• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện các nghị quyết của Bộ Chính trị    Hoạt động của Đoàn ĐBQH tỉnh trong tuần thứ hai của Kỳ họp lần thứ 9, Quốc hội khóa XV    Truy điệu, an táng 26 liệt sĩ hy sinh tại Lào và Campuchia    Quốc hội thảo luận Tổ về các dự án luật    Trao tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho các tập thể, cá nhân nước bạn Lào và Campuchia   

Kinh tế

Thị trường hàng hoá sau Tết: Từng bước ổn định

13/02/2019 06:30

Từ ngày mùng 3 Tết, nhiều chợ trên địa bàn các huyện, thành phố trong tỉnh hoạt động nhộn nhịp trở lại. Giá cả hầu hết các mặt hàng thiết yếu đều ở mức ổn định, không có biến động lớn, ngoại trừ một vài mặt hàng tươi sống có mức tăng nhẹ.

Theo khảo sát của phóng viên Báo Kon Tum, tại các chợ dân sinh, giá các mặt hàng thiết yếu, phục vụ cúng lễ chỉ tăng nhẹ vào các ngày cận Tết và trong vài ngày Tết, sau đó đã dần trở lại bình thường vào mùng 4, 5 Tết. Tại các siêu thị, mức giá cơ bản được giữ ổn định cả trước, sau Tết.

Nếu như ngày 29, 30 và mùng 2, 3 Tết, giá các mặt hàng thực phẩm tươi sống tăng nhẹ so với ngày thường từ 5.000 đồng – 10.000 đồng/kg thì đến hiện tại, giá cả trở lại mức bình thường.

Chẳng hạn như: Giá thịt heo đùi là 90.000 đồng/kg, thịt ba chỉ là 75.000 đồng/kg, sườn có giá khoảng 100.000 đồng/kg; giá thịt bò dao động ở mức 230.000 – 250.000 đồng/kg, gà ta được bán với giá từ 130.000 – 140.000 đồng/kg, ngang bằng mức giá của nửa đầu tháng Chạp năm Mậu Tuất.

Thủy hải sản là nhóm hàng hóa được người tiêu dùng lựa chọn nhiều những ngày sau Tết, nhưng giá cả cũng chỉ biến động rất ít so với ngày thường.

Điển hình như giá cá lóc nuôi chỉ vào khoảng 65.000 – 70.000 đồng/kg, cá lóc đồng khoảng 100.000 – 110.000 đồng/kg, cá diêu hồng từ 50.000 – 60.000 đồng/kg, cá rô phi từ 50.000 – 60.000 đồng/kg, cá trắm ở mức 80.000 – 90.000 đồng/kg; giá tôm từ 170.000 – 200.000 đồng/kg tuỳ theo loại và kích cỡ… Trung bình, giá các mặt hàng thuỷ hải sản tăng khoảng 5.000 – 10.000 đồng/kg.

Sau Tết giá cả hàng hoá đã dần ổn định trở lại. Ảnh: N.T

 

Riêng các mặt hàng rau quả, hoa tươi những ngày giáp Tết liên tục biến động, nhưng sau Tết dần dần ổn định trở lại. Cụ thể, như giá một số loại rau xanh trong phiên chợ ngày mùng 6 tháng Giêng như sau: bắp sú từ 12.000 - 15.000 đồng/kg; đậu côve, dưa leo có giá khoảng 12.000 - 15.000 đồng/kg; súp lơ 20.000 đồng/kg, xà lách khoảng 10.000 - 12.000 đồng/kg; cải cúc, mùng tơi, cải ngọt dao động trong khoảng 5.000 – 6.000 đồng/bó...giảm từ 20 – 30% giá so với những ngày cận Tết. Các loại trái cây như xoài, cam, quýt có giá bán từ 35.000 -  45.000 đồng/kg (tuỳ loại)...chỉ bằng 2/3 mức giá bán trong ngày 29,30 Tết. Mặt hàng hoá tươi có mức giảm giá sâu nhất, như hoa dơn hiện chỉ còn ở mức 20.000 -25.000 đồng/chục, giảm từ 50.000 – 60.000 đồng/chục; cúc chén, cúc lưới Đà Lạt bán ra từ 30.000 – 35.000 đồng/chục, giảm khoảng 25.000 đồng/chục so với giá bán ngày 30 Tết....

Từ ngày mùng 4 Tết, các siêu thị bắt đầu mở cửa hoạt động với đầy đủ hàng hoá thực phẩm, trái cây, các mặt hàng thiết yếu. Đặc biệt, giá cả hàng hoá được các siêu thị bán ra khá dễ chịu chỉ tương đương thậm chí thấp hơn so với ở ngoài chợ nên thu hút khá đông người mua. Mặt khác, hệ thống siêu thị còn được nhiều người tiêu dùng chọn lựa bởi người dân tin tưởng về nguồn gốc, xuất xứ của hàng hoá cũng như các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm và thực hiện bình ổn giá ...

Nhìn chung, so với những năm trước, thị trường hàng hoá trong tỉnh sau Tết Nguyên đán Kỷ Hợi tương đối ổn định. Nguyên nhân là do nguồn cung dồi dào, các doanh nghiệp, thương nhân ngày càng tích cực và chủ động dự trữ nguồn hàng để phục vụ nhu cầu của người dân nên không xảy ra tình trạng khan hiếm hàng hoá. Bên cạnh đó, việc thực hiện chương trình bình ổn thị trường dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán của tỉnh cũng đã góp phần ổn định giá cả thị trường.

Giá cả thị trường đã dần về mức bình ổn, song theo ghi nhận của phóng viên sức mua hàng hoá của người dân chưa cao bởi nhiều gia đình vẫn còn thực phẩm dự trữ cùng với việc một số người đang tranh thủ đi du lịch, chơi xuân nên chưa có nhu cầu mua sắm.

Lâu nay, sau Tết, người tiêu dùng luôn phấp phỏng lo lắng việc giá cả hàng hoá leo thang và một khi đã tăng thì khó có thể giảm trở lại như bình thường, nên có thể nói, việc thị trường nhanh chóng ổn định trở lại ngay sau Tết là một tín hiệu vui. Hiện các lực lượng chức năng cũng vẫn tiếp tục tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, kiềm chế tăng giá càng làm người tiêu dùng yên tâm hơn.

            Ngọc Thắng

   

Các tin khác

  • Công nghiệp, thương mại - Động lực thúc đẩy tăng trưởng
  • Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh với công tác truyền thông và phổ biến kiến thức khoa học kỹ thuật
  • Tăng sức cạnh tranh cho nông sản
  • Quan tâm xây dựng sản phẩm OCOP đạt chất lượng cao
  • Người dân phấn khởi vì tỷ lệ sâm Ngọc Linh nảy mầm cao
  • Sự chuyển dịch tích cực của thị trường lao động
  • Nghị quyết 68 và bước đột phá tư duy phát triển kinh tế tư nhân
  • Đề xuất phương án đầu tư dự án xây dựng tuyến đường cao tốc Quảng Ngãi - Kon Tum khoảng 44.355 tỷ đồng
  • Đưa công nghệ bay vào sản xuất nông nghiệp
  • Tập huấn kỹ năng bán hàng, khởi nghiệp
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Công nghiệp, thương mại - Động lực thúc đẩy tăng trưởng
  • Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh với công tác truyền thông và phổ biến kiến thức khoa học kỹ thuật
  • Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện các nghị quyết của Bộ Chính trị
  • A Thuần học và làm theo Bác từ những điều giản dị
  • Xây dựng đội ngũ trí thức KH&CN tạo động lực phát triển
  • Tăng sức cạnh tranh cho nông sản
  • Hoạt động của Đoàn ĐBQH tỉnh trong tuần thứ hai của Kỳ họp lần thứ 9, Quốc hội khóa XV
  • Thông cáo báo chí số 12, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Chùm ảnh: Người sưu tầm đồ cổ ở Kon Tum
  • Bếp cơm ấm áp tình người
  • Sức hấp dẫn ở thiên đường du lịch Măng Đen
  • Chùm ảnh: Vẻ đẹp mỹ miều của hoạ tiết hoa văn trên cánh đồng mùa gặt

Đất & Người Kon Tum

  • Kỹ nghệ chỉnh âm cồng chiêng của người Xơ Đăng
  • Thời gian qua, dù xã hội có nhiều thay đổi, nhưng cộng đồng người Xơ Đăng trên địa bàn tỉnh vẫn luôn nỗ lực bảo tồn và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, đặc biệt là kỹ thuật chỉnh âm cồng chiêng. Không cầu kỳ, không phô trương, kỹ nghệ này vẫn được người Xơ Đăng nỗ lực gìn giữ, bảo tồn qua các thế hệ.
  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Đâu chỉ là máu xương
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by