• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Tỉnh ủy Kon Tum tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW    Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân    Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện các nghị quyết của Bộ Chính trị    Hoạt động của Đoàn ĐBQH tỉnh trong tuần thứ hai của Kỳ họp lần thứ 9, Quốc hội khóa XV    Truy điệu, an táng 26 liệt sĩ hy sinh tại Lào và Campuchia   

Kinh tế

Thị trường cây giống vào mùa

26/05/2019 06:33

Mùa mưa đến chính là lúc thị trường cây giống vào mùa. Năm nay, các loại giống cây vô cùng phong phú về chủng loại, giá cả cũng rất đa dạng giúp người dân có nhiều lựa chọn giống cây cho vụ sản xuất mới.

Khảo sát của phóng viên Báo Kon Tum tại một số địa phương như thành phố Kon Tum, huyện Đăk Hà…, hiện các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng đều tất bật chuẩn bị nguồn hàng để phục vụ nhu cầu mua giống cây trồng vụ mới của người dân.

Sau một vài cơn mưa đầu mùa, việc mua bán cây giống bắt đầu sôi động. Thị trường cây giống năm nay vô cùng đa dạng từ các loại cây công nghiệp (cà phê, cao su, bời lời…); cây ăn trái (bơ, sầu riêng, mít Thái, xoài, cam, quýt…) đến các loại cây cảnh. Trong đó, một số giống cây ăn trái như bơ, sầu riêng được khá nhiều người tìm mua; bởi hiện nay ở nhiều nơi, phong trào trồng cây ăn trái xen canh trong vườn cà phê đang được người dân mở rộng.

Người dân chọn mua các loại cây giống. Ảnh: NT

 

Đa số người dân thường chọn các loại cây ghép để nhanh cho ra trái. Giá cả các loại giống cây này cũng nhiều mức khác nhau; cùng một giống cây nhưng các cơ sở ươm cây giống trên địa bàn tỉnh cung cấp thì giá rẻ hơn, loại nhập từ các tỉnh Gia Lai, Đăk Lăk, miền Tây… về tỉnh ta tiêu thụ có giá cao hơn.

Bên cạnh đó, các loại cây cảnh cũng được khá nhiều người quan tâm. Theo các chủ cơ sở bán cây cảnh trên địa bàn thành phố Kon Tum, khi điều kiện sống của người dân được nâng lên, nhà cửa được xây dựng khang trang hơn thì nhu cầu mua các loại cây cảnh về trồng, chưng trong nhà ngày càng nhiều. Các loại giống cây cảnh có sức mua cao nhất là hồng, phát tài, trầu bà, sống đời…

Cùng với cây ăn trái và cây cảnh thì các loại giống cây công nghiệp vẫn là những mặt hàng có sức tiêu thụ cao trong “mùa xuống giống” ở địa bàn tỉnh ta. Nếu như giống cây ăn trái phần lớn được nhập về từ các tỉnh, thành khác thì giống cây cà phê, bời lời, cao su trên thị trường hầu như được các vườn ươm trong tỉnh cung ứng. Cũng vì thế mà giá bán các loại giống cây này tương đối “mềm”. Chẳng hạn, giống cà phê ươm 2 năm được bán với giá khoảng 17.000 -  18.000 đồng/cây, cà phê 1 năm 3.500  - 4.000 đồng/cây, bời lời 800 - 1.000 đồng/cây, tiêu 6.000 - 7.000 đồng/dây...

Riêng giống cao su năm nay vẫn tiếp tục “ế hàng”, một phần vì nông dân không còn mặn mà với loại cây trồng này nữa khi mà giá mủ cao su vẫn chưa có dấu hiệu khởi sắc; gỗ cây cao su thời gian gần đây cũng xuống dốc; một phần vì quỹ đất phát triển loại cây này không còn nhiều. Hiện cây cao su giống có giá khoảng 4.000 – 5.000 đồng/bầu.

Mưa xuống cũng là thời điểm nông dân trên địa bàn tỉnh chuẩn bị giống mì trồng cho vụ mùa mới. Vì vậy, thị trường hom mì giống hiện cũng khá sôi động. Nếu như trước đây, đa phần giống mì đều được người dân tự để từ vụ này qua vụ khác thì 2 năm trở lại đây, phần lớn người trồng đang tìm mua các loại giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt và khả năng kháng bệnh cao như KM419, KM140 để thay thế các giống cũ đã thoái hóa. Hiện, giá hom mì giống được người dân bán ra vào khoảng 1.500 - 1.700 đồng/cây. Để trồng được 1ha, cần từ 12.000 đến 16.000 hom giống (tùy mật độ trồng) tương đương với mức đầu tư khoảng 2 - 2,5 triệu đồng/ha.

Giống cây là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến hiệu quả sản xuất. Sự đa dạng, phong phú của thị trường là điều thuận lợi giúp người nông dân có nhiều lựa chọn. Tuy nhiên, đây cũng là điều khiến người dân không khỏi lo lắng vì không thể biết được loại giống nào chất lượng. Do vậy, các ngành chức năng cần đẩy mạnh tuyên truyền để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cơ sở cung ứng cây giống; có những định hướng trong quy hoạch, phát triển vùng sản xuất đáp ứng thị trường; khuyến khích người dân gieo trồng các loại giống cây phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng, cho năng suất cao; đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, giám sát về chất lượng để tránh thiệt hại cho người nông dân.

          Ngọc Thắng

   

Các tin khác

  • Lắng nghe tiếng nói từ doanh nghiệp
  • Công nghiệp, thương mại - Động lực thúc đẩy tăng trưởng
  • Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh với công tác truyền thông và phổ biến kiến thức khoa học kỹ thuật
  • Tăng sức cạnh tranh cho nông sản
  • Quan tâm xây dựng sản phẩm OCOP đạt chất lượng cao
  • Người dân phấn khởi vì tỷ lệ sâm Ngọc Linh nảy mầm cao
  • Sự chuyển dịch tích cực của thị trường lao động
  • Nghị quyết 68 và bước đột phá tư duy phát triển kinh tế tư nhân
  • Đề xuất phương án đầu tư dự án xây dựng tuyến đường cao tốc Quảng Ngãi - Kon Tum khoảng 44.355 tỷ đồng
  • Đưa công nghệ bay vào sản xuất nông nghiệp
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • KẾT LUẬN 155-KL/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ, BAN BÍ THƯ VỀ SẮP XẾP TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH
  • Hội LHPN tỉnh tổ chức Hội nghị điển hình tiên tiến lần thứ V
  • Đăk Glei: Bố trí hơn 5,8ha đất phục vụ chỗ ở ổn định cho người dân di cư tự do
  • Quốc hội chính thức thông qua nghị quyết đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân
  • Tỉnh ủy Kon Tum tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW
  • Hội nghị Triển khai hoạt động hè năm 2025 và Chương trình “Bình dân học vụ số”
  • Chùm ảnh: Ngọc Linh mùa lúa xanh
  • Thấm sâu lời Bác dạy

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Chùm ảnh: Ngọc Linh mùa lúa xanh
  • Chùm ảnh: Người sưu tầm đồ cổ ở Kon Tum
  • Bếp cơm ấm áp tình người
  • Sức hấp dẫn ở thiên đường du lịch Măng Đen

Đất & Người Kon Tum

  • Kỹ nghệ chỉnh âm cồng chiêng của người Xơ Đăng
  • Thời gian qua, dù xã hội có nhiều thay đổi, nhưng cộng đồng người Xơ Đăng trên địa bàn tỉnh vẫn luôn nỗ lực bảo tồn và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, đặc biệt là kỹ thuật chỉnh âm cồng chiêng. Không cầu kỳ, không phô trương, kỹ nghệ này vẫn được người Xơ Đăng nỗ lực gìn giữ, bảo tồn qua các thế hệ.
  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Đâu chỉ là máu xương
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by