năm 1980 người dân nơi đây kiếm sâm Ngọc Linh rất dễ dàng, chỉ cần trèo núi 1 giờ đồng hồ là mang về cả gùi sâm Ngọc Linh. Lúc đó, sâm Ngọc Linh chưa có giá trị, cả gùi 10kg chỉ đổi được một đôi “dép tông Lào” hay 1kg cá khô. Ngoài ra, sâm Ngọc Linh còn được người dân đun nước uống. Nhiều đợt người dân đi lấy tràn lan nhưng thương lái không về mua nên vứt bừa bãi quanh nhà. Từ năm 2001 giá sâm đắt đỏ, người dân lại vào rừng mót từng củ nhỏ bằng ngón tay về trồng.

Ông A Hình phải cùng những người thân trong gia đình làm chòi thay phiên nhau túc trực ngày đêm để bảo vệ hơn 2.000 cây sâm Ngọc Linh của gia đình trồng. Quanh vùng trồng sâm được gia đình ông rào dây thép gai kiên cố, bẫy chông. Bởi, ngoài việc chống trộm, người trồng sâm Ngọc Linh còn phải đối diện với những con chuột chỉ thích ăn củ sâm Ngọc Linh, được người dân nơi đây gọi là “chuột quý tộc”. Để diệt loài vật này, người dân phải đặt bẫy xung quanh vườn sâm của mình.

“Khác với những cây dược liệu khác, sâm Ngọc Linh rất khó chăm sóc. Mình luôn nhắc với thanh niên trên địa bàn huyện rằng là chọn tán rừng nhiều bóng mát, sâm sẽ sinh trưởng tốt. Nếu bỏ phân hóa học cây sẽ chết. Trước khi nhân giống, phải ngâm hạt giống sâm Ngọc Linh vào nước tỏi khoảng 1 giờ đồng hồ, làm như vậy tỉ lệ nảy mầm rất cao” - Ông A Hình chia sẻ kinh nghiệm và cho biết người dân sợ nhất là bệnh vàng lá khiến cây còi cọc, bệnh thối củ ở sâm Ngọc Linh.

Ông Nguyễn Bá Thành cho biết, trên địa bàn xã có 487 hộ, trong đó 80% bà con trồng cây dược liệu. Riêng bà con hai thôn Đăk Rơ và Long Láy trồng cây dược liệu quanh khu căn cứ cách mạng với tổng diện tích hơn 5ha. Tới đây, xã Măng Ri sẽ mở rộng diện tích lên khoảng 50ha giao khoán cho bà con, đặc biệt là thanh niên trồng cây dược liệu để bảo vệ rừng; mỗi thôn còn được nhận 60 triệu/năm kinh phí bảo vệ rừng. Từ khi người dân trồng các loại cây dược liệu kết hợp với bảo vệ rừng thì không còn xảy ra tình trạng phá rừng. Bởi người dân đều muốn bảo vệ rừng nhằm trồng sâm, nên gặp lâm tặc sẽ báo cho chính quyền, hoặc họ sẽ gọi nhau trực tiếp đến ngăn cản.

Bảo vệ nguồn gen

Trao đổi với chúng tôi, ông Vương Văn Mười - Phó Chủ tịch UBND huyện Tu Mơ Rông cho biết: Huyện đang tích cực phát triển cây dược liệu trên địa bàn với mục tiêu bảo tồn, phát triển các loại sâm, tạo ra những sản phẩm chất lượng nhất gắn với phát triển du lịch, đáp ứng nhu cầu của khách khi đến du lịch tại địa phương. Đến với Tu Mơ Rông du khách không phải bận tâm về chất lượng sâm, hay tình trạng sâm giả. Định hướng của huyện là bảo tồn và phát triển, không quảng bá sản phẩm. Vì mục tiêu của tỉnh Kon Tum đến năm 2020 sẽ phát triển đạt 500ha sâm Ngọc Linh, đến năm 2025 đạt 1.000ha, từ đó sẽ chế biến sâm thành các sản phẩm khác nhau. Huyện không quảng bá sản phẩm, bởi hiện nay việc nhân giống vẫn bằng củ, vì việc nghiên cứu nuôi cấy mô chưa thành công, khi đạt đủ số lượng diện tích sẽ kinh doanh…

“Hiện nay trên địa bàn không có cơ sở nào bán các sản phẩm từ sâm Ngọc Linh. Ai cần mua phải vào tận các thôn làng rồi nhờ chủ vườn bán cho một vài củ, nhiều họ cũng sẽ không bán”- Ông Mười khẳng định.

Đồng thời, ông Mười thông tin với chúng tôi, qua nghiên cứu cho thấy, địa bàn huyện Tu Mơ Rông có khí hậu, độ cao phù hợp nên củ sâm cho hàm lượng dinh dưỡng cao.

Sâm Ngọc Linh được trồng dưới tán rừng ở xã Măng Ri

 

Cũng theo ông Mười, hàng năm tỉnh đều chỉ đạo Sở NN&PTNT, Sở Y tế phối hợp với UBND huyện về kiểm nghiệm nguồn gốc giống sâm; nếu phát hiện cây lạ sẽ lấy mẫu, tiêu hủy cả một vùng liên quan.

Hiện tại, trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông có 328ha sâm Ngọc Linh, 32 ha sâm dây, 33 ha đương quy... trồng dưới tán rừng, hiện tại đang phát triển tốt. Riêng các xã Măng Ri, Tê Xăng, Ngọc Lây sẽ phát triển cây dược liệu theo đề án của Huyện đoàn Tu Mơ Rông. Đề án này được huyện triển khai xuống xã, sau đó xã triển khai xuống làng thanh niên lập nghiệp. Đối với doanh nghiệp muốn phát triển cây dược liệu tại đây, huyện Tu Mơ Rông yêu cầu phải chứng minh về mặt tài chính, chứng minh được nguồn gốc sâm thì mới cho trồng…

Theo Phó Bí thư Huyện đoàn Tu Mơ Rông - A Trung, đề án “Phát triển cây dược liệu trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông giai đoạn 2018-2022, định hướng đến 2027” của Huyện đoàn Tu Mơ Rông xác định thanh niên làm nòng cốt do địa hình phức tạp, chia cắt nhiều bởi các sông suối, hợp thủy và núi cao. Với tổng diện tích tự nhiên gần 86.000ha, để phát huy hết lợi thế về tài nguyên rừng thì phải đẩy mạnh công tác giao rừng, giao khoán bảo vệ rừng, nhằm khai thác hợp lý, cải tạo rừng và trồng rừng, kết hợp các biện pháp hỗ trợ qua đó nâng cao đời sống dân cư khu vực gần rừng. Từ điều kiện rừng sẵn có sẽ phát triển các loại cây dược liệu.

Ngoài ra, đề án của Huyện đoàn Tu Mơ Rông cũng đã vạch rõ đặc tính, phương pháp trồng, đầu ra của từng loại cây dược liệu...

Hiện, thanh niên trên địa bàn Tu Mơ Rông đang tích cực tận dụng lợi thế về vùng đất của các loại dược liệu để phát triển kinh tế hộ gia đình, bảo vệ và bảo tồn, phát triển các loại dược liệu quý nhằm góp phần thúc đẩy kinh tế- xã hội địa phương ngày càng phát triển, giúp người dân thoát nghèo nhanh và bền vững...

Bài và ảnh: Phúc Nguyên –Tiền Lê

   

Các tin khác

  • Quan tâm xây dựng sản phẩm OCOP đạt chất lượng cao
  • Người dân phấn khởi vì tỷ lệ sâm Ngọc Linh nảy mầm cao
  • Sự chuyển dịch tích cực của thị trường lao động
  • Nghị quyết 68 và bước đột phá tư duy phát triển kinh tế tư nhân
  • Đề xuất phương án đầu tư dự án xây dựng tuyến đường cao tốc Quảng Ngãi - Kon Tum khoảng 44.355 tỷ đồng
  • Đưa công nghệ bay vào sản xuất nông nghiệp
  • Tập huấn kỹ năng bán hàng, khởi nghiệp
  • Hoàn thành đầu tư xây dựng kè chống sạt lở Đăk Snghé
  • Nâng cao giá trị trái cây qua chế biến
  • Lan tỏa phong trào khởi nghiệp trong thanh niên người DTTS
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Thông cáo báo chí số 12, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
  • Gặp mặt kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Tiểu đoàn 304
  • Hội thao Báo chí khu vực Tây Nguyên mở rộng năm 2025 diễn ra thành công tốt đẹp
  • Hội nghị triển khai các nhiệm vụ liên quan Đề án sáp nhập tỉnh trên lĩnh vực giáo dục và đào tạo
  • Phiên họp lần thứ hai Ban Chỉ đạo của Chính phủ về phát triển KHCN, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06
  • Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa cồng chiêng
  • Thầy giáo đa tài
  • An toàn là bạn

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Chùm ảnh: Người sưu tầm đồ cổ ở Kon Tum
  • Bếp cơm ấm áp tình người
  • Sức hấp dẫn ở thiên đường du lịch Măng Đen
  • Chùm ảnh: Vẻ đẹp mỹ miều của hoạ tiết hoa văn trên cánh đồng mùa gặt

Đất & Người Kon Tum

  • Kỹ nghệ chỉnh âm cồng chiêng của người Xơ Đăng
  • Thời gian qua, dù xã hội có nhiều thay đổi, nhưng cộng đồng người Xơ Đăng trên địa bàn tỉnh vẫn luôn nỗ lực bảo tồn và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, đặc biệt là kỹ thuật chỉnh âm cồng chiêng. Không cầu kỳ, không phô trương, kỹ nghệ này vẫn được người Xơ Đăng nỗ lực gìn giữ, bảo tồn qua các thế hệ.
  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Đâu chỉ là máu xương
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by