• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Lễ tưởng niệm 55 năm ngày các chiến sĩ Trung đoàn 209 hy sinh tại Chư Tan Kra    Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Tuấn gặp gỡ, đối thoại với thanh niên    UBND tỉnh và Tập đoàn Viettel ký kết Thỏa thuận hợp tác chuyển đổi số    Phó Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Hòa thăm, tặng hoa Tỉnh đoàn    Nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Hòa Bình tặng cờ Tổ quốc tại huyện Ngọc Hồi   

Kinh tế

Tháo gỡ những bất cập ảnh hưởng đến việc bảo vệ rừng

05/08/2016 06:27

Từ nhiều năm nay, trong công tác quản lý bảo vệ rừng (QLBVR), việc thi hành các văn bản pháp luật của nhà nước vào việc xử lý các vấn đề khai thác rừng, phá rừng trái phép… còn nhiều bất cập, ảnh hưởng đến công tác QLBVR ở địa phương.

Theo ông Nguyễn Tấn Liêm - Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh, các đối tượng khai thác gỗ trái pháp luật thường khai thác trong khung xử phạt hành chính, ít khi khai thác vượt khung này để khi bị phát hiện không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Chẳng hạn, theo Nghị định 32/2006/NĐ-CP ngày 30/3/2006 của Chính phủ “về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm”, thì gỗ trắc, cẩm lai, pơ mu được xếp vào nhóm IIA - tức thực vật rừng hạn chế khai thác, sử dụng.

Theo Điều 12, Nghị định 157/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013 của Chính phủ “quy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản”, mức cao nhất trong khung xử phạt khai thác gỗ nhóm IIA trái phép là từ 100 - 200 triệu đồng với khối lượng gỗ tương ứng ở từng loại rừng, như sau: Từ trên 7m3 - 12,5m3 (đối với rừng sản xuất), trên 5m3 - 10m3 (đối với rừng phòng hộ), trên 2,5m3 - 5m3 (đối với rừng đặc dụng).

Nắm bắt quy định này, các đối tượng và người dân thường khai thác gỗ trong khung xử phạt hành chính để khỏi bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Theo Chi cục Kiểm lâm tỉnh, mức phạt trên là không nhẹ, tuy nhiên, khi bị phát hiện các đối tượng khai thác thường “bỏ của chạy lấy người” và vụ việc trở thành vô chủ. Vì vậy, các cơ quan chức năng thường chỉ thu giữ tang vật, không phạt được các đối tượng và không thu được tiền phạt.  

Cũng tương tự như vậy, ở Điều 20 của Nghị định 157 nói về phá rừng trái pháp luật, mức cao nhất trong khung xử phạt là từ 30-50 triệu đồng đối với trường hợp sau: phá 0,3 - 0,5ha (đối với rừng sản xuất), 0,2 - 0,3ha (đối với rừng phòng hộ), 0,07-0,10ha (đối với rừng đặc dụng). Phá rừng trên khung này, người phá rừng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Nắm bắt quy định này, khi phá rừng làm nương rẫy trái phép, các đối tượng thường phát ở diện tích nằm trong khung xử phạt hành chính. Nếu bị phát hiện xử phạt hành chính, các đối tượng không có tiền nộp phạt, các cơ quan chức năng thực thi pháp luật cũng đành “bó tay”.

Trong trường hợp cương quyết và cứng rắn hơn, các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương tiến hành cưỡng chế, nhưng trong nhà đối tượng thường không có gì đáng giá để có thể bán đấu giá, thu tiền xử phạt và thực hiện theo quyết định cưỡng chế. Vì vậy, biện pháp này vừa tốn công, tốn sức lại cũng không khả thi.

Việc các cơ quan quản lý nhà nước và chính quyền địa phương không thu được tiền phạt phá rừng trái pháp luật khiến bà con lờn luật và thường hay tái phạm.

Các lực lượng phối hợp tuần tra bảo vệ rừng ở huyện Đăk Glei. Ảnh: V.N

 

Trước những yêu cầu thực tế đặt ra, ông Liêm đề nghị Sở NN&PTNT, UBND tỉnh kiến nghị với Trung ương sửa đổi Nghị định 32 chuyển các loài cây gỗ quý hiếm nhóm IIA như đã nói ở trên sang nhóm gỗ IA - tức là thực vật rừng nghiêm cấm khai thác sử dụng vì mục đích thương mại.

Đồng thời giảm khối lượng gỗ ở khung xử lý hình sự đối với hành vi khai thác, vận chuyển các loài gỗ quý hiếm nhóm IA, hoặc xác định giá trị tang vật để định khung xử lý hình sự đối với loài gỗ quý hiếm nhằm tăng cường răn đe, giáo dục, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác QLBVR.

Ngay cả với gỗ thông thường, cũng phải giảm khối lượng vi phạm trong khung xử lý hình sự và tăng mức hình phạt nặng hơn để răn đen, ngăn chặn các đối tượng vi phạm.

Còn đối với hành vi phá rừng làm nương rẫy, ông Liêm đề nghị trong khung xử lý hình sự cũng giảm diện tích vi phạm để tăng cường tính răn đe, giáo dục và ngăn chặn người dân vi phạm lâm luật hiệu quả hơn.

Văn Nhiên

   

Các tin khác

  • Tín hiệu tích cực trong thu hút đầu tư
  • Thử sức trồng quýt đường ở Tu Mơ Rông
  • Đẩy mạnh cho vay tín dụng theo Nghị quyết số 11 của Chính phủ
  • PC Kon Tum đảm bảo cấp điện mùa nắng nóng
  • Mệnh lệnh giữ rừng
  • Triển vọng từ phát triển mắc ca ở Đăk Tô
  • Kon Rẫy chủ động phòng, chống cháy rừng
  • Căng sức phòng, chống cháy rừng
  • Băn khoăn định giá đất
  • Vườn Quốc gia Chư Mom Ray làm tốt công tác quản lý, bảo vệ rừng
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Xã Diên Bình: Rác thải ven Quốc lộ 14 đã được thu dọn
  • Thêm một nạn nhân tử vong trong vụ nổ đầu đạn ở huyện Đăk Hà
  • Gỡ “điểm nghẽn” để thúc đẩy phát triển
  • Nêu gương trong học tập và làm theo Bác
  • Dưới mặt đất hiền lành - Bài 3: Để mặt đất trở lại hiền hòa
  • Tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác đưa người đi xuất khẩu lao động
  • Hội nghị Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh khóa X, nhiệm kỳ 2019-2024
  • Chương trình “Tháng Ba biên giới” tại xã Đăk Xú

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Gỡ “điểm nghẽn” để thúc đẩy phát triển
  • Chùm ảnh: Xanh mát giữa nắng tháng Ba
  • “Điểm tựa” của làng
  • Đam mê với sản phẩm OCOP

Đất & Người Kon Tum

  • Độc đáo “hơ gọ” của người Xơ Đăng
  • Rong ruổi trên hành trình đến với các thôn làng, một lần, tôi được bà con Xơ Đăng ở làng Đăk Tăng (xã Đăk Tăng, huyện Kon Plông) chiêu đãi món “hơ gọ”- tức nõn chuối nấu thịt gác bếp. Dù chỉ một lần thưởng thức, nhưng món ăn độc đáo ấy đã để lại trong tôi những dư vị khó quên.
  • Nghệ nhân nặng lòng với văn hóa dân gian
  • Lớp học đàn t’rưng bên cầu Kon Klor
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Tổng Biên tập: Nguyễn Mạnh Hồng
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by